Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

Nỗi hằn học quá khứ và sự phát triển tương lai

Lê Học Lãnh Vân

Trong các câu nói của nhạc sĩ Trần Long Ẩn được báo Phụ Nữ Online (ngày 11/11/2019) trích dẫn, tôi cảm nhận sự hằn học và thiếu sự đúng đắn. Đúng theo nghĩa cao thượng thì không có đã đành, theo nghĩa luận lý cũng không! Xin dẫn vài câu của ông.

1) Câu thứ nhất:

“[…] đoàn kết luôn có nguyên tắc tôn trọng độc lập tự do, tôn trọng lịch sử cách mạng Việt Nam, không thể nhân danh hòa hợp dân tộc để coi như ngang nhau được”. Câu này có hai vế, vế sau hơi tối nghĩa nên xin bàn về vế thứ nhất, là vế “đoàn kết luôn có nguyên tắc tôn trọng độc lập tự do, tôn trọng lịch sử cách mạng Việt Nam”.

image

Trong phần nói trên, tôi hiểu khi dùng từ “đoàn kết” ông Ẩn muốn nói đoàn kết toàn dân. Khi nói về độc lập, tôi nghĩ ông Ẩn muốn nói độc lập ở cấp độ tổ quốc. Lịch sử “cách mạng Việt Nam” thì tôi nghĩ ông muốn chỉ lịch sử của Việt Nam từ khi đảng Cộng Sản Việt Nam xuất hiện, trong đó phần quan trọng là lịch sử các hoạt động do đảng lãnh đạo hay có ảnh hưởng.

Nếu cách hiểu như trên phản ánh đúng những gì ông Trần Long Ẩn muốn truyên đạt, thì tính thiếu luận lý của câu nói nằm ở chỗ không phân biệt cái toàn thể bao trùm với bộ phận phụ thuộc, hay nói đúng hơn, đem cái bộ phận phụ thuộc quyết định cái toàn thể bao trùm, điều mà lẽ ra phải là ngược lại.

Lịch sử độc lập ở cấp độ Tổ Quốc, nếu chỉ tính từ thời Ngô Quyền dựng lại nền độc lập, đã kéo dài trên một ngàn năm. Trong khi đó “lịch sử cách mạng Việt Nam” chỉ tồn tại tám mươi năm, và khái niệm này chưa chắc được tất cả các nhà sử học Việt Nam đồng ý! Huống chi trong cùng thời kỳ, còn có lịch sử “không cách mạng” nữa! Không thể để “lịch sử độc lập [tổ quốc]” dài hơn ngàn năm ngang hàng với lịch sử “cách mạng Vệt Nam” vốn chỉ là một phần của lịch sử tám mươi năm nay!

Toàn dân là tập thể lớn bao trùm tất cả các phần tử bên trong. Toàn dân bao trùm từng người dân, cũng bao trùm bất kỳ tập thể nhỏ nào được tạo nên bởi một số người trong toàn dân như hội đoàn, phe phái... Có hợp đạo lý không khi lấy “tôn trọng lịch sử cách mạng Việt Nam”, vốn gắn liền với một thành viên của đại gia đình toàn dân, làm điều kiện cho đoàn kết toàn dân như ông Trần Long Ẩn yêu cầu?

2) Câu thứ hai:

63 tỉnh, thành thì có được bao nhiêu đài có phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch?”. Đứng từ góc độ toàn dân thì không thể nhìn người qua lăng kính “thù địch”, mà phải qua lăng kính đa số - thiểu số. Khi hỏi câu hỏi đó, ông Trần Long Ẩn đã đóng sập cánh cửa thảo luận, thuyết phục bằng hai cái cái khóa chết, cái khóa “sai trái” và cái khóa “thế lực thù địch”. Đã thảo luận công khai chưa, hết mọi lẽ chưa mà kết luận lập luận khác biệt là “sai trái”? Mà liệt phe bên kia trong bàn tròn thảo luận là “thế lực thù địch”? Còn thảo luận gì được nữa!

image

Khi các thành phần trong xã hội nhìn nhau qua lăng kính “thù địch”, xã hội trở thành thiếu linh hoạt, ngột ngạt, nghèo nàn kiến thức và ý tưởng, do đó dễ thành mù quáng bởi thiếu thông cảm, tôn trọng nhau ! Xã hội như vậy rất khó “đoàn kết toàn dân”. Xã hội đó đẩy cao sự chia rẽ, nên nhìn bề ngoài có vẻ mạnh nhưng thực ra rất yếu trước các thách thức, nguy cơ thật sự!

Trái với lăng kính đó, lăng kính đa số - thiểu số cho xã hội độ rộng cần thiết, đủ sức dung nạp các thành phần, phe phái với lập luận, quan điểm trái ngược nhau và bổ sung nhau, chính là xã hội có mức đoàn kết toàn dân cao. Xã hội có tri thức cao nên mềm dẽo, đủ sức ứng phó với nhiều loại thách thức, nguy cơ. Đó là một xã hội ổn định bền vững, chan hóa tình nhân ái, thấu hiểu, cộng tác, tương trợ. Xã hội như vậy cần thiết biết bao cho cộng đồng người Việt trong hoàn cảnh độc lập Tổ Quốc đứng trước nguy cơ vô cùng lớn hiện nay!

3) Một người ở vị trí hiện nay của ông Ẩn, khi thấy nền âm nhạc của Miền Nam trước đây, trong đó có nhiều ca khúc theo điệu bolero, giờ được ưa thích trở lại, lẽ ra phản ứng bình thường là phải nghiên cứu. Trước hết là thu thập số liệu như bao nhiêu phần trăm người nghe nhạc thích nó, trong đó mỗi vùng, miền chiếm bao nhiêu, nó được trình diễn trong bao nhiêu phần trăm các buổi trình diễn… Tiếp theo là tìm hiểu tại sao nó được ưa thích. Nó đáp ứng điều gì trong tình tự dân tộc, nói lên được tiếng lòng gì về thân phận, nỗi niềm người Việt hôm nay…

Có rất nhiều điều để học hỏi qua hiện tượng âm nhạc này của xã hội, và qua đó góp phần hiểu người Việt hơn. Người Việt mà theo tôi biết, trong lịch sử chiến tranh chiếm đất giành dân, có ít quá ít thế lực chịu lắng nghe. Các thế lực có nghiên cứu, nhưng nghiêng về chiến dịch thị trường để tìm hiểu “tâm tư, nguyện vọng” nhằm giành sự ủng hộ cho chiến thắng quân sự, chớ không phải nghiêng tai lắng nghe từng tiếng thì thầm tinh tế của lòng dân. Biết bao điều tế nhị, từ tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, nỗi lo làm ăn, cơm áo, bệnh tật, thuế má, các nhũng nhiễu cho tới khát vọng nhân ái, tự do, bình đẳng… Đó mới là các điều thường ngày và thiết yếu cho một xã hội hòa bình mà chính quyền có trách nhiệm phụng sự, cho nên có trách nhiệm nghiên cứu thông qua những cơ quan như hội đoàn của ông Trần Long Ẩn. Do đó, trước một hiện tượng xã hội như vậy, tôi nghĩ lẽ ra ông Ẩn nên nghiên cứu chứ không nên kết án!

4) Tôi ngạc nhiên về các câu nói của ông Trần Long Ẩn. Ở vị trí có ít nhiều trách nhiệm chánh trị, không nên nói những câu nói gây ác cảm từ không ít người. Và, rõ ràng các câu đó không thấy thứ tự ưu tiên của tập hợp bao trùm phải đứng trước, đứng trên tập hợp phần tử phụ thuộc. Vì vậy ông mới có thể nói câu dưới đây:

Chúng tôi đề xuất phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm lược.

image

Thứ nhất, việc Miền Nam Việt Nam lúc đó có bị xâm lược không, nếu có thì bị xâm lược như thế nào là những điều còn cần các nhà sử học độc lập nghiên cứu nhiểu hơn, sáng tỏ và công khai hơn! Và cần xem quan điểm, nhận định của đa số! Đó nên là quan điểm mỗi người tự có cho mình, chỉ có thể thuyết phục nhau chứ không thể lấy quan điểm này cấm đoán quan điểm khác. Mà cấm có được không?

Tiếp theo, khi nói Miền Nam bị xâm lược, ông nghĩ sự xâm lược đó có nguy cho sự tồn vong của nước Việt Nam bằng nguy cơ hiện nay khi Trung Cộng chiếm biển, đảo và khống chế Việt Nam nhiều mặt? Là người tự nhận xưa kia chống xâm lược, nay ông có lo sợ như nhiều người rằng nguy cơ hiện nay có thể dẫn tới Tổ Quốc bị mất, dân tộc bị nô thuộc? Ông có nghĩ rằng kết đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp Việt Nam chống lại nguy cơ bị xâm lược, giúp Việt Nam phát triển kinh tế xã hội manh mẽ hơn?

Trong câu nói của ông, tôi cảm nhận nỗi hằn học dai dẳng từ năm mươi năm xưa. Nếu nỗi hằn học đó là thành thực, chẳng lẽ nó che lấp cả mối quan tâm tới tương lai phát triển dân tộc và nền độc lập của Tổ Quốc trước những nguy cơ vô cùng lớn đang hiện hữu bên ngoài và cả đã xâm lấn vào bên trong lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam?

Ngày 16 tháng 11 năm 2019