Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

Sự phi lý trong cuộc chiến chống sự phi lý của giáo sư Pierre Darriulat

Vũ Thành Sơn

Giáo sư Pierre Darriulat, nhà vật lý, giáo sư môn Vật lý thiên văn tại Đại học Quốc gia Việt Nam, hiện đang sinh sống tại Hà Nội, có bài viết được dịch đăng trên Văn Việt, với tựa đề Văn hóa khoa học & Cuộc chiến chống sự phi lý.

Tác giả bắt đầu từ một nhận định: Đứng trước nhiều vấn đề hệ trọng sống còn như biến đổi khí hậu toàn cầu, năng lượng hạt nhân, hay bùng nổ dân số thế giới, đại dch Covid-19, con người thường thiếu khả năng tiếp cận duy lý chín chắn mà thường để cảm xúc và tri thức hạn chế chi phối hành vi.

Cũng như mọi khái niệm trừu tượng người ta dễ dàng thống với nhau, ở đây người ta cũng dễ đồng ý với giáo sư Darriulat ở nhận định tổng quát như vậy. Quả thật ngay vào thời đại tưởng như phát triển của văn minh loài người với tiến bộ khoa học, thành tựu công nghệ rực rỡ hơn bao giờ hết, con người lại tỏ ra thiếu một cách tiếp cận duy lý sáng suốt trong những vấn đề hệ trọng của đời sống. Vụ xung đột màu da ở Mỹ hiện thời là một ví dụ điển hình gần nhất.

Nhưng khi vận dụng những khái niệm và nhận định ấy vào đời sống thực tiễn, cụ thể, bất đồng có thể phát sinh. Chẳng hạn khi tác giả dẫn chứng dưới đây:

Chúng ta nên tôn trng nhng giá trnhân văn và quyn bình đẳng, nhưng hãy cn trng vi sgiáo điu. Ví d, lp lun rng ssng phi được coi trng mt cách vô hn, thm chí thiêng liêng mt cách vô hn, ti mc không thể đong đếm bng con s, theo tôi là điu không thchp nhn [] Tôi cho rng mng sng ca mt đứa trcó giá trhơn ca mt người già. Nếu tôi chết đi ngày mai thì đó chlà mt đi vài năm tháng cui đời; cha mvà nhiu bn bè ca tôi đã không còn, nên cái chết ca tôi chng nh hưởng gì ti h; tôi đã được hưởng phn ca mình trong cuc sng, nhng vui bun và cơ hi hoàn thành gic mơ cá nhân. Nhưng nếu mt đứa trngày mai chết đi thì đó là mt mát nhiu thp kỷ đời người; cha mvà mi người xung quanh em sẽ đau bun sâu sc; em skhông còn cơ hi hưởng thcuc sng, thm chí không có cơ hi mơ ước và phn đấu; cái chết ca em có thcoi là mt bt công không thchp nhn, còn cái chết ca tôi chlà mt kết cc tnhiên do sphn sm mun sẽ đến. []

Ở dẫn chứng trên tôi thực sự kinh ngạc về sự quá tự tin của tác giả vào cái “duy lý chín chắn” của ông khi ông khẳng định mạng sống của một đứa trẻ có giá trị hơn của một người già.

Tôi không nghĩ mạng sống của một người này hơn mạng sống một người khác vì bất kỳ một lý do gì. Có thể cho rằng tác giả đặt lập luận của mình trong khuôn khổ của cuộc đấu tranh chống virus Covid-19 đang hoành hành khắp các quốc gia mà cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra được liệu pháp chữa trị, và người ta bắt buộc phải cân nhắc, lựa chọn trước sự hạn chế của các phương tiện hạ tầng của ngành y tế. Nhưng ngay cả với một ý thức giới hạn như vậy, theo tôi, người ta cũng không thể cho phép mình đi đến một kết luận nhân danh khoa học mà không hề dựa trên cơ sở khoa học như chủ đích của bài viết muốn hướng đến (ít nhất một lý thuyết khoa học về sự chọn lọc tự nhiên của Darwin và Wallace). Vì vậy không thể coi đó là một văn hóa khoa học, mà đúng hơn nên gọi đúng bản chất của nó là một thái độ thực dụng trong ứng xử của con người trước hiểm họa sống còn của giống loài. Và lẽ tất nhiên, bất cứ một thái độ thực dụng nào cũng là kết quả mặc định của một niềm tin (tôn giáo hay thế tục), một chủ thuyết, một lý tưởng ngấm ngầm hay công khai. Tính chất dựa trên giáo điều của thái độ thực dụng là điều rất dễ thấy. Trớ trêu thay, trong khi đó tác giả lại kêu gọi cẩn trọng với sự giáo điều!

Trong lịch sử loài người có không ít, nếu không muốn nói đầy dẫy, những ví dụ về thái độ thực dụng như thế:

Bộ tộc Aché sống trong rừng rậm ở Paraguay tận những thập niên 1960 chẳng hạn. Những nhà nhân chủng học phỏng vấn một người Aché, người này cho rằng những người đã đứng tuổi, ốm đau, không còn thích nghi với cuộc sống của bộ tộc, sẽ bị bỏ rơi cho thú dữ ăn thịt. Hoặc khi một phụ nữ trở thành gánh nặng cho họ, người phụ nữ ấy sẽ bị một người lẻn dùng rìu đập vỡ đầu chết từ phía sau lưng. Còn trẻ con thì bị giết bởi những lý do hết sức vu vơ, như: đẻ ra không có tóc, dấu hiệu không khoẻ mạnh; hay khóc nhè; hoặc có nhân dạng xấu xí thường bị trêu chọc;…Tuy nhiên không nên vì thế mà người ta vội vàng kết án bộ tộc Aché này. Họ có đời sống thanh bình, bạo lực giữa những người trưởng thành rất hiếm khi xảy ra, họ sống tự do luyến ái, chồng vợ trao đổi tự do và không có đầu óc tư hữu. Họ quan niệm việc giết trẻ con, người già hay kẻ ốm đau giống như ngày nay chúng ta quan niệm về việc phá thai (abortion) và trợ tử (euthanasia). Người Aché thường xuyên bị nông dân Paraguay săn đuổi và giết chóc vô tội vạ. Có thể vì luôn sống tình trạng phải chạy trốn khỏi kẻ thù nên họ có nhu cầu phải thanh toán những ai đã trở thành gánh nặng cho họ. (Yuval Noah Harari 2015, Sapiens A brief History of Humankind. Harper Collins, p.59).

Nước Đức Quốc Xã hẳn cũng đã có một thái độ thực dụng khi quyết định thanh lọc nòi giống bằng cách loại bỏ những người bệnh tâm thần, ốm đau hay dị giới,… để bảo vệ chủng tộc thượng đẳng Aryan.

Giáo sư Pierre Darriulat ủng hộ việc chăm sóc ưu tiên cho trẻ con trong đại dịch Covid-19 cũng là một thái độ thực dụng không hơn không kém. Cho dù ông có khoác lên nó lớp son phấn “văn hóa khoa học” giả tạo và phù phiếm, ông cũng không thể che đậy được bản chất thực sự của vấn đề. Thái độ đó xuất phát từ những nhu cầu trước mắt, trực tiếp và tức thì ở từng giai đoạn, chứ hoàn toàn không dựa trên một cái lý tính có tính chất phổ quát và bất biến, giá trị cho mọi tình huống, mọi thời đại.

Vấn đề mà tôi muốn nêu ở đây là với những lập luận dựa trên cái gọi là duy lý đó, có lẽ đã đến lúc người ta cần thiết phải đặt lại vấn đề căn bản hơn: Liệu có hay không cái gọi là lý tính tuyệt đối và phổ quát đáng tin cậy?

Câu hỏi này không mới. Nó chính là toàn bộ lịch sử của triết học, ít nhất từ thế kỷ thứ 18, bắt đầu bằng Phương pháp luận của Descartes.