Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2019

Thảo luận “Văn chương để làm gì?” (8): Thư gửi anh Hà Sĩ Phu

Hoàng Hưng

Bài này vốn chỉ là một lá thư trao đổi nội bộ, rất hẹp trong phạm vi vài người. Tuy nhiên, trang Bauxite Việt Nam hôm qua đã công bố, ngoài ý muốn tác giả. Vì thế, Văn Việt buộc phải công khai thư của anh Hoàng Hưng.

Văn Việt

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang ngồi

Hoan nghênh bài viết thiện ý của anh Hà Sĩ Phu.

Nhưng trong bài viết của anh có mấy điểm quan trọng rất không chuẩn, tôi xin phép thẳng thắn nêu lên để anh xem xét:

1. “Thoát Trung về văn hoá”: đây là đề tài thảo luận mà Văn Việt mở ra sau khi ở Hà Nội đã có cuộc hội thảo “Thoát Trung về kinh tế”, tức là tiếp tục bàn về một khía cạnh của đường lối “thoát Trung toàn diện” của đất nước. Ai chẳng biết cuối cùng điều phải đến sẽ là “thoát Trung về chính trị”. Trong 19 bài tham gia thảo luận, nói khá rõ liên quan giữa hai ý “văn hoá” và “chính trị”. Chỉ cần dẫn lời tường thuật khách quan của một trí thức (TS Nguyễn Xuân Diện) về buổi thuyết trình công khai ở Trụ sở Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật là đủ thấy ý tưởng của cuộc thảo luận:

Ý nghĩa của vấn đề “Thoát Trung về Văn hoá”: Với quan niệm Văn hoá theo nghĩa rộng, bao gồm ý thức tư tưởng, niềm tin, lối sống… “Thoát Trung về Văn hoá” là sự bảo đảm nền tảng lâu bền về tinh thần cho việc thoát khỏi sự phụ thuộc chính trị, kinh tế với Trung Quốc đã kéo dài quá lâu đem đến nguy cơ mất chủ quyền, cũng là nền tảng xây dựng một xã hội hiện đại, phát triển bền vững, một quốc gia giàu mạnh. Thoát Trung về Văn hoá là thoát cái gì: thoát những mặt tiêu cực của thứ văn hoá mà giới cai trị Trung Quốc (phong kiến xưa và chủ nghĩa Mao ngày nay) áp đặt cho xã hội nước họ và ảnh hưởng nặng nề đến xã hội các nuớc phụ thuộc. Trong ý nghĩa ấy, “thoát Trung” cũng là “tự thoát”.

2. Ai nói nhà văn "không liên quan chính trị", "không làm chính trị"?? Ai mà ấu trĩ đến mức ấy nhỉ? Nên nói đúng: Văn Việt không phải tổ chức đấu tranh chính trị. Hai cái khác nhau quá xá! "Không làm chính trị" mà lập ra tổ chức tuyên bố "độc lập", không chịu sự lãnh đạo của ĐCS? "Không làm chính trị" mà khởi xướng cả đống tuyên bố, kiến nghị đấu tranh với ĐCS, nhà nước? “Không làm chính trị” mà đăng cả đống tác phẩm phê phán ĐCS, xã hội thối nát (trong đó có cả bài thơ Nguyễn Duy mà anh dẫn...), lên án Tàu Cộng. “Không làm chính trị” mà khởi xướng biết bao nhiêu tuyên bố, kiến nghị, những cuộc “biểu tình trên mạng” thu hút hằng ngàn chữ ký? Thật sự khó hiểu ý anh HSP???

3. "Văn đoàn có chỗ cho cả Hoàng Hưng và LPK, Phan Đắc Lữ"? Ý anh là thế nào? Anh cho Hoàng Hưng là người tiêu biểu đối lập với LPK, PĐL về quan điểm, và chi phối chủ trương Thơ của Văn Việt theo đường lối "vị nghệ thuật”? Anh đã đọc bài anh Nguyên Ngọc chưa?  Quan điểm văn học của Văn Việt là “xây dựng một nền văn học tự do, nhân bản,… khuyến khích cách tân, sáng tạo” đã công bố ngay từ lúc thành lập. Và xin khẳng định một lần cuối cùng cho rõ: theo phân công của BBT Văn Việt, Hoàng Hưng không hề có trách nhiệm về Thơ, cũng chưa bao giờ tham gia Ban xét Giải Thơ. Bốn kỳ xét Giải, quan điểm của bốn Ban xét Giải đều rất nhất trí, bao gồm vài chục nhà thơ có tên tuổi trong/ ngoài nước: Ý Nhi, Bùi Chát, Thanh Thảo, Thi Hoàng, Hoàng Vũ Thuật, Giáng Vân, Lê Hoài Nguyên, Vũ Thành Sơn, Bửu Nam Trần Hoàng Phố, Nguyễn Đức Tùng, Thường Quán, Chân Phương, Nguyễn Hàn Chung…

4. Anh em BBT Văn Việt nhiều lần khẳng định: không chấp nhận LPK không phải vì quan điểm, mà vì "tư cách con người": Không thể hình dung một thành viên sáng lập Văn đoàn mà khi có ý kiến phản đối giải Thơ, chưa hề một lần trao đổi trong nội bộ, đã tung một loạt lời chửi bới Văn doàn của mình lên FB (hùa theo TMH). Bản thân tôi dã gửi hai thư riêng cho LPK với tư cách bạn chí thiết lâu năm để khuyên giải. Hoàng Dũng thay mặt BBT đến trao đổi riêng, nhưng trong cuộc gặp mặt sau đó ở CLB LHĐ, và Sỏi Đá, LPK chủ động tấn công Văn đoàn công khai, bị mọi người phản ứng. Nên không thể nói việc “phân ly” là do quan điểm. Anh Phan Đắc Lữ chung quan điểm LPK, có ai nói gì không? Và cuối cùng, LPK tự mình tung bài Từ biệt Văn đoàn lên FB vẫn với lời lẽ ngông ngược, tức là từ đầu đến cuối là “đơn phương”, còn Văn Việt chưa có ý kiến gì hết.

5. Riêng một điều rất khó hiểu: quan hệ riêng của tôi với LPK, cho đến khi LPK chửi Giải Thơ trên FB TMH, vẫn rất thân thiết, tốt lành. Chúng tôi luôn sát cánh với nhau về các quan điểm và hoạt động chính trị, cũng như trong đời sống. Tôi thật sự không hiểu, tại sao chỉ sau khi tôi rời Sài Gòn (ra Hà Nội dự mừng thọ bốn nhà văn rồi đi Mỹ) mà bất ngờ có chuỵện xảy ra. Tôi thật sự rất buồn, và tin chắc có bàn tay chia rẽ thâm độc. Tiếc rằng ở xa, không biết làm sao!!!

Tóm lại, với ý tốt, nhưng có nhiều điều không chuẩn xác, tôi e rằng bài của anh HSP nếu không sửa lại, sẽ làm người ta hiểu sai thêm, rất bất lợi cho Văn Việt.

Xin anh HSP và quý bạn xem xét.

HH