Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

Thuật ngữ chính trị (16)

Phạm Nguyên Trường


Political Dictionary – The Bridge

21. Charisma - Sức cuốn hút của lãnh tụ. Charisma ban đầu là khái niệm thần học, nghĩa đen là “quà tặng của ân sủng”, thuộc tính của các vị thánh trong thần học Công giáo. Max Weber sử dụng từ này để mô tả một trong ba biểu hiện chính của quyền lực chính trị. Đối với Weber sức cuốn hút là phẩm chất cá nhân, đấy là sức hấp dẫn và sức mạnh nội tâm, có thể truyền cảm hứng để tạo ra lòng trung thành chính trị sâu sắc trong đám đông dân chúng. Do đó, các nhà lãnh đạo có sức cuốn hút giành được sự ủng hộ của những người theo họ vì lý do hoàn toàn mang tính cá nhân hơn là chính sách cụ thể nào mà họ ủng hộ, hoặc vì những lãnh tụ nàu là người cai trị “chính danh” do kế thừa theo truyền thống. Gandhi, Nasser, Mao Trạch Đông, Fidel Castro, Hồ Chí Minh, Hitler là những người dường như có thể thu được sự ủng hộ của quần chúng vì có khả năng này. Danh sách này có một số người, trong đó có Hitler, có sức cuốn hút là do tính cá nhân chứ không phải là đạo đức. Về mặt chính trị, khó khăn lớn nhất, như Weber đã chỉ ra: Nhà lãnh đạo có sức cuốn hút có thể xây dựng được quốc gia hay đảng phái xung quanh ông ta, nhưng sau họ, ai sẽ là người lãnh đạo, ai sẽ là người thừa kế? Dường như các tổ chức do lãnh tụ có sức cuốn hút quần chúng có thể chỉ tồn tại trong thời lâu nếu có những nguyên nhân thực tế hoặc truyền thống ủng hộ, hoặc nếu người ta tiếp tục phát triển được những lực lượng này.

22. Chilling Effect - Hiệu ứng gây cóng. Hiệu ứng gây cóng là thuật ngữ do các luật sư hiến pháp Hoa Kỳ đưa ra để mô tả tác động tiềm ẩn mà một điều luật cụ thể hoặc học thuyết hiến pháp có thể có, cao hơn ảnh rõ ràng của nó trong các tòa án. Trong bối cảnh pháp lý, hiệu ứng gây cóng là ngăn cản hoặc không khuyến khích việc thực thi các quyền tự nhiên và pháp lý bằng cách đe dọa đưa ra tòa. Quyền thường bị hiệu ứng gây cóng đè nén là quyền tự do ngôn luận được ghi trong hiến pháp Hoa Kỳ.
23. Christian Democracy – Dân chủ Kitô giáo. Dân chủ Kitô giáo là một hệ tư tưởng chính trị xuất hiện ở châu Âu, thế kỷ XIX, dưới ảnh hưởng của giáo huấn xã hội Công giáo, cũng như Neo-Calvinism. Tư tưởng chính trị của Dân chủ Kitô giáo ủng hộ cam kết đối với các nguyên tắc thị trường và những biện pháp can thiệp có giới hạn vào thị trường. Đây là sự kết hợp giữa các tư tưởng dân chủ hiện đại và các giá trị Kitô giáo truyền thống. Sau Thế chiến II, các phong trào của Tin lành và Công giáo đóng một vai trò trong việc hình thành chế độ dân chủ Kitô giáo. Dân chủ Kitô giáo tiếp tục có ảnh hưởng ở châu Âu và châu Mỹ Latinh, mặc dù nó cũng có mặt ở các nơi khác trên thế giới.
Trên thực tế, dân chủ Kitô giáo thường được coi là phái trung-hữu về các vấn đề văn hóa, xã hội và đạo đức, và là người ủng hộ chủ nghĩa bảo tồn xã hội, nhưng cũng được coi là trung-tả đối với các vấn đề kinh tế và lao động, quyền công dân, và chính sách đối ngoại cũng như môi trường.
Trên thế giới, nhiều đảng dân chủ Kitô giáo là thành viên của Quốc tế Dân chủ Trung dung (Centrist Democrat International) và một số tham gia Liên minh Dân chủ Quốc tế (International Democrat Union). Các đảng dân chủ Kitô giáo lớn gồm có Liên minh Dân chủ Kitô giáo Đức (Christian Democratic Union of Germany), Đảng Nhân dân Áo (Austrian People's Party), Đảng Dân chủ Kitô giáo Chile (Christian Democratic Party of Chile), Đảng Dân chủ Kitô giáo Hà Lan (Dutch Christian Democratic Appeal), Đảng Dân chủ nhân dân Thụy Sĩ (Christian Democratic People's Party of Switzerland) và Đảng Nhân dân Tây Ban Nha. (Spanish People's Party).
24. Christian Socialism – Chủ nghĩa xã hội Kitô giáo Chủ nghĩa xã hội Kitô giáo không phải là phong trào có tổ chức hay hệ tư tưởng đặc biệt. Đây là thuật ngữ được dung để mô tả những người hoặc nhóm người hay thái độ thỉnh thỏang lại xuất hiện ở châu Âu. Luận điểm trung tâm của Chủ nghĩa xã hội Kitô giáo là Kitô và chủ nghĩa xã hội cùng có chung một số giá trị quan căn bản và các Kitô hữu nên thể hiện thái độ chính trị đối với đức tin của mình bằng cách ủng hộ một vài hình thức xã hội chủ nghĩa nhất định. Đồng thời, những người theo phái này còn khẳng định rằng Chủ nghĩa xã hội Kitô giáo cung cấp cho chủ nghĩa xã hội nền tảng đạo đức mà một số phiên bản của chủ nghĩa xã hội, ví dụ, chủ nghĩa Marx chính thống, không có. Bình đẳng, hòa bình, tình hữu ái, không có cạnh tranh và bác bỏ hệ thống thang bậc và quyền lực là những giá trị được những người theo Chủ nghĩa xã hội Kitô giáo cùng chia sẻ.
Quan hệ giữa những người theo Chủ nghĩa xã hội Kitô giáo và những người theo phong xã hội chủ nghĩa khác luôn luôn nằm trong tình trạng căng thẳng và phái xã hội chủ nghĩa cánh tả thường nghiêng về chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần và đối kháng với tôn giáo. Vì thế chủ nghĩa xã hội của những người theo Chủ nghĩa xã hội Kitô giáo, nói chung, có tính ôn hòa và phi cách mạng, gần gũi với phong trào Fabianvà Đảng Lao động Anh (British Labour Party).
25. Christianity – Kitô giáo. Vai trò chính trị của Kitô giáo mỗi nước mỗi khác và đang ngày càng giảm trong các chế độ dân chủ phương Tây vì cử tri ngày càng ủng hộ các chính đảng không dựa vào bất kì tôn giáo nào. Ở những nơi Kitô còn giữ được vai trò chính trị nào đó thì vai trò đó thường được thể hiện trong hai khía cạnh. Thứ nhất, xung đột giữa các phe phái giáo sĩ và phe chống giáo sĩ, từng diễn ra một cách khốc liệt ở Pháp và vẫn có vai trò quan trọng ở Italy. Thứ hai, xung đột giữa các đảng chính trị đại diện cho các giáo phái khác nhau. Đấy là các đảng theo Công giáo và Tin lành. Ngay cả ở những nước không có các đảng mang danh Kitô giáo, chính trị và tôn giáo vẫn có thể liên kết với nhau, và một số liên kết có thể trở nên mạnh mẽ hơn. Các chính đảng ở các nước khác nhau như Australia, Canada và Anh vẫn có xu hướng lôi kéo các nhóm tôn giáo cụ thể. Cho đến gần đây, đa số người Công giáo La Mã ở Anh đều bầu cho Đảng Lao động (Labour Party), trong khi Đảng Bảo tồn thường được những người theo Anh giáo ủng hộ. Ở một số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, đáng chú ý nhất là Bắc Ireland, xung đột giữa các giáo phái Kitô giáo là cơ sở để thiết lập các liên kết chính trị. Tuy nhiên, trong các chế độ dân chủ mới xuất hiện ở Đông Âu mới, Chính trị Kitô giáo lại ngả sang cánh hữu.
Kitô giáo, như một tôn giáo, được coi là không đưa người ta tới bất kì quan điểm chính trị cụ thể nào, và mặc dù có nhiều tín đồ trên thế giới, tôn giáo này có lực lượng chính trị tương đối yếu. Ở những nước có các đảng Kitô giáo, ví dụ, nước Đức, các đảng này có xu hướng trở thành các đảng bảo tồn chính thống (xem Dân chủ Kitô giáo). Ở châu Âu, các phong trào hòa bình cấp tiến thường được dẫn dắt bởi hoặc chịu nhiều ảnh hưởng của các phong trào Kitô giáo, trong khi ở Hoa Kỳ, ảnh hưởng Kitô hữu theo phái “tái sinh” phần lớn là những người theo phái bảo tồn, không chỉ về các vấn đề đạo đức, như phá thai, mà còn về một loạt vấn đề chính trị khác.
26. Capital Punishment – Án tử hình. Mặc dù án tử hình là hiện tượng phổ biến trong lịch sử và, mặc dù mà đôi khi rất nhiều tội lỗi được coi là đáng bị tử hình, việc phản đối, đòi bải bỏ án tử hình không phải là hiện tượng mới xuất hiện gần đây như một số người đang nghĩ. Cuối thế kỉ XVIII, một số nước châu Âu đã bãi bỏ án tử hình, chí ít là trong một số giai đoạn nào đó. Ngay cả ở Hoa Kỳ, hiện là chế độ dân chủ tự do ở phương Tây còn xử tử tội phạm, từ lâu, một số bang đã bãi bỏ, hoặc ít nhất là hạn chế, hình phạt tử hình. Hai bang Michigan và Wisconsin đã bãi bỏ án tử hình từ giữa thế kỉ XIX. Tuy nhiên, cho đến nửa mãi sau thế kỉ XX, hầu hết các nước thuộc đủ màu sắc chính trị khác nhau vẫn cho rằng giết người là hợp pháp nếu họ vi phạm một số điều luật nào đó, ngay cả trong thời bình. Những xã hội tự do nhất trong thời hiện đại thường cho phép áp dụng án tử hình, ít nhất là về mặt lý thuyết, trong giai đoạn chiến tranh. Sau Thế chiến II, nhiều nước châu Âu đã bãi bỏ án tử hình. Hiện này, bãi bỏ án tử hình là một trong những đòi hỏi đối với những nước muốn gia nhập EU. Đầu thế kỷ XXI, khoảng 90 quốc gia đã chính thức bãi bỏ án tử hình, và có lẽ 20 nước khác đã không xử tử người nào trong một thời gian dài, đến mức có thể coi là những nước, trên thực tế, đã bãi bỏ án tử hình. Cụ thể là, những nước thoát ra khỏi giai đoạn độc tài kéo dài, sau năm 1989 đã nhanh chóng coi án tử hình là bất hợp pháp, Nam Phi gần như bãi bỏ án tử hình ngay sau kết thúc chế độ apartheid.
Bên ngoài các nước dân chủ tự do đã phát triển và ổn định, án tử hình vẫn được sử dụng rất rộng rãi và thường được áp dụng không những đối với các tội chống lại con người; ví dụ, nhiều nước châu Á áp dụng án tử hình cho cả những tội liên quan đến ma túy. Ở một số khu vực theo Hồi giáo dường như là tôn giáo ủng hộ về mặt văn hóa các vụ hành quyết (xem Shari‘a); trong các khu vực khác, ví dụ, một số quốc gia vùng Caribbe vẫn tin tưởng vào tác dụng răn đe của việc hành quyết. Việc phản đối án tử hình thường do giới trí thức tinh hoa dẫn dắt. Ngay cả ở châu Âu, dư luận thường ủng hộ tư tưởng về khôi phục án hình hơn là những người phản đối kì vọng: Trong một số cuộc thăm dò ý kiến 70% công chúng nước Anh muốn khôi phục án tử hình đối với một số tội phạm giết người.
27. Citizenship - Quyền công dân. Quyền công dân là quyền được làm công dân của một cộng đồng xã hội, chính trị, hoặc quốc gia. Cốt lõi của quyền công dân là địa vị pháp lý, mặc dù các nhà lý luận chính trị ngày càng có gắng đưa khái niệm trở lại với ý nghĩa trước đó, khi khái niệm này, theo quan điểm của họ, có ý nghĩa bao quát hơn. Là địa vị pháp lý, việc trao quyền công dân làm cho người ta có các quyền trong hệ thống chính trị mà họ đang sống. Ít nhất là có quyền cư trú và tham gia vào các cơ chế chính trị của nhà nước, thông qua bầu cử. Đấy cũng là địa vị bình đẳng về mặt pháp luật với tất cả những công dân khác và do đó, quyền được đối xử bình đẳng trước pháp luật, mà Tuyên ngôn Nhân quyền của Mĩ gọi là quyền bình đẳng và thủ tục tố tụng chuẩn mực. Trong hầu hết các chế độ dân chủ tự do hiện đại, quyền công dân cũng đảm bảo sự bảo vệ những quyền và quyền tự do dân sự khác, không phải tất cả trong số đó có thể có sẵn cho những người có quyền ở lại trong nước. Thần dân có ít quyền hơn công dân. Thần dân là người trung thành với chủ quyền chính trị nhưng không có quyền tham gia vào quá trình ban hành quyết định của hệ thống. Thần dân có thể có các quyền khác, ví dụ, quyền được nhà nước bảo vệ khi ở nước ngoài, nhưng thần dân không có quyền tham gia vào lĩnh vực chính trị.
Khái niệm quyền công dân xuất phát từ các chế độ dân chủ Hi Lạp và Cộng hòa La Mã. Đối với người Hi Lạp, công dân là một trong những tinh hoa tham gia một cách bình đẳng với nhau trong xã hội mà phần lớn dân chúng, bao gồm phụ nữ, nô lệ và kiều dân không có những quyền như thế. Phụ nữ, nô lệ và kiều dân cũng không có trách nhiệm gì: Chỉ công dân tham gia quân đội và làm nhiệm vụ bảo vệ xã hội.
Gần đây đã có một số người tuyên bố rằng khái niệm đầy đủ về quyền công dân kéo theo nghĩa vụ bao trùm hơn: Quan tâm đến quyền lợi chung và ý thức về mục đích và giá trị chung của xã hội. Do đó, quyền công dân không chỉ là định hướng cá nhân, trong đó người ta không có nghĩa vụ nào khác ngoài những nghĩa vụ đã được pháp luật quy định . Do đó, các lý thuyết gia theo phái cộng đồng tìm cách đặt quyền công dân vào một tập hợp các ưu tiên của giá trị quan, chứ không chỉ coi là một khái niệm mang tính thủ tục đơn thuần.
28. Civic Culture - Văn hóa công dân. The Civic Culture or The Civic Culture: Political Attitudes and Democracy in Five Nations (Văn hóa công dân hay Văn hóa công dân: Thái độ chính trị và chế độ dân chủ trong năm quốc gia) là tác phẩm chính trị học của Gabriel Almond và Sidney Verba, xuất bản năm 1963. Tác phẩm này nói rằng, trong các nước khác nhau, văn hóa chính trị khác nhau rất nhiều - đấy là nói về mức độ khuyến khích niềm tin vào thẩm quyền chính trị và tạo điều kiện cho các công dân bình thường tham gia hoạt động chính trị. Văn hóa công dân lý tưởng là nền văn hóa, trong đó các tư tưởng chính trị và giá trị quan của công dân hòa hợp với quyền bình đẳng chính trị và sự tham gia; chính phủ được coi là đáng tin và hành động lợi ích công cộng. Khá cần với khái niệm của Hi Lạp cổ điển về thành bang, và gần với mô tả của Aristotle về con người như một “động vật chính trị”. Trên thực tế, ý thức về ‘năng lực công dân này đã được tìm thấy thay đổi đáng kể, theo các yếu tố như giai cấp và giáo dục, ngay cả trong các quốc gia gần như tiếp cận lý tưởng của nền dân chủ tự do. Hơn nữa, Gabriel Almond (sinh năm 1911) và Sidney Verba (sinh năm 1932), các tác giả của The Civic Văn hóa, nhận thấy rằng nó thay đổi rất nhiều theo hiệu quả và sự ổn định của chế độ dân chủ được khảo sát. Nó cao ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, tương đối thấp ở Ý và cận biên ở Mexico (không phải ở thời gian, một nền dân chủ, nhưng thay vào đó là một nhà nước độc đảng khá tự do). Tuy nhiên, như tỷ lệ tham gia chính trị thực tế ở khắp mọi nơi rất thấp, đó là không rõ ràng rằng nhận thức của người dân về năng lực chính trị của họ có nghĩa là rất nhiều
29. Civil Defence – Bảo vệ dân sự. Bảo vệ dân sự là nỗ lực bảo vệ công dân của quốc gia (thường không phải là những người tham gia chiến đấu) trước các cuộc tấn công quân sự và thiên tai. Bảo vệ sử dụng các nguyên tắc của hoạt động khẩn cấp: Phòng ngừa, giảm thiểu, chuẩn bị, ứng phó hoặc sơ tán khẩn cấp và tái thiết. Các chương trình bảo vệ dân được thảo luận ngay từ những năm 1920 và được triển khai ở một số nước trong những năm 1930 khi mối đe dọa chiến tranh và ném bom không ngày càng gia tăng. Những biện pháp bảo vệ dân sự được nhiều nước áp dụng khi người ta nhận thức được mối nguy hiểm của vũ khí hạt nhân.
Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, trọng tâm của bảo vệ dân sự đã chuyển từ bảo vệ trước những cuộc tấn công quân sự sang các tình huống khẩn cấp và thảm họa. Khái niệm mới được mô tả bằng một số thuật ngữ, mỗi thuật ngữ lại có ý nghĩa cụ thể của mình, như quản lý khủng hoảng, quản lý tình trạn khẩn cấp, chuẩn bị cho tình trạng khẩn cấp, lập kế hoạch dự phòng, và bảo vệ dân sự.
Bảo vệ dân sự rất quan trọng vì chỉ cần những khoản đầu tư tương đối nhỏ, tăng dần theo năm tháng, có thể ngăn ngừa, không để hàng triệu người bị chết vì đói, rét và bệnh tật. Theo lý thuyết vốn con người trong kinh tế học, người dân của đất nước có giá trị hơn tất cả đất đai, nhà máy và các tài sản khác cộng lại. Nhân dân xây dựng lại đất nước sau khi bị phá hủy, và do đó, là tác nhân cực kì quan trọng đối với an ninh kinh tế của đất nước. Đất nước cần phải bảo vệ người dân của mình. Theo tâm lý học, điều quan trọng là người dân cảm thấy là họ đang kiểm soát số phận của chính mình, và việc chuẩn bị cho những tình huống bất thường bằng những biện pháp bảo vệ dân sự có thể giúp làm cho dân chúng an tâm.
30. Civil Disobedience - Bất tuân dân sự. Bất tuân dân sự là các hoạt động hoặc tuyên bố công khai không tuân theo một số luật lệ nhất định, bất tuân yêu cầu và mệnh lệnh của chính phủ, hoặc của lực lượng chiếm đóng nước ngoài. Bất tuân dân sự đôi khi được gọi là phản kháng bất bạo động.
Henry David Thoreau, với tác phẩm Bất tuân dân sự (Civil Disobedience) đã làm cho thuật ngữ này trở nên thịnh hành ở Mĩ và nhiều nơi khác trên thế giới, mặc dù trước đó rất lâu đã có nhiều vụ bất tuân dân sự rồi. Có thể kể những vụ bất tuân dân sự lớn sau đây: Ai Cập trong cuộc đấu tranh chống lại quân Anh trong cuộc cách mạng 1919, phong trào phản kháng bất bạo động ở Ấn Độ (chiến dịch của Gandhi để giành độc lập từ Đế quốc Anh), trong cuộc cách mạng Nhung ở Tiệp Khắc và ở Đông Đức nhằm lật đổ chính phủ cộng sản của họ, ở Nam Phi trong cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc, trong Phong trào Dân quyền Mỹ… Martin Luther King Jr. một trong những lãnh tự của phong trào dân quyền Mỹ những năm 1960 nói: “Bất kỳ người nào vi phạm luật mà lương tâm nói với anh ta là bất công và sẵn sàng chấp nhận hình phạt bằng cách đi tù để khơi dậy lương tâm của cộng đồng về sự bất công của pháp luật là thể hiện sự tôn trọng cao nhất đối với luật pháp tại thời điểm đó”.