Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

Vĩnh biệt nhà văn Nhật Tiến

Văn Việt vô cùng thương tiếc nhà văn Nhật Tiến, một nhà văn lớn của văn học Việt Nam đương đại, cộng tác viên thân thiết của Văn Việt. Xin chân thành chia buồn với gia đình nhà văn và chia sẻ thông báo sau đây trên FB của con trai nhà văn, Michael Bui.

NHÀ VĂN NHẬT TIẾN QUA ĐỜI

Theo sau sự ra đi của hiền thê là nữ văn sĩ, dịch giả Đỗ Phương Khanh vào ngày 26 tháng 8 vừa qua, gia đình cho hay, 11:26 phút trưa ngày 14 tháng 9, 2020 (tức 27 tháng 7 năm Canh Tý), nhà văn Nhật Tiến vừa từ trần tại thành phố Irvine, Nam California, hưởng thọ 84 tuổi.

Nhà văn Nhật Tiến tên đầy đủ là Bùi Nhật Tiến - sinh ngày 24 tháng 8 năm 1936, tại Hà Nội - là tên tuổi lớn trên văn đàn Việt Nam. Ông là tác giả tiếp nối của dòng văn học Tự Lực Văn Đoàn; và, bằng chính đời sống và sáng tác của mình, ông mở rộng những chủ đề và cả phong cách sáng tác theo dòng lịch sử đất nước. Có thể nói, lịch sử đặt ông vào những biến cố lớn của đất nước, để từ đó, thông qua ngòi bút của mình, ông trở thành tiếng nói của thời đại mà chính ông và gia đình là những nhân chứng sống. Năm 1954 ông di cư vào Nam, sống tại Đà Lạt, rồi Sài Gòn. Vượt biển vào tháng 10/1979, và tỵ nạn tại Songkhla (Thái Lan) 9 tháng. Ông và gia đình định cư tại California (Hoa Kỳ) từ năm 1980.

Về sự nghiệp văn chương, ông đoạt Giải nhất Giải Văn Chương Toàn Quốc năm 1960 – 1961, với tác phẩm Thềm Hoang. Trước đó, năm 1952, truyện ngắn của ông lần đầu xuất hiện tại Hà Nội trên Nhật báo Giang Sơn và những vở kịch trên Tuần báo Cải Tạo năm 1953-1954. Tại Đà Lạt, năm 1954 - 1955, ông tiếp tục viết kịch truyền thanh cho đài radio tiếng nói của Ngự Lâm Quân. Từ năm 1958, tại Sài Gòn, 1958, ông tham gia Giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay do nhà văn Nhất Linh chủ biên.

Trước năm 1975, tại Việt Nam, ông từng viết cho: Giang Sơn, Cải Tạo, Thời Tập, Chánh Đạo, Bách Khoa, Văn, Tân Phong, Văn Học, Đông Phương. Tại hải ngoại, từ năm 1980 đến nay, ông được mời xuất hiện trên nhiều tờ báo và trang web. Riêng tại California, ông đã từ viết cho: Người Việt, Sài Gòn, Văn Nghệ, Hợp Lưu, Văn Học, Việt Tide, Vietstream, Khai Phóng, Chấn Hưng, Việt Nam Hải Ngoại.Ngoài ra, ông còn có tác phẩm trên Đất Mới(ở Seattle), Ngày Nay (ở Kansas City), Xác Định (ở Virginia). Xa hơn, bên ngoài Hoa Kỳ, ông có bài trên Chuông Saigon, Việt Luận, Chiêu Dương phát hành tại Úc châu, Lửa Việt tại Canada, Độc Lập tại Tây Đức), và Đường Mới, Quê Mẹ tại Pháp.

Tác phẩm của ông bao gồm nhiều thể loại: Truyện dài, Truyện ngắn, Truyện thiếu nhi, Kịch - Tiểu thuyết kịch. Đặc biệt, những năm sau này ông làm công việc khảo cứu gần như là văn học sử qua các tác phẩm Ghi chép và Tiểu luận.

Ngoài viết văn, ông còn là nhà giáo. Ông dạy học, và tham gia các hoạt động văn hóa, giáo dục và xã hội khác. Ông là người viết thỉnh nguyện thư và sau trở thành thành viên của Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (Boat People S.O.S. Committee), từ năm1980 đến 1990.

Đã phát hành:

Truyện dài:

- Những Người Áo Trắng (1959)

- Những Vì Sao Lạc (1960)

- Thềm Hoang (1961)

- Mây Hoàng Hôn (1962)

- Chuyện Bé Phượng (1964)

- Vách Đá Cheo Leo (1965)

- Chim Hót Trong Lồng (1966)

- Tay Ngọc (1968)

- Giấc Ngủ Chập Chờn (1969)

- Quê Nhà Yêu Dấu (1970)

- Mồ Hôi Của Đá (1988)

Truyện ngắn:

Đã viết hơn 100 tác phẩm, một số được giới thiệu trong các tuyển tập...

- Những Bước Tiên Của Tôi (1951, tuyển tập truyện và thơ chép tay đã thất truyền)

- Ánh Sáng Công Viên (1963) - Giọt Lệ Đen (1968)

- Tặng Phẩm Của Dòng Sông (1972) - Tiếng Kèn (1982)

- Một Thời Đang Qua (1985)

- Cánh Cửa (1990)

- Quê Nhà – Quê Người (1994, in chung với nhà văn Nhật Tuấn)

- Mưa Xuân (2013)

Truyện thiếu nhi:

- Lá Chúc Thư (Truyện dài, 1969)

- Theo Gió Ngàn Bay (Truyện vừa, 1970)

- Quà Giáng Sinh (Truyện vừa, 1970)

- Đóa Hồng Gai (Truyện vừa, 1970)

- Kể chuyện Tấm Cám (Truyện ngắn, 1970)

- Ngày Tháng Êm Đềm (Truyện vừa, 1972)

- Đường Lê Núi Thiên Mã (Truyện dài, 1972)

- Thuở Mơ Làm Văn Sĩ (Hồi ký, 1973)

Kịch & Tiểu thuyết kịch:

- Người Kéo Màn (Tiểu thuyết kịch, 1962)

- Hạ Sơn (Kịch lửa trại, 1973)

- Công Lý Xã Hội Chủ Nghĩa (Kịch một màn, 1988)

- Một Buổi Diễn Kịch (Truyện ngắn kịch, 1990)

- Một Khoảnh Đời Thường (Kịch một màn, 2013)

- Ông Giáo Hồi Hưu (Kịch một màn, 2013)

Ghi chép – Tiểu luận:

- Hải Tặc Trong Vịnh Thái Lan (1981, viết chung với Dương Phục và Vũ Thanh Thủy)

- Thuyền Nhân – Vài Trang Bi Sử (2008)

- Hành Trình Chữ Nghĩa (2012)

- Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác (2012)

- Sự Thật Không Thể Bị Chôn Vùi (2012)

- Một Thời… Như Thế (2012)

- Từ Hội Bút Việt Đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam (2016)

Nguồn: https://www.facebook.com/michaeltrubui2/posts/10158451342363405