Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2019

Thảo luận “Văn chương để làm gì?” (9): Thư trao đổi sau ba bài viết liên quan

Hà Sĩ Phu
Thưa các anh Nguyễn Huệ Chi,
Hoàng Hưng, Hoàng Dũng cùng bạn bè thân thiết
Sáng nay, sau bài của tôi, trang Bauxite cũng đăng tiếp hai bài của các anh Hoàng Hưng và Hoàng Dũng. Có thể coi hai bài ấy là bài góp ý với tôi hay phản biện cũng được. Thường thì gặp bài phản biện người ta cố bình tĩnh-thản nhiên đã khó, nhưng riêng tôi, đọc được hai bài ấy tôi thật mừng, mừng vì cái nguyện vọng bấy lâu nay của mình đang được hình thành.
Nhiều lần tôi tâm sự với bạn bè: Phê phán ai khó nhất (về phương pháp)? Phê phán “đối thủ” là dễ nhất, cứ nói huỵch toẹt, nói quá một chút cũng được. Khó hơn một chút là tự phê phán mình. Nhưng khó nhất là phê phán đồng đội, phê phán giữa những người chung một chiến hào: làm sao nói hết ý mình để thống nhất với nhau tìm được cái đúng, cái chân lý, để thành sức mạnh. Nhưng nếu phương pháp không khéo thì sinh giận nhau mà tan nát sức mạnh liên kết. Vậy mà ba chúng tôi có lẽ đã làm được điều khó khăn ấy.
Về những chi tiết cụ thể tôi thấy không có gì cần nói, chỉ xin nói về ba điểm chung:
1/ Các bạn bảo tôi chưa đọc được kỹ, được hết nhưng điều đã đăng trên mạng. Đúng quá, xin nhận. Mấy năm nay mắt tôi cứ kém dần do biến chứng của bệnh tiểu đường, đã dùng đủ mọi cách nhưng thị lực cứ ngày một giảm, còn lo sẽ bị mù. Đọc trên mạng hay trên giấy cũng chỉ đọc được chữ to, đọc những đoạn ngắn, nhiều bài chỉ lướt qua. Các cụ Hoàng Tụy, Tô Hải, Nguyễn Trọng Vĩnh… còn nhờ con cháu đọc cho nghe, chứ tôi một mình, không đọc được thì chịu. Bỏ sót nhiều lắm.
2/ Trong bài “Nghĩ gì sau sự phân ly trong Văn đoàn Văn Việt?”, tôi chỉ nhân cuộc trò chuyện với BBT Văn Việt mà trình bày những ý của mình về ba vấn đề: Quan hệ giữa Thoát Trung và Văn hóa, Quan hệ giữa Văn học và Chính trị, Tư tưởng và con đường cứu nước của Phan Châu Trinh. Tôi trình bày ba vấn đề ấy như ba bài viết độc lập của tôi về lý luận, nói cho đầy đủ về các vấn đề ấy, chứ không phải nhằm nói về Văn Việt hay chỉ trích Văn Việt. Đáng lẽ tôi phải nói rõ như vậy để không có sự hiểu lầm.
3/ Riêng việc nhầm giữa hai chữ VỀ và BẰNG trong câu chuyện “Thoát Trung về/ bằng/ Văn hóa” thì có điều rất thú vị để bàn thêm với nhau.
Về ngữ nghĩa thì rõ ràng VỀ và BẰNG khác nhau quá rồi. Thoát Trung về Văn hóa là nói về cái lĩnh vực cần Thoát Trung, là lĩnh vực Văn hóa. Còn Thoát Trung bằng văn hóa là dùng Văn hóa làm phương tiện, làm con đường để thực hiện Thoát Trung.
Khi viết bài ấy, trong đầu tôi cũng “ngờ ngợ” không biết “bằng” hay là “về”, nhưng tôi không cần tra lại làm gì, vì vấn đề tôi cần trình bày là “Quan hệ giữa sự nghiệp Thoát Trung và vấn đề Văn hóa” thì có là chữ “bằng” hay chữ “về” trong tên bài của Văn Việt cũng không thay đổi gì điều tôi muốn nói.
(Tất nhiên nếu mục đích để phê bình Văn Việt thì việc nhầm chữ “về” thành chữ “bằng” sẽ mắc lỗi lạc đề, phê phán Văn Việt một cái không phải của Văn Việt!).
Điều cần bàn thêm:
Nhưng bây giờ xem kỹ lại thì điều khác nhau giữa “về” và “bằng” lại quan trọng ở chỗ khác, ở chỗ trong mỗi trường hợp, chữ Thoát Trung đã mang một nghĩa khác hẳn nhau.
- Thật vậy, “Thoát Trung VỀ lĩnh vực văn hóa” thì chỉ là một vấn đề rất nhỏ trong toàn cục. Còn phải “Thoát Trung về Kinh tế”, “Thoát Trung về Chính trị”, “Thoát Trung về các dự án Giao thông” vân vân…
Đồng thời, trong lĩnh vực Văn hóa hóa thì ngoài “thoát Trung” cũng phải “thoát” nhiều thứ khác, thoát các yếu ảnh hưởng xấu đến văn hóa (như bệnh học đòi Âu Mỹ thô thiển, xu hướng Kỹ trị, bệnh quá mê muội trên Thế giới ảo, thói vong bản-coi khinh truyền thống …vân vân…). Nhưng những sự “thoát” ấy đều là những quá trình từ bỏ tiệm tiến, êm ả, khác hẳn sự Thoát Trung trong mệnh đề “Thoát Trung BẰNG Văn hóa” mà ai cũng hiểu Thoát Trung đây là một sự nghiệp chiến đấu toàn diện, gay go để thoát một ách Ngoại xâm đang đe dọa sự sống còn của Tổ quốc chúng ta.
- Nhưng tôi muốn lấy ngay sự Thoát Trung mang ý nghĩa quan trọng của mệnh đề “Thoát Trung BẰNG Văn hóa” như trên đã nói thì nội dung vẫn còn lảng tránh một điều cốt tử : Thoát Trung chủ yếu phải “BẰNG” Chính trị chứ không phải “BẰNG” Văn hóa (Và về Chính trị thì nội dung còn phải Thoát Cộng mới Thoát được Trung)
Như vậy, ý tưởng “Thoát Trung BẰNG văn hóa” còn là tư duy chưa đạt, còn xa mục tiêu thì, theo ý riêng của tôi, đề tài “Thoát Trung VỀ văn hóa” (như nguyên văn ý tưởng mà Văn Việt khởi xướng) tất nhiên còn yếu hơn và còn xa mục tiêu hơn, nên tôi không cần viện ra nữa.
Tóm lại, nếu nhằm phê phán Văn Việt thì khi nhầm chữ “về thành bằng” là tôi lạc đề, vì Văn Việt không nói như vậy. Nhưng HSP chỉ muốn trình bày về “Quan hệ giữa Văn hóa và sự nghiệp Thoát Trung của Dân tộc”: Văn hóa không phải yếu tố quan trọng trong sự nghiệp Thoát Trung, chui vào tay Tàu xâm lược chỉ là sự lựa chọn Chính trị, chứ không xuất phát từ nền văn hóa nào hết, chẳng có nền văn hóa nào chấp nhận Ngoại xâm. Và như thế thì, theo tôi, vấn đề Thoát Trung VỀ mặt Văn hóa (mà Văn Việt nêu ra) cũng không có ý nghĩa quan trọng gì. Về nhận thức lý luận tôi mạnh dạn bày tỏ như vậy, và sẵn sàng nghe các ý kiến khác.
Nếu dưới “chiêu bài” chỉ đề cập êm ả “Thoát Trung về lĩnh vực văn hóa”, nhưng thực tế Văn Việt đã lồng vào đó những nội dung rất Chính trị để thức tỉnh Dân trí, để đấu tranh thoát nạn Ngoại xâm của Tàu, thì như vậy thực chất Văn Việt đã thực hiện “Thoát Trung bằng Chính trị” đúng như ý HSP muốn đề cập rồi! (chỉ vì HSP ít đọc nên chưa biết hết những cố gắng, những hoạt động của Văn Việt đấy thôi). Nếu Văn Việt nói rõ điều ấy ra với các dẫn chứng rành mạch thì mọi người sẽ thấy rõ sự thống nhất bên trong giữa chúng ta, càng thêm tin tưởng chúng ta, chứ chẳng ai bảo đấy là nội bộ ta mâu thuẫn cả. Tôi tin chắc như vậy nên viết thư này.
Xin cảm ơn các trang mạng đã giúp chúng tôi bày tỏ nhận thức của mình.
Kính thư
H.S.P. (8/8/2019)