Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

Một cuốn tiểu thuyết gia đình gây xôn xao, kể chuyện lịch sử bị cấm kỵ của Việt Nam

Gaiutra Bahadur, The New York Times, ngày 17-3-2020

Hồng Anh dịch

Nguyen Phan Que Mai’s stirring novel, her first in English, unfolds its narrative of 20th-century Vietnam through multiple generations of tenacious women in a single family.

Cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết bằng tiếng Anh gây xôn xao của Nguyễn Phan Quế Mai đã mở ra câu chuyện về Việt Nam thế kỷ 20 qua nhiều thế hệ người nữ ngoan cường trong một gia đình. Vu Thi Van Anh

THE MOUNTAINS SING
Nguyễn Phan Quế Mai

Từ giữa truyện “The Mountains Sing” [Những ngọn núi ngân vang], cuốn tiểu thuyết tiếng Anh đầu tay của nhà thơ người Việt Nguyễn Phan Quế Mai, một người bà đang giải thích với đứa cháu mình chăm sóc ở Hà Nội vào đầu những năm 1970 giữa trận mưa bom Mỹ. Trong cảnh bà con dòng họ người đã chết, người thì mất tích hoặc đang đi chiến đấu, còn ngôi nhà đã thành đống đổ nát, người bà đã ký thác câu chuyện đời mình cho đứa trẻ, thể hiện trong chi tiết đau đớn về khoảng thời gian nửa thế kỷ phản kháng và sống sót khi đối mặt với chuyện bị cướp đoạt tàn bạo, bị chiếm làm thuộc địa, ngoại xâm và nội chiến.

Tại đây, ở trung tâm quyển sách, người bà, Dieu Lan, đưa ra lí do bà chưa hề tiết lộ trước đây về người chồng và em trai bị sát hại và đứa con trai đầu lòng bị chia cắt khỏi bà trong cuộc cải cách ruộng đất của chế độ cầm quyền hai thập niên trước: “Chúng ta bị cấm nói về những sự kiện liên quan đến sai lầm trong quá khứ của nhà cầm quyền, vì họ cho mình quyền viết lại lịch sử”, bà nói với người cháu, tên thường gọi là Ổi. “Nhưng con đủ lớn để biết rằng lịch sử sẽ tự ghi khắc trong ký ức con người, và miễn là ký ức đó tồn tại, chúng ta có thể tin rằng mình có thể làm tốt hơn”.

Cuốn tiểu thuyết lôi cuốn, gây xôn xao này dùng lời khẳng định của Dieu Lan làm nguyên tắc chủ đạo cho mình, cho thấy lịch sử có thể trông như thế nào khi được viết từ ký ức của con người thay vì một lịch sử câm lặng và bị bóp méo được lưu trữ trong sách giáo khoa. Phần lớn, các học giả Việt Nam không đi xa khỏi lối giải thích của Đảng Cộng sản về chiến dịch cải cách ruộng đất những năm 1950 để khám phá nguyên nhân, hậu quả và sự thái quá của nó. Nhưng trong nhiều thập kỷ, các nhà văn Việt Nam đã bước những bước cẩn trọng lên địa hạt vẫn còn nguy hiểm này, dựa trên kinh nghiệm cá nhân và lịch sử truyền miệng, để kể câu chuyện từ quan điểm của những người nông dân không có ruộng đất, những phụ nữ và cán bộ đảng viên cũng như địa chủ. Rất ít tác phẩm của họ được dịch ra tiếng Anh, và người Mỹ có thể không biết rằng văn chương đang làm công việc của lịch sử với giai đoạn tàn bạo này trong quá khứ Việt Nam, trong đó chứng kiến dân làng tố cáo làng xóm của mình là tư sản bóc lột, việc tố cáo lên đến đỉnh điểm với những vụ hành quyết cướp đi hàng ngàn sinh mạng.

Trong truyền thống kể chuyện này, “The Mountains Sing” mở ra câu chuyện về Việt Nam thế kỷ 20 – bao gồm cuộc cải cách ruộng đất hồi thập niên 50 cũng như những thập niên hỗn loạn trước và sau đó – qua nhiều thế hệ người nữ ngoan cường trong một gia đình. Bắt đầu vào năm 2012, Ổi ở trước bàn thờ, đang cầu khấn Dieu Lan và nhớ về thời đại của chính mình trong chiến tranh Việt Nam và hệ quả của nó khi cô được bà ngoại bảo bọc. Được đưa vào và xen lẫn những hồi tưởng này là ký ức của Dieu Lan, dưới dạng những câu chuyện đời mình mà bà kể với người cháu gái.

Quế Mai đã đưa vào tiểu thuyết của mình thẩm mỹ của một nhà thơ, tạo ra những câu rườm rà và dài dòng, và nâng chúng lên bằng loại ăng-ten của thi nhân để tìm kiếm cái đẹp trong những cảnh huống cô đơn nhất. Cô gợi lên những cảnh đầy ám ảnh, như vùng đất của sự mất mát sâu sắc đến độ như thể một truyện hoang đường. Vùng đất nơi Dieu Lan mất cha, bị lính Nhật chặt đầu dọc theo quốc lộ. Vùng đất nơi bà mất mẹ trong nạn đói năm 1945, khi cả hai bám lấy con đường băng qua khu rừng để tìm thức ăn. Họ tìm thấy một cánh đồng ngô, chỉ để đối mặt với người chủ ruộng, người đã trói và đánh người mẹ đến chết. Để nâng lên khía cạnh như truyện hoang đường của tiểu thuyết, nhân vật này được gọi là “Ác Ma” [Wicked Ghost].

Cũng là vùng đất nơi Dieu Lan bò bằng bụng trên đất kéo theo năm đứa con, trườn qua sân ngôi nhà tổ trang nhã của mình để trốn những người láng giềng đã trở thành kẻ bắt bớ bà trong cuộc cải cách ruộng đất. Và vùng quê là nơi bà lang thang, ăn cỏ và thân cây, bỏ lại hết đứa con này đến đứa con khác để cứu những đứa còn lại. “Bóng tối thật mỏng manh”, bà kể với Ổi, “bóng tối của những ngôi làng giáp đường chân trời trông như những người phụ nữ bị trói lưng với gánh nặng cuộc đời. Mẹ của bà đã chịu đựng, và giờ đến phiên bà”.

Không khó để cảm nhận về Dieu Lan và các con của bà, với gánh nặng họ mang (chấn thương từ một vụ hãm hiếp ở chiến trường; mất chân tay; một đứa trẻ sinh ra đã chết và bị biến dạng do chất độc da cam) và sự tha hóa [alienation] của họ (những mối quan hệ căng thẳng do chia rẽ về lòng trung thành chính trị). Khi Quế Mai kể về sự ngờ vực bị cấm kỵ về lịch sử này, cô nghĩ ra những cách gián tiếp làm cho các nhân vật của mình hướng đến các sự kiện không nói ra nhưng gây chia rẽ giữa họ: Họ giao tiếp gián tiếp qua những lá thư cuối đời [deathbed letters] và những trang nhật ký đọc một cách lén lút. Tha thứ và hòa giải – trong gia đình, giữa người Việt Nam với nhau và với kẻ thù ngoại bang – là những đề tài trở đi trở lại. Được tặng một bản sao chép tay của cuốn “Little House in the Big Woods”, được dịch bởi một giáo sư người Việt đang nghiên cứu về văn học Mỹ để hiểu về kẻ thù, Ổi đã hỏi bà ngoại: “Tại sao con nên đọc thứ gì đó của đất nước đã ném bom mình?”. Nhưng khi bắt đầu đọc, cô bắt đầu thấy mình trong Laura Ingalls. Và trong đoạn kết ấn tượng, Dieu Lan thậm chí còn vứt bỏ lòng căm thù của bà đối với Ác Ma, người dính dấp với gia đình bà qua một tuyến truyện phụ lãng mạn hấp dẫn.

Quế Mai nói rằng cô chọn viết “The Mountains Sing” bằng tiếng Anh để thu được khoảng cách mà ngôn ngữ thứ hai tạo ra – một khoảng cách cần thiết để tiếp cận một lịch sử rối rắm [disturbing] một cách điềm tĩnh. Nhưng viết bằng tiếng Anh cũng cho phép cô trình bày cho độc giả ở Hoa Kỳ một bức chân dung cảm động về kẻ thù cũ của họ, người Bắc Việt. Qua miêu tả của cô về các nhân vật đáng cảm thông chịu đựng dưới một chế độ đàn áp, Quế Mai cung cấp cho chúng ta trong “The Mountains Sing” một quyển tiểu thuyết chữa trị cho lịch sử, theo nhiều nghĩa.

Gaiutra Bahadur, tác giả của “Coolie Woman: The Odyssey of Indenture,” là phó giáo sư của Rutgers University tại Newark.