Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

Thuật ngữ chính trị (52)

Phạm Nguyên Trường

159. EPA (Environmental Protection Agency) – Cục bảo vệ môi sinh (Hoa Kì). Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ, Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ hay Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mĩ là cơ quan thuộc chính phủ liên bang Hoa Kì với nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe con người và giữ gìn môi trường sống. Cơ quan này giúp ngành lập pháp soạn các điều luật liên quan đến môi sinh và giúp ngành hành pháp thực thi luật lệ về môi sinh.

160. Epistomic community – Mạng lưới chuyên gia. Mạng lưới chuyên gia được Peter Haas định nghĩa là “mạng lưới những người hoạt động chuyên nghiệp trong một lĩnh vực nào đó và có trình độ chuyên môn và năng lực đươc xã hội công nhận”; có thể giúp những người ban hành quyết định xác định các vấn đề họ đang gặp, đưa ra những giải pháp chính sách khác nhau và đánh giá kết quả của chính sách.

161. Equality – Bình đẳng. Bình đẳng xã hội là tình trạng mà trong đó tất cả mọi người trong xã hội hay một nhóm cụ thể nào đó có địa vị, tình trạng pháp lý tương tự như nhau ở những khía cạnh nhất định, thường bao gồm các quyền dân sự, tự do ngôn luận, quyền sở hữu và tiếp cận bình đẳng đối với hàng hóa và dịch vụ công. Tuy nhiên, nó cũng bao gồm các khái niệm về bình đẳng trong việc bảo vệ sức khỏe, bình đẳng kinh tế và an toàn xã hội khác. Nó cũng bao gồm các cơ hội và nghĩa vụ ngang nhau, và do đó liên quan đến toàn bộ xã hội. Bình bằng xã hội đòi hỏi xóa bỏ luật lệ phân biệt giai cấp hay đẳng cấp (caste) và xóa bỏ phân biệt đối xử trên cơ sở bản sắc cá nhân. Ví dụ, giới tính, chủng tộc, tuổi tác, khuynh hướng tình dục, nguồn gốc, đẳng cấp hoặc giai cấp, thu nhập hoặc tài sản, ngôn ngữ, tôn giáo, niềm tin, quan điểm, sức khỏe hoặc khuyết tật không thể là nguyên nhân để bị đối xử một cách bất bình đẳng trước pháp luật và không phải lí do để bị mất hoặc giảm cơ hội việc làm, học tập và những cơ hội khác.

Có cơ hội như nhau được hiểu là được đánh giá theo khả năng. Khái niệm này tương thích với kinh tế thị trường tự do. Nhưng trong xã hội vẫn còn hiện tượng bất bình đẳng theo chiều ngang, sự bất bình đẳng của hai người cùng một nguồn gốc và khả năng, nhưng lại được giành cho những cơ hội khác nhau như giáo dục hoặc tài sản được thừa kế. Do đó, bình đẳng hoàn toàn có thể là bất khả thi.

162. Equal protection - Điều khoản bảo vệ như nhau. Đây là nội dung Tu chính án thứ 14 được Quốc hội Hoa Kì thông qua vào năm 1866, sau đó được phê chuẩn vào tháng 07 năm 1868. Tu chính án này tái khẳng định các đặc quyền của mọi công dân, mọi người đều “được luật pháp bảo vệ như nhau” (equal protection of the laws), những người ban hành luật pháp ở cấp liên bang và bang bị cấm không được tùy tiện kì thị những nhóm người như da đen, phụ nữa và người tàn tật. Tuy nhiên, các dịch vụ cung cấp cho “người da màu” không bao giờ bình đẳng với dịch vụ của những người da trắng, và nhóm người Mĩ gốc Phi đã trải qua hàng thập niên bị phân biệt đối xử tồi tệ ở miền Nam và các nơi khác ở nước Mĩ. Luật lệ các bang đòi hỏi hoặc cho phép phân chia trẻ em trong các trường học theo sắc tộc, ban hành năm 1954, và thuế thu nhập lũy tiến, phụ thuộc vào thu nhập của mỗi người dường như trái ngược với nguyên tắc “bảo vệ như nhau’.