Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

Thuật ngữ chính trị (32)

Phạm Nguyên Trường

Political Dictionary – The Bridge

5. Decentralization – Phân cấp. Phân cấp là quá trình hoặc tình huống, trong đó, quyền hạn và trách nhiệm được chuyển từ cơ quan trung ương cho các cơ quan khác, thường là cơ quan ở địa phương. Thuật ngữ này có thể được sử khi nói về quá trình ban hành quyết định chính trị, khi nói về phân chia quyền lực giữa các cơ quan dân cử và tổ chức bộ máy quan liêu. Hầu hết các chính phủ liên bang, ví dụ như Đức, Australia và Mĩ đều có mức độ phân cấp đáng kể. Phân cấp có thể chỉ đơn giản có nghĩa là các quyết định chi tiết được là do những người đại diện cho chính quyền trung ương ở đại phương ban hành các quyết định chi tiết trong trong khuôn khổ của chính sách chung.

Dù sao, thuật ngữ này chủ yếu nói đến cải cách bên trong hệ thống, chứ không phải là mô tả hệ thống ngay từ trước khi thành lập. Phân quyền, như một chính sách, có sức hấp dẫn đối với các đảng ôn hòa ở châu Âu. Khi bản sắc khu vực hoặc văn hóa thứ cấp tạo áp lực mạnh lên tinh thần thống nhất quốc gia ở những nước từng là trung ương tập quyền thì người ta cũng phải phân cấp cho các địa phương.  

6. Decision theory - Lý thuyết quyết định. Lý thuyết quyết định là lý thuyết nói về cách hành xử của những người duy lý khi gặp tình trạng rủi ro và không rõ ràng. Một nhánh của lý thuyết này nghiên cứu cách hành xử trước môi trường tự nhiên không rõ ràng, nhánh khác là lý thuyết trò chơi, với những tương tác của những người duy lý cùng nhau tạo ra kết quả mà không người nào trong số họ có thể kiểm soát được. Lý thuyết quyết định dựa trên một loạt các tiên đề bị thách thức cả về mặt lý thuyết lẫn thực nghiệm, nhưng chưa tìm được những tiên đề được tất cả mọi người cùng chấp nhận.

7. Declaration of independence – Tuyên ngôn độc lập (Hoa Kì). Văn kiện do Quốc hội Lục địa (continental congress) đưa ra vào ngày 4 tháng 7 năm 1776, tuyên bố về nền tự do và độc lập của mười ba lục địa của Anh ở Bắc Mĩ và thành lập Hợp Chúng quốc Hoa Kì. Tuyên ngôn độc lập có thể được chia thành bốn phần. Lời nói đầu khẳng định rằng mục đích đầu tiên của bản tuyên ngôn này là đưa ra lời biện hộ cho việc xoa bỏ những liên kết của các thuộc địa với Vương quốc Anh. Phần thứ hai tuyên bố rằng nhân dân có trách nhiệm lật đổ các chính phủ không đáp ứng được đòi hỏi của lý thuyết này. Phần thứ ba trình bày một loạt những lời phê phán vua George III. Phần thứ tư tuyên bố rằng các cựu thuộc địa hiện đã trở thành các bang TỰ DO và ĐỘC LẬP, không còn trung thành với vương triều Anh quốc nữa và tất cả các mối liên kết về chính trị giữa Hoa Kì và Vương quốc Anh đều bị xóa bỏ.

Đối với người Mĩ, Tuyên ngôn độc lập do Thomas Jefferson chấp bút chỉ đứng sau Hiến pháp, là văn kiện đặt nền móng cho việc thành lập quốc gia. Nhưng thực ra Quốc hội Lục địa đã tuyên bố độc lập vào ngày 2 tháng 7, hai ngày trước khi thông qua Tuyên ngôn độc lập.

Đoạn hai của bản Tuyên ngôn này là có giá trị lâu dài và phổ quát: “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng Tạo hóa đã ban cho họ một số quyền bất khả tương nhượng, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Rằng các chính phủ được lập ra là để đảm bảo cho những quyền này, chính phủ có những quyền lực chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân. Rằng khi một hình thức chính quyền nào đó đã trở thành nhân tố phá hoại đối với những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới… Lịch sử của nhà vua Anh quốc hiện nay là lịch sử của những nỗi đau thương và tước đoạt triền miên, tất cả đều nhằm mục đích trực tiếp là thiết lập chế độ chuyên chế bạo ngược ở những bang này”. Đoạn văn nổi tiếng này chứa đựng một số nguyên tắc chung nhất của chế độ dân chủ tự do, trong đó có nguyên tắc bình đẳng, các quyền tự nhiên, chính quyền do dân và chính phủ hạn chế. Nhiều người ghi nhận ảnh hưởng của John Locke đối với Thomas Jefferson và các chiến hữu của ông và rõ ràng là Tuyên ngôn đã nhắc lại một cách cô đọng nhiều luận điểm được trình bày trong tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền của John Locke.