Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

Văn Hải ngoại sau 1975 (kỳ 263): Giới thiệu tiểu thuyết lịch sử của tác giả Nam Dao

Trước tác tiểu thuyết lịch sử của tác giả Nam Dao gồm:

· Gió Lửa, 493 tr, ThiVan, 1999. Tái bản NguoiViet Book, California, 2015

· Đất Trời, 420 tr, Văn Mới, California, 2002. Tái bản, 404 tr, NXB Đà Nẵng, Việt Nam, 2007. Tái bản NguoiViet Book, California, 2015

· Bể Dâu, hai quyển, 991 tr, NXB Văn Mới, California, 2007. Tái bản NguoiViet Book, California, 2015

Sách do NguoiViet Book tái bản có thể tìm đặt trên Amazon.

image

Đất Trời dựng lại thời Minh thuộc vào thế kỷ XV. Mọi nhân vật, có hay không có thật trong chính sử, đều là nhân vật tiểu thuyết. Phần I, ĐẤT CAO, trải theo chiều dài hai mươi năm xương máu của con dân Đại Việt giành lại độc lập. Phần II, TRỜI THẤP, là mười năm đầu của nhà Hậu Lê, kết thúc với Vụ Án Vườn Vải và cái chết bi thảm của Nguyễn Trãi, một con người mang kích thước lớn nhất của thời đại bấy giờ. Ông là người kết hợp được cây bút và thanh gươm để chiến thắng đoàn quân viễn chinh nhà Minh. Sau giải phóng, nhà Hậu Lê phải dựa dẫm vào mô hình phong kiến Tống Nho, rập khuôn tổ chức chính trị và ý thức hệ Trung Hoa. Nhưng thế là thua trên bình diện văn hóa. Vì nếu cuộc chiến giành độc lập chỉ tạo lại một guồng máy quan nha bản địa rập khuôn ngoại bang thì độc lập để làm gì? Ta thắng hay bại? Và tại sao? Hiện nay, vấn đề lớn nhất đối với chúng ta là sự sống còn của một nền văn hóa Việt. Nếu văn hóa tiêu vong, chúng ta sẽ là những đứa con rơi của tình cờ trong quá khứ. Và là những kẻ vất vưởng trên con đường vào tương lai.

Mời đọc:

http://amvc.free.fr/Damvc/Nam_Dao/NamDao-TTLS-BanChot-2017-07-30/DatTroi-2017-07-30.pdf

Trong Gió Lửa, thời điểm là buổi Trịnh tàn – Lê mạt vào cuối thế kỷ 18, bối cảnh là cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn, và sự ra đời rồi tiêu vong của triều đại Tây Sơn ngắn ngủi. Những trang sử Việt Nam được tái dựng trong tiểu thuyết này là cuộc nội chiến ròng rã làm cho lệ rơi máu đổ. Tại sao? Yếu tố nào là nguồn căn của những cuộc nội chiến mà ta là nạn nhân của chính ta? Nặn đất sét làm tượng Thành hoàng, phải chăng chúng ta đã quì lạy đến độ mê mụ để trở thành nạn nhân của những quyền lực do chính chúng ta dựng lên? Tránh dậm chân đi giật lùi vào lịch sử máu lửa, giai tầng kẻ sĩ ngày trước, nay gọi là lớp trí thức đặc tuyển, là những kẻ buộc sẽ phải can trường đặt cả cái hệ hình văn hoá đó lên bàn giải phẫu để suy ngẫm, hội chẩn và cắt bỏ những phần nhiễm độc trong tâm thức. Chỉ có như vậy, tương lai mới phần nào rõ nét ngõ hầu hiện tại cưu mang được hy vọng để tiếp tục sống còn.

Mời đọc:

http://amvc.free.fr/Damvc/Nam_Dao/NamDao-TTLS-BanChot-2017-07-30/Gio-Lua-2017-07-30.pdf

Bể Dâu, dựng trên bối cảnh lịch sử cận đại, gồm hai quyển. Quyển I chia làm hai phần: CHỚP BỂ, thời gian từ đầu những năm 30 cho đến đầu năm 47, từ Khởi nghĩa Yên Bái cho đến Tuyên Ngôn Độc Lập và kết thúc với cuộc tái xâm lăng của thực dân Pháp vào cuối năm 1946. Phần 2, BA ĐÀO, thời gian từ năm 50 đến năm 63, miền Bắc trải qua Cải Cách Ruộng Đất, Cải Tạo Công-Thương Nghiệp, rồi Nhân văn – Giai phẩm và quyết định giải phóng miền Nam qua con đường chiến tranh bạo lực.

Trong quyển I, nhân vật trung tâm Nguyễn Trường Võ/ Phan Thượng Chính sống qua những giai đoạn tang thương và hào hùng của thời chống Pháp, từ khi các liệt sĩ Việt Nam Quốc dân dảng bước lên đoạn đầu đài, qua nạn đói năm Ất Dậu, Cách mạng tháng Tám cho đến lúc miền Bắc xây dựng thể chế Dân chủ Cộng hoà, và cuộc kháng chiến 10 năm chống Pháp từ sau thế chiến 2. Khi Mao chiến thắng Tưởng năm 1949, Trung Quốc thành hậu cứ của Việt Nam và Chiến dịch Biên giới đánh dấu một thay đổi quân sự khó đảo ngược. Cùng với sự hỗ trợ từ phương Bắc, mô hình Mao-ít cắm gốc rễ: chỉnh quân chỉnh huấn trong guồng máy chính quyền cách mạng, rối sau là cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu đánh tan nát hệ thống làng xã cổ truyền. Sau chiến thắng Điện Biên, hòa bình được lập lại với cái giá chia cắt đất nước thành hai miền Nam, Bắc. Tệ nhất là định hướng chính trị của Bắc Kinh, miền Bắc tiến hành qua đợt trừng trị nhóm trí thức Nhân văn - Giai phẩm ở Hà Nội và việc đàn áp những người thuộc phái ôn hoà trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Phan Thượng Chính bị đày lên Cổng Trời trong khi vợ là Huyền, bị lừa đi Nam với một đứa con trai tên Nhân, để đứa em song sinh tên Dân lại cho bà ngoại nuôi. Tưởng Chính chết, Huyền đi bước nữa, sau lại nhận được thư giả danh Chính, báo là vẫn còn sống và thúc giục Huyền làm nội gián cho lực lượng Giải phóng Miền Nam.

Mời đọc:

http://amvc.free.fr/Damvc/Nam_Dao/NamDao-TTLS-BanChot-2017-07-30/BeDau1-2017-07-30.pd

Quyển II, cũng có hai phần: MÙA RỪNG ĐỘNG thuật lại một vài nét tứa máu của cuộc tương tàn cho đến khi Hiệp định Paris ký kết năm 73, và BỜ DÂU, từ năm 75 cho đến năm 90, vẽ lại chuyện sống còn của những mảnh đời oan khiên còng lưng dưới gánh nặng lịch sử của một đất nước đầy chia cắt và thù hận. Truyện kể về những mảnh nhọn hoắt cứa vào biết bao nhiêu thân phận oằn gánh oan khiên sau những cuộc đổi dời như di cư, vượt biển... Anh em, mẹ con, vợ chồng, bạn bè thất lạc đến mức không nhận ra nhau. Ở hai chiến tuyến, Nhân và Dân may mắn không phải giết nhau trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Nhưng ở phía thắng hay bại, họ cũng chỉ là những nạn nhân bị thế cuộc nghiền ra trong vòng xoay của đủ thứ quyền lực, đôi khi thật vô lý, thường thì vô cảm, bất nhân. Cả hai phía đều có người tốt kẻ xấu; những nhân vật nạn nhân bị chà đạp tìm cách đứng dậy, nhưng không bao giờ găm căm hận vào lòng, và tội nghiệp nhất là thân phận nữ qua những Thắm, Huyền, Dao Ánh… Nhưng con người tiếp tục giữ được nhân tính ngay cả khi phải lao vào cuộc chém giết tương tàn. Tình yêu luôn luôn hiện diện. Rồi tình đồng đội. Và lòng thương xót đồng loại trước chết chóc, huỷ diệt… Quan trọng hơn, có những người lính chiến đấu khi cần. Và khi không cần, rất nhiều người trong số họ đã hạ súng để tránh thiệt hại cho dân cũng như quân.

Sau cuộc đổi đời vào 1975, Huyền biết Chính đã chết, mình bị lừa. Nàng đi tìm Dân, đứa con ở lại miền Bắc, đi bộ đội, bị tàn phế. Dân là bộ đội phục viên, lấy vợ nhưng vì nhiễm chất độc da cam, con đẻ ra dị dạng, vợ mang con đi đâu không ai biết. Dân hóa điên, sống trong một nhà thương tâm thần, trong khi đó Nhân sau những năm cải tạo học tập, về và vượt biên. Huyền không đi, ở lại tìm Dân, làm thiện nguyện trong nhà thương tâm thần nhưng Dân không nhận ra mẹ, nhắc đi nhắc lại bà đã lên thiên đường rồi!

Thời hậu chiến chẳng mấy tốt đẹp: chuyện học tập cải tạo, đổi tiền, đánh tư sản… đưa đến thảm cảnh vượt biên khiến vết nứt rạn trong tâm thế người Việt Nam càng sâu mà cho đến nay những lời kêu gọi hoà hợp hoà giải vẫn cứ như gió thoảng qua tai. Cứ thế này, nghi kị giữa người trong nước và hải ngoại không khéo sẽ trở thành một thứ thuộc tính khó thay đổi, và cái tiềm lực của "khúc ruột ngàn dặm" chỉ còn, như cho đến nay, thể hiện qua những đồng đô la tươi cóp nhặt gửi về giúp người thân (thế mà cũng đến gần chục tỉ) chứ không rộng khắp và hệ thống để xây dựng và phát triển đất nước một cách xứng đáng.

Chính quyền đối mặt với sự tan rã của khối xã hội chủ nghĩa cuối năm 1990. Những chuyện lèo lái ở Việt Nam sau biến cố cực kỳ quan trọng này không nằm trong "Bể Dâu". Thời đó, nhiều người mang hy vọng xã hội Việt Nam sẽ thực hiện tiêu chí in trên công văn, giấy tờ từ rất nhiều năm, là: Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc. Quốc gia thế là có độc lập chính trị rồi (dĩ nhiên ở cái thế tương quan với các nước khác trên thế giới). Còn tự do? Phải hiểu tự do là môi trường xã hội cho phép mọi cá nhân phát triển, và đó là điều kiện cần để mỗi người thực hiện hạnh phúc riêng tư trong một qui ước xã hội đồng thuận. Tự do đầu tiên là tự do tư duy, một yếu tính của con người (như cây sậy "biết nghĩ" theo cách nói của Blaise Pascal). Nó cũng như đôi cánh để chim bay, vì thế Dân đi mở tất cả những lồng chim trong sân một nhà thương tâm thần (tức cái xã hội không mấy bình thường muốn đưa tư duy vào những cái gông để kẹp lại), giải phóng để chim sổ lồng, bay lên, bay đi.

Văn Việt trân trọng giới thiệu với bạn đọc quyển II của trước tác Bể Dâu, gồm hai phần, MÙA RỪNG ĐỘNG và BỜ DÂU.

image