Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

Vở kịch còn lâu mới hạ màn

Tạ Duy Anh

Tràn ngập trên không gian mạng mấy hôm nay là nỗi thất vọng, thậm chí tuyệt vọng về kết quả phiên tòa (giống như màn hài kịch) xử vụ giết chóc nhau giữa chính quyền và người dân vì cái “bãi cứt gà” Đồng Sênh. Tôi cũng thất vọng, chắc chắn thế, nhưng không hề tuyệt vọng. Kịch còn lâu mới hạ màn, thậm chí kể cả khi xương người chết liên quan đến vụ án đã mục. Sự thật luôn chỉ có một và trước sau thì nó cũng hiện hình. Không ai ém nhẹm đi được, kể cả khi có trong tay bom nguyên tử như nhà nước Liên Xô một thời.

Bởi vì sau khi dọn dẹp tất cả các bằng chứng, thì vẫn còn đó các đương sự bằng xương bằng thịt và lương tâm con người.

Tôi vốn bị các nhà tuyên giáo của chế độ gán cho tội hay thiên về mô tả cái ác, đến mức rùng rợn. Tôi không chối. Muốn mọi người ghê sợ cái ác, thì cách tốt nhất là đặc tả chân dung của nó. Ví dụ trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật, xuất bản lần đầu năm 2002, vừa thò mặt ra đã lập tức bị cấm, Việt Kiều Mỹ in lại sau đó một năm và mới đây, sau 15 năm thì được tái bản (nhờ sự cởi mở của ông Chu Hòa và bà Mai Hương, xin lần nữa tri ân hai vị), NHÂN VẬT chính vô tình đọc được cuốn Nhật kí của anh lính cộng sản Bắc Việt, trong đó anh ta kể lại trong một trận đánh giáp lá cà, anh ta vô cùng phấn khích lao vào chém giết đối phương cùng là người Việt, đặc tả cảnh thọc lưỡi lê vào ngực của anh lính Việt Nam cộng hòa mà anh ta được giáo dục là “Bọn ngụy”. Thậm chí anh ta còn thốt lên: “Giết người lúc ấy sao mà sướng thế!”

Nhưng khi trở về doanh trại với tư cách phía giành chiến thắng, thay vì ăn mừng, anh ta không ngừng bị ám ảnh bởi những hành động kinh khủng của mình, đến mức không chịu nổi và đã dùng chính khẩu súng mà anh ta vừa giết ‘địch”, đặt mũi vào yết hầu, dùng ngón chân đạp vào cò súng. Kết quả đầu phía sau của anh ta vỡ toác (y như vết toác trên lưng cụ Kình trong vụ Đồng Tâm), óc phòi ra một đống tướng, miếng xương sọ bắn vào đĩa đựng thức ăn của nhà bếp khiến một anh lính đồng đội tưởng đó là miếng thịt hộp chiến lợi phẩm!

Khủng khiếp đến thế là cùng!

Nhưng hóa ra vẫn chưa là gì so với màn MỘT ANH LÍNH CƠ ĐỘNG NÀO ĐÓ hạ sát cụ đảng viên lão thành Lê Đình Kình (Bắn gẫy đầu gối, bắn thẳng hai phát vào ngực, sau đó chó nghiệp vụ kéo xác ra (màn kéo xác trong đêm tối bởi một con hung cẩu nặng 45-60 cân cũng kinh lắm đấy), sau đó rạch bụng theo kiểu mổ lợn… Thôi, mọi người hãy tự tưởng tượng tiếp).

Hoàn toàn có thể xảy ra các tình huống sau:

1-Một hôm nào đó, con chó kéo xác cụ Kình bỗng dưng “day dứt lương tâm” mà tuyệt thực cho đến chết, hoặc cắn lưỡi chết, hoặc phát điên. Ô, cũng ra vấn đề lắm nhé ông Phạm Lưu Vũ nhỉ!

2-Giống như anh lính chiến trong tiểu thuyết của tôi, ANH LÍNH CƠ ĐỘNG NÀO ĐÓ, bỗng một đêm nào đó, sau một hồi đi lang thang vì bị ám ảnh bởi chính hành động của mình, đã tìm bằng được khẩu súng có nòng “to bằng cổ tay” mà anh ta dùng để hạ sát cụ Kình, chĩa ngược mũi lên yếu hầu mình và bóp cò. Khi đó kịch mới vào đoạn cao trào, chứ đâu đã hạ màn như ai đó bảo.

Nhưng kịch sẽ còn hay hơn, nếu, cũng giống anh lính trong Đi tìm nhân vật, ANH LÍNH CƠ ĐỘNG NÀO ĐÓ để lại cho hậu thế một cuốn NHẬT KÝ với những lời tự thú kiểu như của anh lính nhân vật của tôi. (Vị nào muốn đọc đoạn tự thú kinh hoàng đó xin mở tiểu thuyết ĐI TÌM NHÂN VẬT trang 135, (bản in tại NXB Văn hóa dân tộc năm 2002), trang 133 (bản in ở Mỹ năm 2003), trang 115 (bản in lại tại NXB Hội nhà văn năm 2017). Còn nếu ai có thời gian xin đọc những bài viết của nhà văn Uyên Thao, Trần Phong Vũ (Hoa Kỳ) nhà phê bình Thụy Khuê (Pháp) nhà văn Phạm Lưu Vũ (Hà Nội)…về cuốn tiểu thuyết “tai tiếng” này.

Định nói nốt tình huống thứ ba, nhưng độ KINH HÃI và HÀI của nó vượt quá khả năng chịu đựng của người viết, nên xin dừng lại. Chỉ tiếc mình sức tàn lực kiệt.

Nguồn: FB Tạ Duy Anh