Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

TUYÊN BỐ YÊU CẦU MIỄN PHẦN HÌNH PHẠT CÒN LẠI CHO ÔNG TRẦN HUỲNH DUY THỨC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________

TUYÊN BỐ YÊU CẦU  MIỄN PHẦN HÌNH PHẠT

CÒN LẠI CHO ÔNG TRẦN HUỲNH DUY THỨC

THEO KHOẢN 3 ĐIỀU 109 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

Kính gửi:

          - Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước  CHXHCN Việt Nam.

            - Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc Hội

            - Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội

            - Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc Hội

            - Ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao

        Kính thưa Quý vị,

        Chúng tôi gồm các thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và các thân hữu, trình bày về trường hợp ông Trần Huỳnh Duy Thức  như sau:

      Theo Bộ luật hình sự năm 1999, bản án sơ thẩm số 19/2010/HSST ngày 20/01/2010 và bản án phúc thẩm  số 254/2010/HSPT ngày 11/05/2010, tuyên phạt ông Trần Huỳnh Duy Thức về “tội hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” với mức án 16 năm tù và 5 năm quản chế… Tính đến nay ông Thức đã bị giam giữ hơn 11 năm.

      1. Theo quy định mới:

Ngày 27/11/2015, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (được sửa đổi bởi Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/06/2017) (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự 2015), có giá trị thi hành từ năm 2018. Luật này tiến bộ hơn, nhân văn hơn là có phân biệt hành vi “chuẩn bị phạm tội”. Cụ thể, Khoản 3 Điều 109 quy định người nào chuẩn bị phạm “tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Và khoản 1, Điều 14 của Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

    “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.”

      Theo mô tả của Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm, nhóm “Nghiên cứu Chấn” trên thực tế chỉ là tên gọi của một mối quan hệ xã hội đơn thuần giữa ông Trần Huỳnh Duy Thức và những người bạn cùng quan tâm nghiên cứu các vấn đề kinh tế Việt Nam, chứ không phải là một tổ chức hội đủ các yếu tố luật định để bị xem là “nhóm tội phạm” có mục tiêu “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

      Do đó, theo quan điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015, hành vi của ông Trần Huỳnh Duy Thức chỉ dừng lại ở hành động “chuẩn bị phạm tội” dù xét từ góc nhìn nghiêm khắc nhất của các cơ quan tố tụng hiện nay.

        2. Nguyên tắc áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội

        Giá trị nhân bản xuyên suốt của Bộ luật Hình sự 2015 chính là nguyên tắc áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội. Nguyên tắc này không chỉ thể hiện tại Điều 7 của Bộ luật này mà còn được khẳng định và cụ thể hóa tại các Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015, Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/06/2016 và Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/06/2017 của Quốc hội.

        Thật vậy, Khoản 3, Điều 7 của Bộ luật Hình sự 2015 quy định về nguyên tắc áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội như sau:

      “Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.”

      Cụ thể hơn, Khoản 1(b), Điều 2 của Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/06/2017 quy định như sau:

    “Các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích.”

        Do vậy, theo nguyên tắc áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội, nếu Bộ luật Hình sự 2015 quy định về một hình phạt nhẹ hơn, liên quan đến hành vi phạm tội tương tự như hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự 1999, thì quy định như vậy sẽ được áp dụng cho người phạm tội dù người đó đang chấp hành hình phạt theo bản án đã tuyên trước đó.

        Như đã trình bày ở trên, hành vi của ông Trần Huỳnh Duy Thức chỉ dừng lại ở hành động “chuẩn bị phạm tội” theo quan điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 tại Khoản 3 của Điều 109.

      3. Do đó, cần sửa lại các bản án đã tuyên để áp dụng quy định có lợi này cho ông Trần Huỳnh Duy Thức.

      Trong trường hợp sửa đổi bản án như vậy, mức hình phạt tối đa mà ông Trần Huỳnh Duy Thức phải chịu theo Khoản 3, Điều 109 của Bộ luật Hình sự 2015 chỉ có thể là 5 năm tù. Do ông Trần Huỳnh Duy Thức đã chấp hành hình phạt hơn 11 năm, nên cần được trả tự do ngay lập tức.

        Ông Trần Huỳnh Duy Thức đã viết nhiều kiến nghị gửi đến các nhà lãnh đạo nhà nước, trong đó phân tích thực trạng kinh tế và đề xuất các giải pháp thay đổi chính sách điều hành nền kinh tế quốc gia, một công việc hoàn toàn mang tính chất khoa học mà ông vẫn kiên trì thực hiện kể cả trong thời gian dài thụ án bất công.

        Hiện nay, theo gia đình của ông cho biết sau lần thăm gặp gần nhất, ông Trần Huỳnh Duy Thức đang tuyệt thực trong tù để phản đối việc Tòa án Nhân dân Tối cao chưa hồi đáp Đơn đề nghị miễn hình phạt còn lại mà ông đã lập và gửi vào ngày 07/07/2018.

        Vì những lẽ nêu trên, tôi kính đề nghị ông Chánh án và Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao xem xét quyết định miễn chấp hành hình phạt còn lại cho ông Trần Huỳnh Duy Thức, bao gồm 5 năm tù giam và 5 năm quản chế, và trả tự do cho ông.

        Trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức là một biểu hiện cụ thể của tinh thần thượng tôn pháp luật. Điều này không chỉ mang đến lợi ích hợp pháp cho cá nhân ông Trần Huỳnh Duy Thức, mà còn củng cố niềm tin của nhân dân vào pháp luật, vào chủ trương “tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc”.

        Vì những lẽ nêu trên, nay Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng Tuyên bố yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền trả tự do ngay cho ông Trần Huỳnh  Duy Thức.

                                                                      Ngày 16/10/2010

                                                              TM. Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng.

                                                                    VÕ VĂN THÔN

                                        (nguyên Giám đốc Sở Tư Pháp TPHCM)