Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

Ông Khai Trí và hai câu đối sau năm 1975

Lê Học Lãnh Vân

Bài Người thành muôn năm cũ có nhắc hai câu ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương thích:

Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý

Đồng Khởi thành danh mất Tự Do

Sau khi bài được đăng trên Văn Việt và chuyển lên Phây, một số bạn quan tâm tới hai câu trên. Bài viết xin được thảo luận về đề tài thú vị này.

Hai câu này được lưu truyền trong dân sau khi hai con đường sang trọng giữa trung tâm Sài Gòn, đường Công Lý và đường Tự Do, được đổi tên thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đường Đồng Khởi.

Lúc đó không khí xã hội rất độc đoán, hai câu chỉ có thể được truyền miệng, do đó có nhiều dị bản như:

Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý

Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do

hay

Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý

Đồng Khởi lên rồi mất Tự Do

Ngày nào chưa biết ai là tác giả hai câu đó, có lẽ khó nói được dị bản nào là nguyên gốc.

Tôi thích cặp câu “Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý / Đồng Khởi thành danh mất Tự Do”, THÀNH DANH đối rất chỉnh với KHỞI NGHĨA. Hai cặp chữ đó cùng là từ Hán Việt, từng chữ trong cặp chữ đối nhau rất đúng phép tắc về từ loại (Thành đối với Khởi, cùng là động từ, Danh đối với Nghĩa, cùng là danh từ), về ý nghĩa, về thanh (bằng đối với trắc)… Hai dị bản kia thì đối không chỉnh, thí dụ VÙNG LÊN không thể đối với KHỞI NGHĨA vì nhiều lý do: Vùng Lên là từ Việt không thể đối với Khởi Nghĩa là từ Hán Việt, LÊN là trạng từ, không thể đối với NGHĨA là danh từ…

Tôi không biết dị bản nào là bản gốc. Nhưng thực sự đó là hai câu được nhắc tới trong buổi nói chuyện năm xưa với ông Khai Trí

Bản thân tôi cho rằng hai câu đối “Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý / Đồng Khởi thành danh mất Tự Do” rất thú vị. Về kỹ thuật đối, đó là hai câu đối hay, phải tay sành đối mới làm được. Nhưng cái thần của hai câu chính là Ý Tứ, nêu một chữ thách TIÊU để hạ một chữ đối MẤT, vừa tả được sự việc trước mắt, vừa vẽ được bức tranh dự đoán tương lai.

Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Đồng Khởi là hai Sự Kiện trong cuộc chiến vừa qua. Cho dù sự kiện lớn và có tầm quan trọng tới đâu đi nữa đối với cuộc chiến, chúng cũng chỉ là hai sự kiện, sao có thể bác bỏ hai giá trị bao trùm của nền văn minh nhân loại: Công Lý và Tự Do! Mục tiêu của Độc Lập dân tộc là Dân Chúng có Hạnh Phúc. Nếu không có Công Lý và Tự Do, người ta có thể hạnh phúc được không? Xã hội có thể phát triển được không? Điều này điểm nhãn cho câu đối!

Hai câu xuất hiện lúc mới đổi tên đường. Nếu mấy chục năm sau, dân chúng có Công Lý và Tự Do, thì hai câu trên chỉ nói lên mối lo hão. Nhưng nếu dân chúng vẫn chưa có Công Lý và Tự Do, đất nước ngày càng tụt hậu so với lân bang, thì hai câu trên chính là thần bút có tác dụng khuyên răn và cảnh tỉnh xã hội. Rằng, một chiến công hiển hách tới đâu, nếu nó không đem tới cho xã hội những giá trị tiến bộ, văn minh, thì chiến công có ý nghĩa gì?

Thực ra, hơn hai mươi năm trước, lúc nhắc tới hai câu đó, chúng tôi không bàn sâu tới vậy. Ý muốn của ông Khai Trí rất đơn giản: sưu tầm và ghi lại tất cả những câu truyền miệng, thơ ca, vè… về thời cuộc!

Ông kể hồi đó, tối tối ông nghe các cô gánh nước nói chuyện rân trời. Thường là những câu cạn xợt, vô bổ, nhưng chịu khó lắng nghe, sàng lọc sẽ gặp những câu mô tả cuộc đời chân thật mà sâu sắc. Có đêm về khuya đói bụng, ra đầu hẻm kêu ly chè nghe mấy cô nói chuyện, ăn rồi vô mùng nằm còn cười vì ngẫm nghĩ thấy thú vị quá! Ông tiếc vì không ghi lại!

Anh muốn sưu tầm càng nhiều càng tốt, rồi chú giải để em cháu sau này đọc, hiểu được bây giờ. Vừa là văn chương cũng vừa là lịch sử. Cứ sưu tầm, đừng nói ghét nói thương!`Ông Khai Trí của tôi nói như vậy!

Ngày 23 tháng 9 năm 2020