Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

Sách mới của Phạm Xuân Đài

image

 

image

 

Tìm mua trên:

BARNES & NOBLE

https://www.barnesandnoble.com/w/books/1137666051?ean=9781663562456

Với Phạm Xuân Đài, nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động văn hóa tiêu biểu của quận Cam trong gần ba thập niên qua, viết không phải là một sản phẩm thuần túy tưởng tượng mà là một hành trình khám phá mình qua hiện thực và khám phá hiện thực qua chính tâm hồn mình.

Đặc sắc nhất của bút pháp này được thể hiện qua phần du ký. Những chuyến viễn du của Phạm Xuân Đài đến Tây, qua Nga, thăm Tàu, tới Hòa Lan không chỉ là thăm thú đủ thứ danh lam thắng cảnh mà còn là cuộc du hành ngược về kỷ niệm, vừa rất riêng nhưng cũng lại rất chung. Mỗi một chút hiện tại kéo theo một mớ ngày xưa giăng mắc; mỗi một khung cảnh trước mắt gợi dậy những hình ảnh thân quen thời tuổi trẻ. Hiện tại ăm ắp quá khứ. Hiện thực chan chứa nỗi lòng. Trong du hành, anh như sống một thế giới kép: cảnh quan xứ người quyện vào hình ảnh quê hương.

Qua tùy bút và tạp bút, Phạm Xuân Đài làm một cuộc hành trình khác, hành trình đi tìm tương quan giữa anh với hiện thực đời sống chung quanh, từ tô mì Quảng mộc mạc cho đến tiếng sáo diều hư tưởng, từ những thiếu nhi thi vẽ tranh ở quận Cam cho đến cái đầu gối bị vỡ trong một tai nạn ở trại tù cải tạo. Đâu đâu, anh cũng tìm thấy trong mỗi một sự kiện, mỗi một sự vật những nét riêng, khiến cho một cái gì rất quen bỗng dưng lạ, một cái gì rất thường chợt thấy có chút khác thường. Phạm Xuân Đài vén lên tấm màn che bên ngoài mọi sự để chỉ cho ta thấy diện mạo hồn nhiên mà chúng thường e ấp giấu kín…

– Trần Doãn Nho