Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

Mùa thu thưởng cúc qua bộ tranh Bách cúc (百菊 Hyakukiku) của hoạ sĩ Keika Hasegawa (thời Minh Trị)

Hà Vũ Trọng

Mùa thu thưởng cúc qua bộ tranh Bách cúc (百菊 Hyakukiku) của hoạ sĩ Keika Hasegawa (thời Minh Trị)

Hoa cúc ở xứ Phù Tang không chỉ xem là loài hoa đẹp thanh tú mà còn là biểu tượng của mặt trời, sự hoàn mĩ, trường cửu, sức mạnh và cao quý; một trong hai biểu tượng chính cho văn hoá và tinh thần Nhật Bản: hoa cúc và thanh gươm. Hoa cúc được du nhập từ Trung Quốc sang Nhật Bản từ thế kỉ thứ 8 thời Heian, và Thiên hoàng đã chọn loại cúc 16 cánh làm quốc huy của hoàng gia. Thiên hoàng, vốn đại diện cho chế độ quân chủ thế tập có lịch sử liên tục và lâu đời nhất, đã trị vì trên ngai cúc vàng (hoàng vị) tượng trưng cho nhà nước và sự hợp nhất của dân tộc. Hoa cúc trở thành quốc hoa Nhật mà ta có thể thấy qua huy hiệu trên hộ chiếu của công dân, huân chương hoa cúc tối cao do Thiên hoàng trao tặng, trên đồng tiền, trên kimono, v.v.

Văn hoá Nhật mỗi tháng dành cho một loại hoa, từ khoảng giữa tháng 10 (nhằm ngày 9 tháng 9 âm lịch tức Tết Trùng Cửu) tới cuối tháng 11 là lễ hội hoa cúc (Kiku no Sekku) hay còn gọi là Choyo (Trùng dương), một trong năm lễ tết quan trọng của Nhật, vô số hoa cúc được trang trí và triển lãm ở các ngôi đền trên khắp Nhật Bản với quy mô rất lớn, đặc biệt ở miền Tây nước Nhật, để tôn vinh vẻ đẹp của hoa cúc như là lễ vật của mùa thu.

Hoạ sĩ Keika Hasegawa, cuối thể kỉ 19, đã truyền đạt được vẻ đẹp trữ tình và đa dạng của một trăm loại hoa cúc trong hoạ tập mộc bản Bách cúc 百菊, in thành 3 cuốn vào năm Minh Trị thứ 26 (1893), theo phong cách tranh Phù Thế (Ukyo-e). Mỗi bức với màu sắc rực rỡ, đường nét tinh tế, miêu tả ít nhất một đoá hoa nở mãn khai trên một thân cây đầy đủ cành lá của nghệ thuật trồng cúc theo phong cách ogiku. Có bốn phong cách truyền thống trồng cúc nổi bật do hình dạng ấn tượng, màu sắc và số lượng hoa: ozukuri (ngàn đoá), ogiku (một thân), kengai (thác đổ), và shino-tsukuri (hứng mưa). Nghệ thuật và kĩ thuật trồng cúc Nhật đã phát triển suốt hơn 1500 năm qua đạt tới độ tinh tế vô song với nhiều phong cách truyền thống và hiện đại.