Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019

Đạo quân Trung Quốc thầm lặng (kỳ 4)

Juan Pablo Cardenal

Heriberto Araújo

Bản Việt ngữ Nguyễn Đình Huỳnh

Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2015, 2917

3

Mỏ của Trung Quốc ở miền Tây hoang dã

"Mọi thứ dưới Trời thuộc về Hoàng đế: mọi người sống trong lãnh thổ này là thần dân của Hoàng đế."

Kinh Thi, nhà Tây Chu (1046-771 TCN)

Với số hành khách gấp đôi trọng tải, chiếc xe buýt nhỏ ì ạch trên con đường sỏi hẹp uốn lượn qua dãy núi Hoành Đoạn hướng về thị trấn Zhangfeng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tiếng gầm rú của động cơ vang qua thân xe, đua tranh với tiếng nhạc "turbo-pop" đang oang oang từ một đài phát thanh Trung Quốc và cộng thêm yếu tố siêu thực với khói thuốc lá mù mịt trong xe. Chiếc buýt nhồi nhét một khối bát nháo công nhân, phụ nữ, trẻ em và đủ thứ thượng vàng hạ cám, lưu đày du khách vào chuyến hành trình địa ngục dọc theo biên giới Trung Quốc - Myanmar. Sự tởm lợm nhanh chóng nhường chỗ cho nôn mửa thực sự của những hành khách kém chịu đựng, đỉnh điểm là các bãi nôn tung tóe trong xe. Bất chấp cảnh tượng kinh hoàng diễn ra chung quanh, người lái xe thản nhiên chạy theo lộ trình của mình cho đến khi tới đích cuối cùng.

Hành trình đến Zhangfeng nhắc nhở du khách Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển và những ảo ảnh Bắc Kinh và Thượng Hải thực sự không hơn gì những ốc đảo giàu có giữa cảnh nghèo khó chung. Phyu Phyu Win, nhà hoạt động môi trường Myanmar1 thuộc Mạng lưới Phát triển Kachin, một nhóm hoạt động ở cả hai bên biên giới, đã sắp xếp gặp chúng tôi tại một khách sạn xoàng xĩnh ở ngoại ô của thị trấn nhỏ Trung Quốc. Sau cuộc trò chuyện dài trong sảnh khách sạn, cô đề nghị hướng dẫn chúng tôi đi xem một trong những bi kịch đã giáng xuống khu vực: nạn phá rừng.2 Chúng tôi bắt đầu dọc theo những con đường đầy bụi nối Đằng Xung, Doanh Giang và Thụy Lệ, ba thị trấn thuộc tỉnh Vân Nam trên tuyến thương mại xuyên biên giới có qui mô tương đối lớn, để chứng kiến thảm họa môi trường đang diễn ra ở đây.

Chỉ tay về phía những ngọn núi Myanmar trơ trụi phía chân trời, Phyu Phyu Win đoan chắc với chúng tôi các khu rừng đã thực sự bị xóa sổ khỏi bản đồ. "Hai giờ đi từ biên giới về phía Myanmar thực tế không còn lại gì," cô nói với chúng tôi. Ngành khai thác mỏ đã thoát khỏi tầm kiểm soát trong nhiều thập niên, cô giải thích, và các công ty khai thác mỏ đang phá hủy các khu rừng để dễ dàng khai thác vàng và ngọc. "Các công ty Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về thiệt hại này. Tuy nhiên, chính phủ Myanmar cho phép sự tàn phá diễn ra." Tình hình không trắng trợn như cách đây vài năm, nhưng dòng xe tải liên tục đến từ biên giới Myanmar chở đi những thân cây khổng lồ giữa thanh thiên bạch nhật là quá đủ bằng chứng cho thấy công việc này vẫn đang rất mạnh. Ở ngoại ô Doanh Giang, xe tải ra vào các kho lộ thiên nằm bên đường, nơi hàng tấn gỗ tròn chất đống chờ chế biến.

Nhân viên phụ trách xuất khẩu tại Công ty Công nghiệp Gỗ quốc doanh Yasen ở thành phố Thụy Lệ xác nhận điều này. "Không thành vấn đề là loại gỗ gì hay khối lượng bao nhiêu, gỗ quý hiếm hay không; cần bao nhiêu gỗ Myanmar chúng tôi cung cấp bấy nhiêu," ông nói với chúng tôi khi chúng tôi đóng vai khách hàng châu Âu mua gỗ ván sàn. Xưởng của công ty ồn ào âm thanh bất tận của máy cưa và cần cẩu bốc hạ cây gỗ. Trên các bức tường văn phòng của ông, chúng tôi thấy treo nhiều bằng chứng xác nhận lời của ông: bản đồ các khu vực công ty có quyền khai thác ở nước láng giềng này, và ảnh chụp các ông chủ Trung Quốc của công ty đứng bên các vị tướng Myanmar. Một báo cáo do tổ chức phi chính phủ Anh Global Witness công bố đã đưa ra con số khủng khiếp về mua bán gỗ bất hợp pháp giữa hai nước: trong năm 2005 hàng ngày cứ 7 phút lại có một chiếc xe tải chở 15 tấn gỗ xẻ Myanmar khai thác bất hợp pháp đi qua trạm biên giới với Trung Quốc.3

Nói cách khác, vào thời điểm đó mỗi năm một triệu mét khối gỗ xẻ quí giá biến mất khỏi rừng Myanmar, bị nuốt chửng bởi nhu cầu của Trung Quốc. Bằng chứng về tội ác tận diệt rừng này hẳn đã làm choáng váng một số người có lương tâm tại Rangoon,4 Côn Minh và Bắc Kinh trong thời gian chuẩn bị Thế vận hội Olympic 2008, khi một hạn chế mới đối với buôn bán gỗ được ban hành sau bản báo cáo hết sức quan trọng, điều này đã làm giảm 70 phần trăm buôn bán bất hợp pháp, theo số liệu của hải quan Trung Quốc mà một nghiên cứu mới của Global Witness đã thu thập được vào năm 2009.5 Tuy nhiên, Phyu Phyu Win khẳng định hoạt động kinh doanh gỗ đã hồi phục trong năm 2010 ở Kachin, bang cực bắc Myanmar. "Mỗi đêm hàng chục xe tải chất đầy gỗ xẻ chạy qua Trung Quốc," cô kể với chúng tôi - xu hướng phục hồi mua bán gỗ sau đó được xác nhận trong một báo cáo rất quan trọng do Cơ quan điều tra môi trường công bố vào tháng 11 năm 2012. Tài sản rừng và đa dạng sinh học khổng lồ của Myanmar - thuộc hàng lớn nhất thế giới - cùng với trữ lượng vàng và ngọc to lớn đã khiến Trung Quốc vươn vòi bạch tuộc vào Kachin, khai thác khốc liệt các mỏ khoáng sản và rừng của Myanmar. Đối với các công ty và các doanh nhân Trung Quốc, tài nguyên thiên nhiên to lớn như thế là một cơ hội kinh doanh quá tốt không thể bỏ qua, đặc biệt là không bị hạn chế hoặc bất kỳ cạnh tranh nào từ phía Myanmar.

Sau khi Myanmar giành được độc lập từ Vương quốc Anh vào năm 1948, Kachin trải qua hàng chục năm xung đột vũ trang bởi khát vọng ly khai cho đến năm 1994, khi chính quyền Rangoon và các nhóm du kích sắc tộc đồng ý một thỏa thuận ngừng bắn mở đường cho một nền hòa bình mong manh tồn tại đến giữa năm 2011, rồi chiến tranh lại tiếp tục giữa quân đội Myanmar và quân đội độc lập Kachin (KIA).6 Cho đến lúc đó, vùng này đã có mười bảy năm nằm dưới sự kiểm soát ít nhiều hiệu quả của chính quyền quân sự Myanmar, như nó vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Ngoại lệ duy nhất được thấy ở một số khu vực gần biên giới nơi các nhóm sắc tộc đã liên tục duy trì lực lượng vũ trang và bộ máy hành chính.7 Tuy nhiên, trong thực tế khó mà biết được ai kiểm soát phần nào ở vùng biên này: Trung Quốc và các công ty dù sao cũng đóng một vai trò quyết định. Nguồn công quỹ vô hạn cho phép Trung Quốc cung cấp tài chính cần thiết cho cả hai phía. Công thức thông thường được áp dụng: Người Myanmar cấp phép khai thác tài nguyên thiên nhiên cho ai trả giá cao nhất trong khi người Trung Quốc giao tiền và chẳng thắc mắc gì. Bên thứ nhất trở nên giàu có một cách ghê tởm còn bên thứ hai lấy đi ngọc bích, vàng và gỗ. Những người thua cuộc duy nhất là hơn 1 triệu cư dân phần lớn nghèo khó trong vùng, những người không thấy điều kiện sống của mình cải thiện chút nào dù tài sản quốc gia bị cướp phá tàn bạo.

Chính vai trò của Trung Quốc trong nạn phá rừng ở miền bắc Myanmar đã đưa chúng tôi đến vùng này, nhưng chúng tôi nhanh chóng nhận ra đây chỉ là đỉnh tảng băng trôi của một hiện tượng trải khắp toàn bộ lĩnh vực khai thác khoáng sản (kể cả khai thác rừng). Mặc dù không kiểm soát quân sự, hoạt động của Trung Quốc tại Myanmar cho thấy một số dấu hiệu điển hình của hành vi cưỡng chiếm hiểm ác do một quốc gia thực dân mới tiến hành. Điều này có thể thấy rất rõ trong hành vi cướp bóc tài nguyên thiên nhiên mà không tạo ra bất kỳ giá trị gia tăng nào ở địa phương. Làn sóng người di cư Trung Quốc đến miền bắc Myanmar - ước tính khoảng từ 1 đến 2 triệu người8 - góp phần vào ấn tượng này. Hay ít nhất đó là cách Phyu Phyu Win và các nhà hoạt động và chuyên gia khác mà chúng tôi đã trao đổi ở cả Myanmar và Trung Quốc mô tả. Vì vậy, Kachin và cả Hpakant, trung tâm của ngành công nghiệp khai thác ngọc bích, trở thành điểm dừng chân tiếp theo trong hành trình của chúng tôi.

BÙNG NỔ COCKTAIL NGỌC, MA TÚY, MẠI DÂM VÀ AIDS

Tình trạng buồn tẻ và xóc nảy liên tục giảm dần từng chút một cho đến khi đoàn tàu cuối cùng siết bánh dừng lại giữa đường. Đã hơn 5 giờ sáng vẫn chưa có lấy một tia sáng trên bầu trời. Không khí mùa đông mát mẻ của buổi sáng Đông Nam Á đang lướt qua cửa sổ. Trong một lúc, im lặng ngự trị trong bóng tối, nhưng khi trời vừa hửng, hành khách lục tục rời khỏi khoang và tiếng huyên náo bắt đầu lan suốt đoàn tàu. Vài cây số phía trước chúng tôi, giữa Mandalay và Myitkyina, thủ phủ của bang Kachin, một đoàn tàu đã trật bánh khỏi đường ray. Cuộc du hành phiêu lưu trên tuyến đường sắt Myanmar bắt đầu theo kịch bản biết trước; thực ra, một giờ đầu tiên ở trên tàu đã đủ để cảm nhận được mối nguy hiểm liên quan. Cùng với tình trạng xóc nảy theo chiều thẳng đứng như mọi lúc, đặc trưng của đường sắt khổ hẹp, còn thêm chuyển động giật cục theo chiều dọc đáng ngại hơn nhiều. Sau mỗi cú xóc của tàu, vài hành khách ngủ gà ngủ gật lại thức dậy và buộc phải tìm sự an ủi khi trao đổi ánh mắt đầy bí ẩn với bạn đồng hành. Dấn thân trên một tuyến đường sắt ra đời từ thời thuộc địa và bị bỏ hoang, thật là một phép mầu khi chuyện này không kết thúc trong bi kịch như vẫn thường xuyên xảy ra.

Bên trong toa của chúng tôi, sự chán ngắt của hàng giờ chờ đợi chỉ bị gián đoạn khi tiếng nhạc ầm ĩ chói tai vang đến từ toa nhà hàng, cùng với làn khói dày đặc mang theo mùi cơm chiên. Khu vực hạng nhất của đoàn tàu chẳng có tiện nghì gì khác biệt, nhưng ít nhất nó tương đối được ngăn khỏi dòng người đi lại bất tận và có nhiều không gian cá nhân quý giá hơn so với toa hạng thường chật cứng. Ngồi trên hai chiếc giường thấp, hai người khách Trung Quốc chung buồng với chúng tôi đã với lấy gói thuốc lá và hút không ngừng. Bữa ăn thường lệ nằm trên bàn gắn dưới cửa sổ: vài loại hoa quả, bánh kem, vài gói trái cây khô và đồ ăn nhẹ khác của Trung Quốc, cùng với một chai whisky rẻ tiền và phích nước trà cho mỗi người. Sau vài ly đầu tiên, các bạn đồng hành của chúng tôi phá vỡ bầu không khí xa lạ.

Không giống đồng nghiệp ít nói của mình, Xiang có tâm trạng thích nói chuyện và nhanh chóng bắt đầu giới thiệu bản thân với chúng tôi. Anh ba mươi sáu tuổi và đến từ Cáp Nhĩ Tân miền bắc Trung Quốc. Khoảng một năm hai lần anh đi từ Thượng Hải đến Myanmar mua thêm ngọc bích để bán lại trong nước. Anh đã làm việc này suốt mười năm qua và thấy mình như một cầu nối giữa nơi cung cấp ngọc bích chất lượng cao nhất trên thế giới và thị trường sẵn lòng chi tiêu nhất để mua, tạo nên những cơ hội tuyệt vời. Để minh họa điều này, anh mở một va li nhỏ giữ dưới giường mình và từ túi của chiếc áo ghi lê được gấp kỹ lưỡng anh thận trọng lấy ra một chiếc nhẫn bạc đính đá quý màu xanh. Anh mỉm cười tự hào khi khoe chiếc nhẫn, khéo léo giữ nó giữa ngón cái và ngón trỏ. "Tôi đã mua nó ở Rangoon 600 đô-la; ở Trung Quốc tôi có thể bán nó 3.000 đô-la," anh thầm thì với chúng tôi. Tia sáng trong mắt anh ánh lên sự hài lòng của kẻ biết mình đang sở hữu một kho báu tuyệt vời.

Mười năm kinh nghiệm trong ngành kinh doanh này đã giúp Xiang kiếm được lợi nhuận tối đa, bằng cách dần dần loại bỏ mạng lưới những người trung gian ban đầu đã giúp anh tiếp cận nguồn đá quý rất hấp dẫn này. Phương thức thành công hoàn toàn ở chỗ tìm được những đầu mối chính để trực tiếp mua ngọc tận gốc. "Tôi biết những người chủ mỏ trong nhiều năm nay vì vậy tôi có thể mua ngọc với giá tốt hơn 100 lần giá họ bán cho người lạ. Vấn đề chủ yếu là anh ở bên trong hay bên ngoài lĩnh vực kinh doanh này." Xiang nhấn mạnh để vào được bên trong người ta phải đi, như anh đang làm, tới Hpakant, một vùng mỏ xa xôi ở trung tâm của bang Kachin. Khu mỏ hoang vắng Hpakant và ngọc bích của nó đã quyến rũ người Trung Quốc thời xa xưa cũng là động lực thúc đẩy chúng tôi đi suốt 23 giờ qua từ Mandalay đến Myitkyina trên đoàn tàu Myanmar cổ lổ này.

Cuối cùng đoàn tàu đã khởi động trở lại và bắt đầu chạy qua một cảnh quan hùng vĩ. Qua cửa sổ, chúng tôi có thể nhìn thấy vẻ đẹp tự nhiên mãnh liệt của châu Á nhiệt đới, cũng như vẻ nghèo khó của những ngôi làng có trẻ em chạy chơi chân trần trong khi mẹ chúng giặt quần áo dưới sông đầy các đống đổ nát. Với tốc độ chậm chạp và ì ạch này, đoàn tàu sẽ không đến được Myitkyina trước 2 giờ sáng. Xiang cho biết còn một trở ngại nữa về đường đi đang chờ đợi chúng tôi trước khi chúng tôi có thể đến được Hpakant: hành trình một trăm cây số và ít nhất bảy tiếng đồng hồ trong mùa khô. Khi chúng tôi bắt đầu gợi ý, Xiang nhanh chóng đặt dấu chấm hết cho bất kỳ khả năng chúng tôi có thể đi cùng anh đến cội nguồn của ngọc bích. "Đó là một nơi nguy hiểm. Có đánh nhau, trộm cắp và bạo lực. Anh cần có bảo vệ," anh nói ngay với chúng tôi. "Người nước ngoài không được phép vào vùng đó," anh nói thêm, nhấn mạnh vẻ ngoài châu Âu chúng tôi chẳng có cơ hội vượt qua ba trạm kiểm soát quân sự đã biến khu mỏ thành một pháo đài bất khả xâm phạm. Trong nhiều năm qua, không ai có thể vào đó mà không có giấy phép. Không một ai, như chúng tôi sẽ sớm nhận ra, ngoài người Trung Quốc.

Ẩn trong một khu rừng hẻo lánh dưới chân dãy núi Himalaya và hàng năm thường bị cô lập nhiều tháng do những cơn mưa lớn của mùa gió mùa, Hpakant đã trở thành trung tâm của ngành khai thác ngọc bích thế giới, núi và tầng đất cái của nó có trữ lượng ngọc bích thượng hạng đáng kể duy nhất trên hành tinh.9 Độ tinh khiết và màu xanh biếc của cái gọi là "ngọc bích hoàng đế," cũng như niềm tin nó mang lại sự bất tử và tính hoàn hảo, đã khiến loại ngọc này được tôn sùng ở Trung Quốc như một lá bùa may mắn trong nhiều thế kỷ. Những năm gần đây điều này đã trở nên điên cuồng hết mức: tại cuộc đấu giá của hãng Christie trong năm 2010, một chiếc vòng cổ bằng ngọc bích Myanmar đã được mua 7,2 triệu đô-la, món đồ trang sức đắt thứ ba được bán đấu giá quốc tế trong năm đó. Tuy nhiên, không chắc có một ai tham dự phiên đấu giá ngày hôm đó ở Hồng Kông quyến rũ từng hoài nghi rằng những gì đằng sau sự xa hoa tột đỉnh quá đặc trưng của Trung Quốc ấy trên thực tế là một địa ngục thời hiện đại.

Chế độ quân sự Myanmar và các công ty Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về thế giới ngầm đặc biệt này. Phyu Phyu Win, nhà hoạt động môi trường, chúng tôi đã gặp tại Vân Nam, mô tả Hpakant là một nơi dã man như thời trung cổ, là nơi hàng ngàn thanh niên bị bóc lột trong hầm mỏ để đổi lấy đồng lương chết đói; là vùng đất vây hãm mà người dân ở đó đấu tranh chống lại sự tàn bạo và nỗi tuyệt vọng bằng cách tự chích heroin; là nơi mọi người chia nhau gian khổ, ống tiêm và gái mại dâm kéo đến từ khắp nước; là một cộng đồng khai thác mỏ tràn lan bệnh AIDS, sốt rét và sòng bạc; là chỗ trú của khốn cùng, bạo lực, lạm dụng và chết chóc. "Đó là thảm họa xã hội," cô kết luận. Câu chuyện của cô hé lộ dã tâm của một ngành kinh doanh đã gây ra cảnh đày ải không cùng và đau khổ triền miên cho người dân địa phương trong khi một trong những chế độ độc tài tồi tệ nhất trên thế giới và đối tác Trung Quốc của họ cùng giàu lên nhờ lòng khao khát phô trương vẻ giàu sang mới nổi của các triệu phú Bắc Kinh và Thượng Hải.

Vì thế chẳng đáng ngạc nhiên khi có sự hiện diện hùng hậu của quân đội tại Hpakant. Các tướng lĩnh Myanmar và đầu nậu kinh doanh có chung mục đích đã đầu tư vào khu mỏ, và các khoản đầu tư này tạo ra lợi nhuận rất lớn. Lãnh thổ cũng là một vấn đề nhạy cảm về chính trị, không chỉ vì nó nằm dưới sự kiểm soát của các nhóm sắc tộc cho đến thỏa thuận ngừng bắn năm 1994, mà còn vì một công ty khai thác mỏ của Nga dường như đã khai thác được uranium trong khu vực.10 Tuy nhiên, trên tất cả, chính vì lợi ích của chế độ mà Hpakant bị bao trùm trong bí mật nhằm che giấu tình trạng hỗn loạn xã hội và vi phạm pháp luật, đạo đức diễn ra hàng ngày. Theo một giáo viên đã ở nhiều tháng trong khu vực thì hành xử thái quá này là hậu quả của một tiến độ sản xuất cực kỳ khắc nghiệt. Anh cho chúng tôi biết tiếng ồn của máy móc hạng nặng thuộc các công ty được quyền khai thác, hầu hết là công ty Trung Quốc,11 ầm ĩ hai mươi tư giờ một ngày, bảy ngày một tuần. Nổ mìn phá đá liên tục, quá trình khai thác đã phá hủy toàn bộ rặng núi, đất đá được bóc tách từng phân một để moi ra các khối đá ngọc bích.

Công việc này được các công nhân của các công ty Trung Quốc có giấy phép khai thác thực hiện bằng tay, lương tháng cơ bản của họ từ 60 đến 240 đô-la Mỹ và một khoản thưởng năng suất nhỏ.12 Phần lớn họ là những thanh nhiên trẻ tuổi, thể chất dẻo dai và mắt tinh để phát hiện ngọc bích. "Thợ mỏ làm việc trong điều kiện nguy hiểm đến tính mạng, không có bảo hộ," báo cáo Blood Jade nêu rõ trong năm 2008.13 Trong khi đó, một dòng đều đặn xe tải chở đất đào ra ngoài khu được cấp phép, tấn này qua tấn khác, dồn thành một ngọn núi nhân tạo khổng lồ. Đối với các cư dân của Hpakant không làm việc trong khu mỏ, ngọn núi mới này vừa là phao cứu sinh vừa là bẫy tử thần. Lạng lách xe máy qua luồng đi lại dày đặc của những chiếc xe tải hạng nặng và những chiếc xe hơi sang trọng của các ông trùm, họ nhào vào chỗ đổ đất đá, không có công cụ nào khác ngoài một cái búa, một đèn pin và đôi bàn tay của mình. Họ miệt mài bòn mót những mẩu vụn ngọc sót lại có thể do công nhân của công ty đã không nhìn thấy, trong khi đó những kẻ cò mồi lượn lờ xung quanh đón lỏng vận may.

Kyaw Min Tun là một trong những yemase, kẻ bòn mót đá theo ngôn ngữ địa phương. Anh sục sạo hàng giờ quanh đống đất đá, leo lên leo xuống những ngọn núi này hết ngày qua đêm, hết mưa lại nắng, giành giật nơi tốt nhất với hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn kẻ mót ngọc hăm hở như anh. Mạng sống của họ luôn gặp nguy: thỉnh thoảng đất lở chôn sống người, còn lũ thường cuốn sạch mọi thứ trên đường đi.14 Rất hiếm khi vận may tưởng thưởng cho họ với viên đá mờ xanh lá cây quý giá giống viên Kyaw Min Tun cho chúng tôi xem khi gặp anh ở Myitkyina. "Tôi có thể bán viên này 1.000 đô-la," anh quả quyết với chúng tôi, định giá cho miếng ngọc bích có kích thước bằng chiếc điện thoại di động. Kyaw Min Tun, bốn mươi hai tuổi và sinh sống ở Hpakant, đã dành nửa cuộc đời mình cho nghề này. Hai mươi năm trước, anh cho biết, khai thác ngọc bích là một hoạt động địa phương, là cách kiếm sống chủ yếu của người dân ở đây. Thời đó, do quy mô nhỏ của ngành và thiếu công nghệ nên tác động đối với môi trường còn hạn chế.

Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi với sự xuất hiện của hệ thống cấp phép khai thác mới, giúp hình thành liên minh giữa tướng lãnh Myanmar và doanh nhân Trung Quốc. Điều này dẫn đến việc tước đoạt tùy tiện đất đai của hàng ngàn người dân, buộc họ phải rời đi. Người dân địa phương không còn lại gì ngoài những phần thừa vô giá trị. "Người Trung Quốc chiến thắng tất cả các cuộc đấu giá. Họ hối lộ các quan chức vì họ có khả năng chi trả nhiều hơn các doanh nhân địa phương," Kyaw Min Tun nhớ lại. Cư dân địa phương than vãn về một thực tế là - với lòng tham quá mức của các nhà đầu tư Trung Quốc - họ không được gì từ khai thác ngọc bích. "Các ngọn núi đã biến mất. Giờ tất cả đã phẳng phiu. Không còn nữa ngọc bích hoàng đế chất lượng tốt nhất. Chúng tôi đã mất tất cả và nghèo vẫn hoàn nghèo." Từ khi các máy đào hoạt động suốt ngày đêm trên một quy mô cực lớn trong hơn mười năm, trữ lượng loại ngọc tốt nhất trên thế giới này suy giảm với tốc độ không thể ngăn chặn. Sẽ sớm xảy ra tình trạng không còn đá quý. "Tôi hoàn toàn chắc chắn chưa đầy mười năm nữa tất cả hoạt động này sẽ phải ngừng. Chẳng còn gì nữa," anh dự báo. "Nông nghiệp sẽ là phương tiện sống sót duy nhất còn lại cho chúng tôi." Tất cả những năm khai thác thậm chí không giúp phát triển công nghiệp chế biến ngọc trong khu vực để tạo ra giá trị gia tăng và việc làm cho địa phương. Tất cả các quá trình chế biến đang được thực hiện ở Trung Quốc.

Khi quá trình khai thác khổng lồ với sự cướp bóc được thiết chế hóa ngấm ngầm tiếp diễn,15 Hpakant cũng đang trải qua một bi kịch xã hội mạnh mẽ. Đối mặt với một thị trường việc làm kinh khủng và các vấn đề xã hội nghiêm trọng, cũng như cạnh tranh khốc liệt giữa chính các yemase, phần lớn trong số 100.000 yemase làm việc tại Hpakant chỉ kiếm được ở mức tối thiểu cần thiết để tồn tại. "Đó là một công việc rất khó nhọc. Nhiều yemase nghiện heroin. Đa số các thợ mỏ trẻ bị nghiện," Kyaw Min Tun khẳng định với chúng tôi. Một liều 6 đô-la, thuốc phiện làm tăng mức độ tập trung giúp phát hiện ngọc bích, tăng sức đề kháng cơ thể và làm giảm đau. Giải pháp thay thế rẻ tiền là chích ma túy trực tiếp vào máu, chỉ 2 đô-la một liều. Do Hpakant tiếp giáp "Tam giác vàng," nơi thuốc phiện được trồng đầy rẫy, kiếm loại bột màu trắng hoặc nâu này vừa dễ vừa rẻ. Chẳng có gì ngạc nhiên khi thuốc phiện gắn rất chặt với văn hóa ngọc bích.16

Đối với Myo Hlaing, ba mươi sáu tuổi, có ba con, chỉ mất hai tuần để biến anh ta thành con nghiện. Chuyện này xảy ra tám năm trước. "Thiếu heroin không thể làm công việc này," anh nói với chúng tôi. Nước da xám xịt và cân nặng chỉ 48 kg do hậu quả của chất độc đang hàng ngày giết lần giết mòn anh ta. Anh mặc váy Myanmar truyền thống, gọi là longyi, quấn quanh eo. Anh nói chậm rãi nhưng rõ ràng khi giải thích anh và bạn bè của mình tụ tập tìm ngọc, uống bia và tiêm chích cho nhau. "Ít nhất 15 người bạn của tôi bị nghiện. Năm người khác đã chết vì quá liều," anh kể với chúng tôi.

Bên trong mỏ của Trung Quốc mọi thứ dường như không khá hơn. Ye Myint Oo đã mắc nghiện heroin vài năm trước khi anh làm cho công ty khai thác mỏ Trung Quốc Shwe Gaung Gaung. Đến nay anh vẫn còn nghiện. "Các công ty không quan tâm đến ai bị gì. Điều duy nhất họ quan tâm là gia tăng sản xuất. Bất cứ ai cũng dễ dàng kiếm được thuốc phiện," anh nhấn mạnh. Một nhóm linh mục Thiên chúa giáo làm việc ở trung tâm Kachin và một tình nguyện viên của tổ chức phi chính phủ đồng ý nói chuyện với chúng tôi, với điều kiện giữ bí mật danh tính, cũng xác nhận thuốc phiện đã lan rất nhanh khắp các mỏ vàng và ngọc của Trung Quốc.17 Một báo cáo của Kachin News Group18 thậm chí còn đi xa hơn, trực tiếp chỉ ra sự dính líu của các công ty Trung Quốc với buôn bán ma túy trong khu vực: "Tất cả thuốc phiện bán tại Hpakant được phân phối chỉ bởi hai công ty Trung Quốc vốn cũng tham gia vào khai thác [ngọc],"19 báo cáo nêu rõ.

Mặc dù không có thống kê chính thức về vấn đề này, có nhiều dấu hiệu cho thấy quy mô to lớn của thảm họa xã hội đã giáng xuống Hpakant. Năm 2008, một linh mục địa phương tuyên bố  từ 1997 đến 2007 hơn 100.000 người ở độ tuổi dưới bốn mươi đã chết ở Kachin như là hậu quả trực tiếp của thuốc phiện. Trong năm 2009, chỉ riêng ở Hpakant hơn 2,5 triệu kim tiêm đã được phân phát.20 Các nhà hoạt động làm việc trong khu vực được đề cập ở trên đảm bảo với chúng tôi có hơn 100.000 người bị nghiện ma túy tại quê hương của ngọc bích. Trong số này, khoảng 50 đến 75 phần trăm cũng đã bị nhiễm HIV. Chết chóc lan rộng, từng người một, do sử dụng ống tiêm hoặc do ngành mại dâm không thể kiểm soát diễn ra trong những quán karaoke và chòi tre tạm bợ dành riêng cho mục đích này. Công việc này được thực hiện bởi những người trẻ tuổi như Myo Mi Mi, một cô gái lớn lên trong nghèo đói cùng cực và nghiện heroin khi còn rất trẻ, và giờ đây, khi chỉ mới hai mươi tuổi, hàng ngày chơi trò chơi tử thần với AIDS để đổi lấy một vài đô-la một lần tiếp khách. Sự kết hợp chết chóc này là một cỗ máy giết người hiệu quả.

NGỌC BÍCH HOÀNG ĐẾ LƯU THÔNG BẤT HỢP PHÁP

Vài ngày sau lần gặp Xiang trên chuyến tàu đi Myitkyina, chúng tôi lại gặp anh tại khách sạn Pan Tsun ở trung tâm thành phố, nơi anh đang sắp xếp những chuẩn bị cuối cùng cho cuộc hành trình hướng về những cơ hội to lớn ở Hpakant. Anh đang đứng, cầm chiếc máy tính trong tay và nhiều xấp đô-la Mỹ nằm trên quầy tiếp tân của khách sạn trước mặt, đủ để bôi trơn nhiều bàn tay trong suốt hành trình của mình. Khởi đầu, anh cần 1500 đô-la chỉ để đến được Hpakant. Sau đó, sẽ tốn thêm vài nghìn để hành trình hàng hóa của anh qua biên giới đến Thượng Hải được thuận lợi. Không thể kinh doanh một cách hợp pháp với thuế suất 30 phần trăm đánh vào sản phẩm, anh khẳng định với chúng tôi, hoàn toàn không xấu hổ. Vì vậy, nhiều người như anh thay vì chọn tuyến đường hàng lậu, lại lợi dụng thực tế biên giới chỉ cách Hpakant chưa tới 200 km và tiền lương còm cõi của ngành cảnh sát khiến họ có thể dễ dàng mua chuộc.

Xiang nhớ lại, khi mới bắt đầu, anh thường trực tiếp đi bằng xe tải trở về Trung Quốc. Anh từng phải trả từ 20.000 đến 30.000 nhân dân tệ tại tất cả các điểm kiểm soát, tương đương từ 2.000 đến 3.000 euro, và anh biết chính xác người lính nào sẽ gác vào thời điểm nào. Tuy nhiên, hệ thống tổ chức chặt chẽ của anh vẫn chưa đủ để luôn bảo vệ anh khỏi những cú sốc hiểm ác, như một lần anh thấy mình bị những người lính vây quanh, chĩa súng vào mặt. Ở miền Tây hoang dã này, Xiang biết anh đã mạo hiểm tiền bạc, tự do và thậm chí mạng sống của mình trong mỗi chuyến buôn lậu. Hiện nay, sau khi đã đầu tư một khoản tiền bí mật trong nhiều năm qua, anh đã có cái mà anh gọi là "kênh an toàn"; nói cách khác, là những đầu mối nằm trong bảng lương của anh trên khắp tuyến đường, những người này có thể là cảnh sát, binh lính, hải quan, cho phép anh đưa những viên đá ngọc bích ra khỏi đất nước Myanmar mà không gặp bất kỳ rắc rối hay vấn đề nào. Rất nhiều đá quý chất lượng tốt nhất từ Hpakant đi thẳng vào giao dịch bất hợp pháp, tay buôn lậu này khẳng định với chúng tôi như vậy.

Dù trên lý thuyết ngọc bích cao cấp chỉ ra khỏi nước này thông qua đấu giá ở Naypyidaw,21 nhưng trong thực tế, một tỷ lệ cao được tuồn vào Trung Quốc theo các tuyến buôn lậu như tuyến Xiang đã xoay xở tạo ra trong nhiều năm.22 Tại các cuộc đấu giá ở thủ đô Myanmar - giống như ở các cuộc đấu giá ở Hồng Kông, Thượng Hải và Bắc Kinh - các nhà buôn không chút quan tâm đến nỗi khốn khổ của người dân sống trong khu vực khai thác ngọc bích. Một khi nguyên liệu đã rời khu mỏ và đến Trung Quốc, giá trị của nó tăng đều đặn cho đến khi biến thành một sản phẩm xa xỉ châu Á bày bán trên đường Nathan, đường phố mua sắm uy tín nhất ở Cửu Long, Hồng Kông. Ở đó đồ trang sức bằng ngọc bích sang trọng được trưng bày lộng lẫy sau các tủ kính của một trong 15 cửa hàng đồ trang sức thuộc công ty Chow Tai Fook, nhà bán lẻ quan trọng nhất trong lĩnh vực này - nằm rải rác trên một dãy phố. Nhìn chiếc vòng cổ có 37 miếng ngọc bích trong một cửa hàng với tấm thẻ ghi giá 13,7 triệu đô-la Hồng Kông, tức hơn 1,2 triệu euro, không thể không nghĩ đến nỗi khốn khổ, nghèo đói, ma túy và chết chóc được chứng kiến hàng ngày ở Hpakant. Với số tiền đó, bao nhiêu gia đình có thể có được cuộc sống tươm tất?

Với giá cao như vậy của thành phẩm, thay vì tập trung gia công chế biến, các thương nhân và người trung gian dồn nỗ lực vào việc tìm ra những viên đá ngọc bích thượng hạng, thứ sẽ làm cho họ giàu có - nếu họ không làm hỏng chúng. "Ngành ngọc bích rất rủi ro. Cứ như đến sòng bạc," Catherine Chan Sin Hùng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ngọc Hồng Kông cảnh báo. Điều này không chỉ do sự khan hiếm của ngọc bích cao cấp và đặc tính đầu cơ vốn có của đầu tư Trung Quốc. Nó cũng là hậu quả của việc thiếu các lựa chọn đầu tư ở Trung Quốc và số lượng lớn tiền lưu hành ở đó, kéo giá vọt lên trời. Không thể tránh khỏi tình trạng trên do thực tế toàn bộ ngành kinh doanh này dựa trên may rủi. Ví dụ, trong cuộc đấu giá khách mua ra giá sau khi nhà đấu giá cắt một nhát vào khối đá để họ có thể sử dụng kinh nghiệm của mình đoán biết chất lượng bên trong của khối ngọc thô. Tuy nhiên, họ không biết được giá trị thực của thứ họ mua cho đến khi có thể bóc tách hoàn toàn khối đá. "Nếu may mắn, anh có thể kiếm được rất nhiều tiền. Giá có thể dễ dàng vọt lên trăm lần," Chan đoan chắc với chúng tôi. Tuy nhiên, cũng đã có nhiều thất bại. Không phải tự dưng ở Trung Quốc ngọc bích còn được gọi là "đá may rủi." 23

Do đó, chẳng có gì ngạc nhiên khi thị trường tràn ngập ngọc bích chất lượng thấp lại được bán như ngọc bích hoàng đế, kiểu gian lận chỉ có thể được phát hiện bằng công nghệ cao. "Nếu ngọc bích thượng hạng hóa ra chỉ là ngọc bích thông thường được xử lý hóa học bằng nhựa, giá có thể giảm xuống dưới một nửa giá trị ban đầu của nó, thậm chí xuống chỉ còn 10 phần trăm giá trị đó," một chuyên gia đá quý đang phân tích một vòng đeo tay bằng ngọc bích và kim cương trị giá 1 triệu euro vừa được bán tại Liên hoan quốc tế đồ trang sức ở Hồng Kông giải thích. Nếu khối ngọc bích hoàng đế vừa là đồ cổ, giá có thể tăng vọt. Một khối ngọc bích loại này, có bề ngang 80 cm và nặng 80 kg, có từ thời Hoàng đế Càn Long thế kỷ 18 và chạm một bức tranh cổ điển thế kỷ 13, cần tới hơn 20 năm để hoàn thành, đã khiến đội ngũ nhà đấu giá Christie đau đầu khi định giá. Dựa trên thực tế món này đã được bán với giá 80.000 đồng tiền bạc vào năm 1945, họ đưa ra mức giá trước khi bán từ 500.000 và 800.000 euro. Khối ngọc này cuối cùng đã được bán cho một nhà sưu tập Trung Quốc với giá 5,14 triệu euro.

Lần theo dấu vết của ngọc bích trên toàn thế giới, từ Hpakant đến các cửa hàng đồ trang sức trên phố Nathan ở Hong Kong, Vương Phủ Tỉnh ở Bắc Kinh và phố Nam Kinh ở Thượng Hải, giúp phát hiện vai trò quyết định của Trung Quốc tại bang Kachin. Nó chứng minh Trung Quốc đóng một vai trò trong sự thái quá và bất công đang diễn ra tại khu vực; trong việc vi phạm nhân quyền và điều kiện làm việc tệ hại; trong phân bố phúc lợi bất bình đẳng và tác động nghiêm trọng lên môi trường. Nhưng đó không phải là tất cả. Nó còn cho thấy bản chất cuộc hôn nhân vì lợi ích giữa hai quốc gia.24 Đối mặt với những khó khăn gây ra bởi các biện pháp trừng phạt quốc tế, có hiệu lực đầy đủ mãi đến giữa năm 2012, khi chính quyền Obama nới lỏng một số hạn chế,25 Myanmar đã tự hiến mình cho gã láng giềng háu đói, nhử mồi Trung Quốc bằng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và môi trường pháp lý điển hình cho chế độ độc tài của mình. Trung Quốc đã không để vuột mất cơ hội này khi có thể nhìn thấy lợi ích địa chính trị và năng lượng quan trọng của Myanmar trong khu vực.26 Để đổi lấy đặc quyền tiếp cận ngành khai khoáng, các hợp đồng thủy điện và Ấn Độ Dương của Myanmar, Bắc Kinh đã cung cấp cho Rangoon an ninh ngoại giao, đầu tư và vũ khí tại thời điểm phương Tây đang cố gắng cô lập chế độ này. Dù Myanmar có sẵn các lựa chọn khác, như quan hệ đối tác với Ấn Độ, Thái Lan hay Singapore, nhưng liên minh với Trung Quốc cung cấp chiếc phao cứu sinh quí giá giúp chế độ duy trì quyền lực, và từ đó, tiếp tục nhiều thập niên lạm dụng. Mặc dù mối quan hệ này chắc chắn được thúc đẩy bởi lợi ích riêng chứ không phải do tình hữu nghị, nó đã thành công trong việc nuôi dưỡng và duy trì hiện trạng với lý do "không can thiệp" và "chung sống hoà bình," hai trong các nguyên tắc dẫn dắt chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Thực ra, việc thâm nhập kinh tế của Trung Quốc đã lan rộng khắp khu vực. “Phương nam của những đám mây”27 Trung Quốc đang triển khai tất cả sức mạnh thương mại để biến Đông Nam Á thành mũi nhọn trong chính sách bành trướng kinh tế của mình. Trung Quốc đang phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư vào chỗ này, chỗ kia, khắp mọi nơi và thu gom nguyên liệu trong khu vực. Tuy nhiên, tình trạng này không chỉ giới hạn ở Đông Nam Á. Cách đó hàng ngàn cây số, Trung Quốc đang tích cực vươn vòi của mình đến sa mạc giàu sắt thép của Peru trên bờ Thái Bình Dương. Thật không may cho người dân địa phương, hậu quả là ở đó cũng đang bị tàn phá y như thế.

MARCONA, QUYỀN KHAI THÁC MỎ BỊ CƯỚP

Sau hành trình mười giờ, 500 km từ Lima, xe chạy lên đỉnh một ngọn đồi và cuối cùng cộng đồng khai thác mỏ San Juan de Marcona hiện ra trước mắt. Chúng tôi lái xe xuống đồi, hướng về thị trấn, dọc theo con đường nhựa đen vắng tanh. Một cơn gió mạnh thổi qua và chúng tôi có thể nếm được vị khô sa mạc trong miệng khi nhìn ra quang cảnh đầy cát, đất màu hoàng thổ, gần giống như trên mặt trăng, kết thúc ở vách đá đằng xa, báo hiệu bờ của Thái Bình Dương. Từ xa chúng tôi có thể nhìn thấy một đám mây bụi do những chiếc xe tải hạng nặng ra vào khu mỏ. Còn có một đường băng bụi bặm thỉnh thoảng dùng cho máy bay do công ty Trung Quốc Shougang Hierro Peru thuê. Từng cái một, những biển hiệu dọc đường cho biết rõ ai là chủ ở nơi không hiếu khách này: "Khu khai thác riêng. Shougang Hierro Peru." Ở đây, các công ty khai thác mỏ nhà nước Trung Quốc thực sự là chúa tể và chủ nhân của tất cả.

San Juan de Marcona là một trong những nơi mà sẽ là phép lạ nếu ai đó có thể sinh sống ở đây. Mọi thứ đều yên ắng và hầu như không có bất kỳ chiếc xe nào chạy trên con đường trung tâm của thị trấn với vài nhà hàng bình dân và các cửa hàng chỉ bán nhu yếu phẩm. Những dãy nhà thấp làm bằng bê tông màu xám - vài nhà sơn màu sắc lòe loẹt - nằm ​​rải rác dọc theo các đường phố chính, cung cấp chỗ ở giản dị cho thợ mỏ và gia đình họ. Cầu thang gãy và sơn bị nứt nẻ là chuyện thường, cũng như những sợi dây kẽm kéo từ nhà này sang nhà khác và quần áo treo ở lối đi. Đường phố ngập rác, chất thành đống ở các góc phố đầy cát. Chẳng có công viên, cây cối hoặc một khoảng xanh nào.

Là đất cảng duy nhất của Peru có mỏ sắt còn hoạt động, thị trấn nhỏ của San Juan de Marcona cũng nổi tiếng với những cuộc xung đột bạo lực thường xuyên nổ ra giữa cư dân địa phương và công ty nhà nước Trung Quốc Shougang. Công ty là nhà sản xuất sắt thép lớn thứ sáu của Trung Quốc và hiện là chủ của giấy phép khai thác từ năm 1992, sau khi mua lại công ty nhà nước Peru trước đây khai thác khu mỏ này.28 Bất chấp lợi nhuận cao thu được từ đầu tư,29 hai mươi năm sau Shougang vẫn không giải quyết được mối bất hòa với số cư dân ít ỏi có phúc lợi và tương lai phụ thuộc hoàn toàn vào công ty. "Năm 1992, chúng tôi nghĩ người Trung Quốc sẽ làm mọi việc tốt hơn," Agustín Purizaca, một chuyên gia tư vấn kỹ thuật và cố vấn cho thị trưởng của Marcona nhận xét. Tuy nhiên, hi vọng đó đã nhanh chóng tiêu tan, và sau đó rắc rối bắt đầu. "Họ đã ba lần cố dựng một cổng chào kiểu Trung Quốc tại thị trấn này, và lần nào người dân cũng đánh sập," ông nhớ lại. "Điều duy nhất họ hiểu là bạo lực," ông kết luận, tóm tắt tính chất không thể chịu đựng của tình hình.

Những vấn đề này là do chính bản chất của việc cấp quyền khai thác mỏ, bao gồm toàn bộ thị trấn trong phạm vi 670 km vuông. Vì vậy, trong khi trên văn bản Shougang chỉ sở hữu các khoáng chất chứa trong lòng đất của khu vực này, nhưng nó lại đóng luôn vai trò chủ sở hữu, đại lý và quản trị vùng đất, và nói chung, các dịch vụ đô thị như điện, nước và hệ thống thoát nước. Đặc quyền đáng ngờ về pháp lý này, một đặc quyền ngoại giao thực sự, đã khiến sự tức giận của cộng đồng địa phương trở nên gay gắt trong hai mươi năm qua. Người dân địa phương oán trách cách đối xử của công ty đã tác động nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của họ; chính Shougang quyết định mỗi ngày cấp nước hoặc điện bao nhiêu giờ cho cộng đồng,30 trong khi sự từ chối của công ty về việc giải phóng đất đai để tạo điều kiện cho thị trấn mở rộng đã kiềm chế phát triển đô thị. "Shougang phản đối mọi dự án do thành phố đề nghị. Họ muốn kiểm soát mọi thứ với lý do họ sở hữu nơi này," Purizaca khẳng định.

Cư dân của San Juan de Marcona phải sống với cảm giác khó chịu vì sự có mặt của những vị khách không mời. Họ cảm thấy như khách lạ ở nơi chôn nhau cắt rốn của họ và bị gạt qua bên lề trong khu mỏ, nơi họ đã cống hiến sức khỏe, máu và linh hồn của mình. "Cuộc sống của chúng tôi như bị cưỡng đoạt. Chúng tôi có cảm giác đang sống trong một thuộc địa của Trung Quốc," Purizaca lập luận. Vấn đề chỗ ở là một ví dụ điển hình. Là thị trấn khai thác mỏ, Shougang cung cấp cho nhân viên chỗ ở tối thiểu trong các khu nhà tạm do các công ty Mỹ khai thác mỏ trước đây xây dựng trong những năm 1960 và 1970. Tuy nhiên, nếu nhân viên bị sa thải hoặc đến tuổi nghỉ hưu, họ ngay lập tức bị đuổi ra khỏi nhà của mình. Không có phần thưởng cho quá trình phục vụ công ty. Công ty không cho phép bất kỳ dạng xây dựng nào. Ví dụ, người dân thậm chí phải xin phép Shougang để xây dựng những hốc mới trong nghĩa trang nhỏ ở ngoại ô thị trấn để chôn người chết. Đó là cách Shougang đền đáp giá trị hi sinh của một đời người.

Nhiều công nhân cũ rốt cuộc chuyển đến Nazca, Arequipa hoặc Lima. Tác dụng phụ của việc di cư bắt buộc này là sụt giảm dân số: dân số của San Juan de Marcona đã giảm từ 25.000 xuống còn 14.000 người trong vòng chưa đầy 20 năm. Những người quyết định ở lại bất chấp tất cả những khó khăn là vì không biết đi đâu. Shougang từ chối bán, giao hoặc chuyển nhượng đất đai, bất chấp thực tế  theo văn bản pháp luật họ chỉ sở hữu khoáng sản chứa trong lòng đất chứ không phải chính đất đai. Do đó, lựa chọn duy nhất cho người lao động bị công ty xua đuổi là Ruta del Sol - Con đường Mặt Trời - một khu nhà ổ chuột trên đất mỏ đã nhượng cho Shougang. Khu này ngày càng đông thêm và mạnh mẽ chỉ dựa vào nỗi tuyệt vọng tập thể và những trận đánh nhau với cảnh sát. Hàng chục gia đình phải vật lộn kiếm đủ sống trên vùng đất khô cằn sỏi đá cạnh nghĩa trang dưới sự giám sát của những cảnh sát có tên trong bảng lương của Shougang. Với đôi tay của mình, họ cố gắng tự xây dựng một cái gì đó ít nhiều như một ngôi nhà, chỉ đủ để đặt một chiếc giường, một cái bếp nhỏ và đồ đạc của họ. Không biết đến sự nghèo khổ quanh mình, lũ trẻ chơi đùa với những chiếc ô tô làm bằng mẩu gỗ và dây điện trước cửa nhà, thực ra là một cái ổ tồi tàn với những bức tường xi măng dán đầy các trang tạp chí thể thao và mái nhà lợp bằng amiăng và tôn; những túp lều ổ chuột cùng khổ không có sàn nhà, điện hay nước sinh hoạt.

Có một hình ảnh khác hoàn toàn trong khu dân cư duy nhất của thị trấn, đó là nhà của khoảng năm mươi nhân viên người Trung Quốc quản lý lao động địa phương tại công ty Shougang Hierro Peru. Họ sống trong những ngôi nhà vốn được xây dựng từ thời Công ty khai thác mỏ Marcona - nhà có vườn, nhìn ra biển và quang cảnh của một vùng ngoại ô Mỹ trung lưu. Mặc dù chúng có phần xập xệ sau chừng ấy thời gian, các ngôi nhà vẫn mang dấu ấn của thời kỳ San Juan thực tế là một ốc đảo giữa sa mạc. Vào thời đó, công ty khai thác mỏ của Mỹ chi trả cho việc giáo dục con cái của thợ mỏ và điều hành một bệnh viện có các bác sĩ Mỹ mà các thành viên cũ của cộng đồng nhớ là "một trong những bệnh viện tốt nhất ở châu Mỹ La-tinh." Đó là những ngày công ty khai thác mỏ Marcona được coi là - hoàn toàn tương phản với  những ông chủ Trung Quốc hiện nay - một công ty khai thác mẫu mực. Giờ đây, không còn lại gì ngoài ký ức về những ngày tươi đẹp.

Mọi việc trở nên tồi tệ đến nỗi những người quản lý Trung Quốc hiếm khi ra khỏi nhà. "Chỉ thỉnh thoảng mới nhìn thấy họ. Đây là một thị trấn nhỏ và ở đây chúng tôi đều biết nhau. Họ có thể dễ dàng gặp phải rắc rối," Purizaca giải thích. Chúng tôi phải rung chuông nhiều lần trước khi có người mở cửa ngôi nhà của Fan Fu Li, một quản lý cấp cao của Shougang. Cánh cửa được mở bởi một nhân viên người Trung Quốc ngái ngủ mặc áo khoác trắng. Như con thú đánh hơi được nguy hiểm, ông ta ngay lập tức cảnh giác và tự phòng thủ trước những câu hỏi của chúng tôi với một rào chắn hết sức rõ ràng: lịch sự nhưng xa cách, vô cùng kiên nhẫn và sẵn sàng đỡ đòn nếu cần. Nhưng suốt cuộc phỏng vấn hầu như môi ông bị niêm chặt. "Ông chủ không có ở đây và tôi không biết khi nào ông ấy về. Tôi không biết gì về những việc xảy ra ở đây," ông lặp đi lặp lại, lần này qua lần khác. Tự bảo vệ mình bằng cách né tránh, nhân viên cấp thấp của Shougang này không để lộ bất cứ điều gì. Sau này chuyện giống hệt như thế lặp lại ở Bắc Kinh, khi Shougang từ chối tất cả các yêu cầu của chúng tôi về một cuộc phỏng vấn.31

Đây là một tình huống quen thuộc đối với bất kỳ nhà báo nào làm việc ở Trung Quốc và chúng tôi đã gặp nhiều lần trong suốt cuộc điều tra "thế giới Trung Quốc" của chúng tôi. Dù do nghi ngờ hay tự vệ, người Trung Quốc thường làm rõ người nước ngoài không phải là "người của ta.” Tuy nhiên, tất cả nghi ngờ này sẽ biến mất không dấu vết nếu người nước ngoài ấy được một người đồng hương đáng trọng của họ bảo lãnh. Đặc biệt trong cộng đồng người Trung Quốc ở xa quê hương, nghệ thuật guanxi - tạo dựng quan hệ - làm nên tất cả sự khác biệt. Ví dụ, tại châu Phi, chỉ cần đi cùng một người bạn Trung Quốc trẻ thích phiêu lưu đã mở tất cả các cánh cửa của các dự án hạ tầng lớn của Trung Quốc. Người bạn dũng cảm của chúng tôi không đi cùng chúng tôi ở Marcona, nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất. Trước căng thẳng dâng cao trong cộng đồng địa phương do tình hình rối rắm tại nơi làm việc, các viên chức Trung Quốc lựa chọn chính sách im lặng. Ví dụ, họ không nói một lời về các cuộc bạo động năm 2007 đã kết thúc với việc văn phòng của Shougang bị đốt trụi. Javier Muñante, chủ tịch của một trong hai tổ chức công đoàn của cộng đồng, cung cấp cho chúng tôi một mẩu thông tin quan trọng: "Trong năm năm qua, năm nào chúng tôi cũng đình công." Có thể thấy rõ dấu hiệu của cuộc xung đột này quanh thị trấn với các tường nhà lốm đốm những hình vẽ graffiti lăng mạ Shougang.

Đã đến giờ đổi ca ở Shougang Hierro Peru và có thể thấy những dòng xe buýt đang chở thợ mỏ về nhà. Qua cửa sổ xe, mặt những người thợ mỏ tối lại vì dính quặng sắt và họ vẫn còn đội mũ bảo hiểm màu đỏ hoặc màu xanh lá cây. Trông họ mệt mỏi và ánh mắt họ tự trọng nhưng buồn. Họ đã hai mươi năm đấu tranh với một công ty đánh dấu sự khởi đầu hoạt động ở nước này bằng cách sa thải 1.500 công nhân. Ngày nay, hơn một nửa trong số 3.938 công nhân của công ty - phần lớn là công nhân chính thức trước đây - là hợp đồng tạm thời hoặc hợp đồng thầu phụ, giúp Shougang tiết kiệm được khoảng 40 phần trăm chi phí lao động với mỗi công nhân thuê mới. Các thợ mỏ có mức lương kha khá chỉ là những người đã có trong bảng lương khi Shougang mua mỏ.

Phân biệt đối xử trong trả lương, có thể dẫn đến việc hai nhân viên có cùng mức kinh nghiệm và kỹ năng lại hưởng mức lương rất khác nhau, dẫn đến mức lương trung bình hàng ngày là 14 đô-la, trong khi ngành khai thác mỏ của Peru trả gần gấp đôi số đó.32 Ngoài ra, công nhân cũng phàn nàn về sa thải tùy tiện, điều kiện làm việc nghèo nàn và thái độ thù địch đối với thành viên công đoàn. Tại trụ sở công đoàn, một số thợ mỏ tình nguyện nói lên bất bình của họ với điều kiện giữ kín danh tính; sự trả thù của công ty đối với hai đồng nghiệp đã trút nỗi tức giận của họ trên tờ New York Times vẫn còn tươi rói trong ký ức mọi người.33 Pedro là một trong những người tình nguyện này. Ông đã làm việc ở mỏ ba mươi ba năm, chịu trách nhiệm tính toán lượng chất nổ cần thiết cho mỗi vụ nổ. Ông làm việc đến mười giờ một ngày, sáu ngày một tuần, để đổi lấy mức lương tháng chỉ 2.200 nuevos soles, khoảng 792,34 đô-la. "Chỉ đủ để sống sót qua ngày. Đó không phải là bóc lột sao?" Ông hỏi, đối mặt với khó khăn nuôi sống vợ và bốn đứa con với đồng lương ít ỏi.

Đúng như dự đoán, các điều kiện làm việc hiểm nghèo cũng lan sang lĩnh vực an toàn. Việc sử dụng các thiết bị chắp vá và lạc hậu dẫn đến hàng tháng có cả chục tai nạn trong mỏ. Ngoài ra, 30 phần trăm thợ mỏ của Shougang mắc bệnh phổi do tiếp xúc với bụi khoáng - hay ho dị ứng do hít phải nhiều bụi - trong khi nhiều người hơn bị điếc ở các mức độ khác nhau.35 "Sau khi nghỉ hưu, chúng tôi sống thêm chưa đầy năm năm," một trong số thợ mỏ tại trụ sở công đoàn khẳng định với chúng tôi. "Số lượng các vụ tai nạn thật đáng phẫn nộ. Công ty chỉ quan tâm đến sản xuất quặng sắt," một đồng nghiệp của ông nói thêm. Trong khi đó, mức sản lượng và lợi nhuận của Shougang tăng đều hàng năm. Mô hình thúc đẩy sản lượng tối đa hoàn toàn bất chấp mọi tác động phụ đã tạo nên nền tảng của "phép lạ Trung Quốc" trong những thập niên gần đây và đã dẫn đến hình thành một trong những xã hội bất công nhất trên thế giới.36 Mô hình đó hiện đang được sao chép y chang ở San Juan de Marcona. Có thể gặp một tình huống tương tự trong đầu tư khai thác mỏ khác của Trung Quốc ở Peru, nơi Trung Quốc là một đối tác quan trọng: chỉ tám công ty Trung Quốc chiếm đến 295 giấy phép khai thác mỏ ở Peru.37

Để hoàn tất bức tranh thảm họa, hoạt động của Shougang ở Peru còn có tác dụng độc hại đối với môi trường. Mặc dù việc đổ chất thải chưa được xử lý xuống biển và các hoạt động gây độc hại khác được thừa hưởng từ công ty Bắc Mỹ trước đó và vì thế không thể quy cho một mình Shougang, thực tế là công ty Trung Quốc này tỏ ra rất ít quan tâm đến bảo vệ môi trường. Shougang được xem là một trong 19 công ty gây ô nhiễm nhất ở Trung Quốc,38 còn ở Peru sự đối xử quá đáng của công ty đối với môi trường đã bị phạt nhiều lần. Tuy nhiên, điều này đã không ngăn được việc các sinh vật biển trong vùng nước gần nhà máy của mỏ bị đẩy đến bờ tuyệt chủng. "Hầu như không còn đàn cá nào trong vùng," Santiago Rubio, chủ tịch cộng đồng ngư dân của San Juan de Marcona nói.

Ngành đánh cá truyền thống của địa phương cung cấp sinh kế cho 600 gia đình, nhóm duy nhất trong khu vực không phụ thuộc vào mỏ. Khi gặp chúng tôi tại nhà, Rubio giải thích để đánh bắt loại cá trắng dùng để làm món gỏi ceviche, ngư dân phải đi thuyền ngày càng xa vịnh hơn và "mỗi ngày phải lặn tám giờ dưới nước để bắt 14 kg cá." Làm công việc này, họ chỉ cố kiếm được một ngày 40 nuevos soles, hay 14 đô-la. Trên bãi biển San Nicolás, Rubio mặc vội bộ đồ lặn trông cũ kỹ, lặn xuống nước không có bất kỳ dụng cụ thở nào và nổi lên từ đáy biển với hai bàn tay đầy cát đen lấp lánh các đốm vàng sáng. "Kim loại nặng," anh giải thích. Những con sóng dội vào bờ biển, kéo theo chất cặn màu đỏ. Mùi độc hại ngập tràn bãi biển đã bị quặng sắt nhuộm đỏ. Cách bãi biển vài trăm mét, một ống dẫn chất thải độc hại của quá trình khai thác mỏ vào một đường mương khổng lồ.

Shougang Hierro Peru cung cấp cho các công ty khác trong tập đoàn các nguyên liệu cần thiết để sản xuất thép, được khai thác từ ​​góc bị lãng quên này của sa mạc Ica.39 Hơn nữa, vị trí địa lý đặc biệt của khu vực cung cấp cho công ty một cảng nước sâu tự nhiên để bốc nguyên liệu - chỉ hai giờ sau khi lấy ra khỏi lòng đất - lên tàu hướng về Trung Quốc, mang đi những phúc lợi của ngành công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước Peru. Thông điệp này hoàn toàn rõ ràng: cứu cánh biện minh cho phương tiện. Nạn nhân và thiệt hại nằm lại trong chốn bần cùng này, nhờ sự đồng lõa im lặng của chính quyền Lima, sốt sắng bảo vệ "Đấng Cứu thế" Trung Quốc mới, luôn sẵn sàng đổ tiền vào ngành công nghiệp khai khoáng của Peru.

Trong bối cảnh này, "mệnh phụ tuyệt vời của thép," như Shougang được xưng tụng ở Trung Quốc, mất rất nhiều thời gian để đối phó với chi phí dài hạn của tình huống xung đột đang diễn ra. Trong thực tế, bất chấp các sự kiện được nêu trên, công ty này đã không chút ngại ngùng khoác lác về đóng góp của họ cho sự phát triển ở Peru.40 Tuy nhiên, không một điều nào thay đổi thực tế là cộng đồng cư dân mỏ đang căng đầy không khí đối đầu thường trực. "Đa số người dân ở đây rất tức giận người Trung Quốc," một trong những công nhân bị đuổi việc đang sinh sống trong khu ổ chuột Ruta del Sol cảnh báo. Ông nói trong nỗi tuyệt vọng của người biết mình không thể thắng, nhưng không có bất kỳ dấu hiệu nào của tình cảm chống Trung Quốc thường thấy ở nhiều nơi khác. Tình cảm chung của cư dân Marcona là không bài ngoại, mà là cảm giác chán ngán tận cùng đối với người ngỡ là “bạn tốt" Trung Quốc, kẻ đã hứa hẹn quá nhiều để rồi chỉ làm họ thất vọng.

Sau 20 năm chiến đấu chống lại công ty hàng ngày chà đạp lên quyền lợi của họ, cuộc chiến dường như đã thất bại. Thực tế Shougang không chỉ là một công ty bình thường: nó là một công ty nhà nước Trung Quốc. Điều này có vẻ như không quá quan trọng đối với bất cứ ai không quen với cơ chế vận hành bên trong hệ thống kinh tế chính trị Trung Quốc, dù ở Marcona hay ở nơi nào khác trên thế giới. Tuy nhiên, cái chúng tôi thực sự nhìn thấy ở đây là cái bóng dài của một nhà nước Trung Quốc toàn năng. Thực tế mục tiêu chiến lược quốc gia của Trung Quốc và nhu cầu của các công ty này nói chung có thể bổ sung và thay thế cho nhau, giúp cho các công ty - trong trường hợp này là Shougang - một ý thức miễn trừ rõ ràng, cho phép chúng vi phạm mọi giới hạn. Điều này đặc biệt đúng, như trong trường hợp của San Juan de Marcona, khi chính quyền nước sở tại không nỗ lực chấm dứt sự lạm dụng của phía đối tác, đang trở thành đồng lõa làm tăng thêm tổn thương cho các cộng đồng bị ảnh hưởng. Hơn thế nữa, việc thiếu tất cả các dạng xã hội dân sự, truyền thông độc lập hay đảng phái đối lập của Trung Quốc đem lại cho các công ty của chế độ một mức độ an toàn đáng kể. Trong hoàn cảnh này, ai sẽ là người đứng trong văn phòng của Shougang ở Bắc Kinh và bắt công ty này giải thích những tội ác họ đã gây ra? Thậm chí còn quan trọng hơn, ai sẽ là người khống chế các hành vi liều lĩnh của Trung Quốc trên toàn thế giới?

CẠM BẪY CỦA  BẢN  "HỢP ĐỒNG THẾ KỶ"

GIỮA CONGO VÀ TRUNG QUỐC

Nếu Marcona như là một nơi hẻo lánh, vượt qua biên giới giữa Angola và Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) ngang qua tỉnh Cabinda của Angola là một khu vực hoàn toàn khác. Đây là một nơi thù địch, cô lập và hoang dã, một khu vực cấm xâm nhập theo kiểu cổ điển, nơi châu Phi có thể dễ dàng cho thấy mặt tối của nó. Chiếc máy bay hạ cánh vào khoảng 7 giờ sáng ở Cabinda, thành phố của tỉnh giàu dầu mỏ cùng tên. Sau một chuyến taxi ngắn, chúng tôi đến biên giới do quân đội kiểm soát. "Hôm nay chủ nhật. Đóng cửa," hai người lính ở bên phía Angola quát chúng tôi, chống tay vào các khẩu súng Kalashnikov quen thuộc của họ. Mọi thứ trở nên phức tạp tại một trong những biên giới bất an nhất của châu Phi những năm gần đây.41

Sau nhiều giờ kiên quyết chờ đợi, cuối cùng chúng tôi đã được đóng dấu xuất cảnh Angola và bước qua biên giới, đi về phía một túp lều xập xệ treo cờ quốc gia màu xanh, đỏ và vàng của DRC. Đột nhiên, ba lính Congo mang dép và quần ngắn dân sự bừng tỉnh khỏi trạng thái thờ ơ ngày chủ nhật, né tránh đống chai bia rỗng vừa uống, hứa giúp chúng tôi "mặc dù trạm đóng cửa vào chủ nhật." Sự cực kỳ tách biệt của biên giới rõ ràng khiến họ cảm thấy bất khả xâm phạm và nhanh chóng biến chúng tôi thành mục tiêu của ý đồ có phần đáng ngờ của họ. Một người đang nhai lá khat, được gọi là "ma túy châu Phi," và tấn công chúng tôi tới tấp với những câu hỏi về vẻ đẹp và sự hấp dẫn của vợ chúng tôi. Một tên lưu ý đến thị thực của chúng tôi và ngang ngược bắt chúng tôi đọc lại từng chữ viết trong đó: một sự pha trộn kỳ lạ của thẩm vấn và tính hiếu kỳ mộc mạc.

Đột nhiên, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn: chúng muốn biết liệu chúng tôi có mang theo "tài liệu gián điệp." Chúng nói phải kiểm tra bên trong túi của chúng tôi, vốn đựng đầy máy ảnh, ổ cứng và máy tính xách tay - không dễ phân trần là chúng tôi có thị thực du lịch và đang định "ăn mừng" chiến thắng World Cup của Tây Ban Nha tại Nam Phi ở một nơi mà không một ai dám ăn mừng bất cứ điều gì. May thay, chúng tôi gặp hên. Một cuộc kiểm tra qua loa cho phép chúng tôi tránh được tai nạn và đối mặt với ý đồ quái đản của những tên lính: trả tiền “mãi lộ.” Ba giờ sau đó, sau một đống giải thích, những nụ cười giả tạo, van nài và tán dóc về bóng đá - cùng với thí 100 đô-la - chúng cho chúng tôi đi. Thần kinh cực kỳ căng thẳng nghĩ đến điều có thể đã xảy ra, chúng tôi nhập cảnh DRC, một đất nước có kích thước gấp mười lần Vương quốc Anh và là hiện trường của chế độ thực dân phương Tây man rợ nhất trên lục địa này.

Chiếc Toyota hai cầu cà tàng, dùng đã mười lăm năm, chạy hết tốc độ đưa chúng tôi về hướng Muanda ngang qua một quang cảnh trông rất khốc liệt, dọc theo 27 km đường cát có rất ít xe cộ đi lại và hầu như không có dấu hiệu nào của sự sống. Chỉ có một chiếc xe tăng hỏng bị vứt bỏ bên đường phá vỡ sự đơn điệu, còn có vài lái xe đang thay lốp bị thủng của những chiếc xe cổ lỗ. Cảnh quan hoang dại, bạo liệt, hùng vĩ gợi nhớ đến những miêu tả của nhà báo Ba Lan Ryszard Kapuscinski trong cuốn Bóng của mặt trời (The Shadow of the Sun), một biên niên sử vô song của ông về giải phóng thuộc địa ở châu Phi. Cuối cùng chúng tôi dừng lại ở một điểm kiểm soát an ninh tạm thời trong ngôi làng ở một nơi hoang vu, nơi một người lính trông giận dữ đang thu phí rõ ràng là bất hợp pháp. Ngay sau đó chúng tôi đến Muanda, một thị trấn nhỏ với những con đường không được trải nhựa bừa bãi rác rưởi và hoàn toàn bất chấp luật pháp. Đây là nơi mà cảnh sát còn nguy hiểm hơn kẻ xấu rất nhiều, như chúng tôi đã có cơ hội tự mình khám phá. Một cảnh sát mặc thường phục đặc biệt hung hãn thực sự bắt cóc chúng tôi mà không cho chúng tôi xem một thứ giấy tờ nào, và giữ chúng tôi một cách bất hợp pháp trong nhiều giờ trước khi lãnh sự quán Tây Ban Nha giải cứu chúng tôi khỏi bàn tay cướp giật tiền bạc của hắn.

Chúng tôi nhanh chóng nhận ra không có pháp luật, quản lý nhà nước, sự bảo đảm hay an ninh đối với bất kỳ lĩnh vực nào trong góc khuất hẻo lánh này của DRC. Chúng tôi phải mất khoảng hai mươi giờ để đi 400 km đến Kinshasa dọc theo con đường N1, chạy song song với đường sắt do nhà thám hiểm người Anh Henry Morton Stanley xây dựng để mở mang thương mại ra phía biển, vì không thể đi lại trên đoạn này của sông Congo. Mạng sống của chúng tôi gặp nguy mỗi khi có xe ngược chiều, như chúng tôi có thể thấy được từ những dãy xe dúm dó đang yên giấc trong rãnh mương bên vệ đường. Những chiếc xe tải cũ kỹ đột ngột hiện ra, làm chói mắt lái xe với đèn pha sáng choang và buộc họ phải khéo léo giữ thăng bằng trên con đường hẹp để tránh rơi vào hố hoặc kết thúc dưới gầm xe tải. Mỗi khi chúng tôi đi qua một thị trấn hay làng mạc, nơi giao thông hỗn loạn buộc chúng tôi chậm lại, đám trẻ em, hàng rong và những tên trộm bu quanh xe để ăn xin, bán trái cây hay chỉ để cướp giật hành khách. Đó là DRC: một cuộc chuyển động thường trực trên hiểm họa, một mối nguy liên tục mà bất cứ lúc nào cũng có thể vượt tầm kiểm soát hoặc đột ngột xảy ra cho mình. Đó là nơi bi kịch lẩn khuất quanh mỗi ngóc ngách.

Trong những năm gần đây Trung Quốc đã đắc thắng tiến vào cảnh hỗn loạn này. Bắc Kinh đã chọn một trong những nước nghèo nhất, kém phát triển và tham nhũng nhất trên thế giới làm đối tác trong hợp đồng lớn nhất và tham vọng nhất trong tất cả các các hợp đồng đã ký kết ở châu Phi từ trước đến nay.42 Trên cơ sở hợp đồng đã ký trong năm 2008, Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sự phát triển của DRC đổi lấy quyền khai thác trữ lượng đồng và coban khổng lồ của quốc gia này trong ba mươi năm tiếp theo.43 Một phần của thỏa thuận là nhà nước Trung Quốc sẽ đóng góp hàng triệu đô-la tài trợ 44 cũng như kinh nghiệm và công nghệ do hai công ty nhà nước lớn nhất của Trung Quốc cung cấp, và tất nhiên, một phần lớn lực lượng lao động45 cần thiết để xây dựng và sửa chữa hàng nghìn km đường sá, cầu cống, đường sắt, sân bay, đập, cũng như xây dựng hàng chục bệnh viện, trường đại học và nhà ở giá rẻ.46 Bắc Kinh cũng sẽ cung cấp tiền và chuyên môn để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ngành mỏ cần thiết để khai thác trữ lượng đồng và coban cực kỳ to lớn tại tỉnh Katanga ở biên giới với Zambia, tại trung tâm của cái gọi là "Vành đai đồng" của châu Phi.

Ngay từ cái nhìn đầu tiên, không nghi ngờ gì bản "hợp đồng thế kỷ" thể hiện một cơ hội duy nhất cho thuộc địa cũ của Bỉ để xây dựng cơ sở hạ tầng hết sức quan trọng mà các nhà tài trợ thông thường đều từ chối một cách có hệ thống vì lý do này hay lý do khác. DRC hiện tại không khả thi về mặt tài chính, như có thể thấy từ thực tế là ngay cả các công ty Trung Quốc, vốn nổi tiếng khắp thế giới kinh doanh về khả năng khắc phục tất cả các loại trở ngại, thường kết thúc với việc từ bỏ cơ hội ở đây vì lý do hậu cần.47 Chúng tôi có thể tự mình thấy được điều này trong suốt cuộc hành trình sởn tóc gáy giữa Muanda và Kinshasa, trên tuyến đường bộ duy nhất của nước này ra Đại Tây Dương. Điều đó cũng hiển nhiên khi chúng tôi phải bay từ thủ đô đến Lubumbashi, tâm điểm khai khoáng của nước này, do không có đường nối hai thành phố quan trọng nhất này của Congo và giải pháp duy nhất là đi bằng tàu thủy, một hành trình mất vài tuần.

Con đường chính của Kinshasa, Đại lộ 30 tháng 6 - cái tên để kỷ niệm ngày nước Congo cũ giành được độc lập vào năm 1960 - tiêu biểu cho một trong những tác động đầu tiên hợp đồng với Trung Quốc đem lại cho nước này. Với bốn làn xe cho cả hai chiều, con đường nhựa rộng rãi sạch bóng này đầy các văn phòng bộ, cửa hàng, khách sạn và sứ quán trông giống như một bản sao của đại lộ Thiên An ở Bắc Kinh mà vào năm 1989, những chiếc xe tăng đã chạy đến để tàn bạo nghiền nát cuộc nổi dậy của sinh viên trong khu vực xung quanh quảng trường Thiên An Môn. Ngoài đường sá, nước châu Phi này cũng sẽ phát triển ngành y tế để chống lại tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh đau buồn của mình và cải thiện mạng lưới năng lượng để giảm bớt tình trạng mất điện thường xuyên. Như vậy, thoạt nhìn đối với chính quyền Congo không gì hấp dẫn hơn đánh đổi "khoáng sản lấy hạ tầng," một khi Trung Quốc thực sự bày biện một kế hoạch phát triển toàn diện đầy quyến rũ: một cơ hội to lớn cho "đại nhảy vọt."

Trong trường hợp này, Bắc Kinh vui vẻ trưng ra bản hợp đồng như một thỏa thuận hợp tác mẫu mực cho cả đôi bên, một hình mẫu sáng ngời của "chính sách cùng thắng" đang sử dụng khắp thế giới đang phát triển.48 Tất nhiên, không nước nào khác ngoài Trung Quốc bật đèn xanh cho khoản chi khổng lồ có rủi ro dài hạn to lớn như vậy tại thời điểm bất ổn chính trị và kinh tế ở các quốc gia châu Phi. Tuy vậy, đọc kỹ hơn các hợp đồng, phụ lục và các sửa đổi - rơi vào tay chúng tôi mặc dù không dành cho công chúng - cho thấy ý định đằng sau các tài liệu hoàn toàn khác với những gì Bắc Kinh đưa ra. Vấn đề chính phát sinh từ thỏa thuận này là vấn đề công bằng. Trước tiên, giá trị của nguồn tài nguyên mà Trung Quốc có được từ khai thác mỏ của Congo vượt áp đảo đầu tư của Trung Quốc. Trong khi các công ty nhà nước Trung Quốc đầu tư 6 tỷ đô-la thông qua ngân hàng Exim Bank của Trung Quốc, lợi nhuận mà coban và đồng có thể mang lại cho Sicomines49 - công ty liên doanh chịu trách nhiệm quản lý đầu tư, tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng mới, vận hành mỏ và phân chia lợi nhuận thu được từ khai thác tài nguyên này - có khả năng đạt từ 40 đến 120 tỷ đô-la, nói cách khác, từ 6 đến 20 lần giá trị đầu tư.50

Chỉ nhìn qua các con số này cũng hiểu rõ trong dài hạn Trung Quốc sẽ thu lợi từ hợp đồng gấp nhiều lần DRC, ngay cả sau khi trừ chi phí hiện đại hóa và bảo trì hoạt động khai thác mỏ, một quá trình đòi hỏi vài tỷ đô-la. Thứ hai, hợp đồng quy định trong thời gian trả nợ tín dụng - một phần trong số đó phải được hoàn trả với lãi suất thị trường 6,1 phần trăm - các doanh nghiệp Trung Quốc liên quan sẽ được miễn tất cả các loại thuế, kể cả phí tài nguyên.51 Một số nguồn tin, chẳng hạn như nhà hoạt động Jean-Pierre Okenda, cho rằng thỏa thuận này bất hợp pháp. Hơn nữa, một khi các khoản vay đã được trả hết, việc "khai thác thương mại" của mỏ sẽ tạo ra một dòng thuế quay lại với liên doanh Sicomines chứ không nộp vào nhà nước Congo. Hợp đồng qui định các khoản thuế này sẽ đưa vào chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng lần hai, nhưng không đi vào chi tiết việc này sẽ liên quan đến điều gì. Kết quả là, DRC, dựa vào khai thác mỏ như là nguồn lực kinh tế chủ yếu, sẽ mất đi khoản thu nhập chừng 20 tỷ đô-la.52 Ngoài ra, nếu việc khai thác mỏ tiếp tục với tốc độ dự kiến​​, trữ lượng đồng và coban của quốc gia này sẽ hoàn toàn cạn kiệt trong vòng chưa đầy ba mươi năm.

Cuối cùng, hợp đồng không quy định ai sẽ là người nắm giữ các khoáng sản, hoặc giá bán bao nhiêu. Điều này có nghĩa trên thực tế nhà nước Trung Quốc sẽ kiểm soát toàn bộ quá trình thương mại, nhờ vào cổ phần lớn hơn của nó trong Sicomines. Do các khoản Trung Quốc cho vay sẽ được hoàn trả bằng khoáng sản, lợi ích của Bắc Kinh là cố định giá khoáng sản càng thấp càng tốt, để hạ tầng họ xây dựng ở DRC sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất bằng đồng và coban. Đây là một tình huống nguy hiểm, chí ít, trong đó người cho vay, người bán và khách hàng, tất cả chỉ là một thực thể pháp lý: nhà nước Trung Quốc. Đối mặt với sự yếu kém vốn có của nhà nước Congo và của các tổ chức của nó, làm thế nào Congo có thể ngăn chặn Trung Quốc làm bất cứ điều gì họ muốn để mang đi số lượng tối đa tài nguyên đánh đổi từ khoản đầu tư tối thiểu? Khi chính phủ Congo không có khả năng thậm chí đảm bảo hòa bình trên khắp lãnh thổ của mình, làm thế nào nhà nước này đảm bảo rằng các công ty Trung Quốc chi ra nhiều như họ đã hứa sẽ chi cho xi măng, xe tải và đường sá?

"Trung Quốc biết rằng hợp đồng vi phạm pháp luật hiện hành của nước này vì thế đã yêu cầu quốc hội phải thông qua một luật mới" để hợp đồng có hiệu lực, để "hợp pháp hóa điều bất hợp pháp" như Okenda giải thích, đề cập đến điều 15.1 của hợp đồng.53 Để bảo vệ lợi ích riêng của mình và giảm tối đa rủi ro liên quan, Bắc Kinh sử dụng một điều khoản trong hợp đồng để buộc thông qua điều hoàn toàn rõ ràng vi phạm chính sách "không can thiệp vào công việc nội bộ,” một khẩu hiệu yêu thích của ngoại giao Trung Quốc. Đây không phải là sự vi phạm duy nhất của loại này. Hợp đồng cũng trao cho Bắc Kinh quyền là một chủ nợ ưu tiên và yêu cầu nhà nước Congo phải bảo hộ hợp đồng thương mại đơn giản này bằng bảo đảm chủ quyền54 - một điều khoản sau đó đã được sửa đổi sau khi các tổ chức tài chính quốc tế can thiệp, cho rằng điều đó sẽ đưa quốc gia châu Phi này vào tình trạng nợ có nguy cơ cao.

"Tôi nghĩ rằng hợp đồng này sẽ không có tác dụng lâu dài với đất nước. Ý tưởng xây dựng đường giao thông được hình thành không phải vì sự phát triển của quốc gia, mà để giành thêm phiếu bầu," Jerome Kamate, đại biểu quốc hội Congo, nói khi chúng tôi phỏng vấn ông ở Kinshasa. Kamate giải thích việc sử dụng và hiệu quả của hợp đồng này trên khía cạnh bầu cử: việc tái đắc cử của Tổng thống Joseph Kabila.55 Người đứng đầu nhà nước hứa với cử tri một cuộc cách mạng về cơ sở hạ tầng được gọi là "5 công trình" và dựa vào Trung Quốc để đạt được việc này. Điều này giải thích tại sao việc xây dựng cơ sở hạ tầng được chia thành hai giai đoạn, giai đoạn đầu kết thúc ngay trước cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2011, Kabila chiến thắng. "Người ta cho rằng xây dựng cơ sở hạ tầng mới sẽ giúp tạo ra các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp này sẽ giúp phát triển một tầng lớp trung lưu mới, như đã xảy ra ở Trung Quốc. Tuy nhiên, 90 phần trăm cử tri của tôi không biết chữ. Tầng lớp trung lưu này sẽ từ đâu ra khi không có ngay cả một mức độ giáo dục cơ bản ở đất nước này?" Kamate hỏi. Phân tích tình hình của ông hoàn toàn thuyết phục: "Trung Quốc sẽ lấy đi tất cả tài nguyên và cơ sở hạ tầng sẽ chẳng để làm gì."

Các dấu hiệu đầu tiên của điều này có thể đã được nhìn thấy ở DRC, đặc biệt trong trường hợp của bệnh viện và các trường đại học mới được xây dựng nhưng vẫn chưa đưa vào sử dụng do DRC không thể cung cấp điện, bác sĩ hay giảng viên.56 Trong khi đó, Trung Quốc đã đạt được tất cả mục tiêu của họ. Trung Quốc đảm bảo nguồn cung cấp đồng dài hạn để đáp ứng ngành sản xuất các loại cáp điện, vật liệu sợi quang và vũ khí, và nguồn cung cấp coban, nguyên liệu có giá trị cao được sử dụng chủ yếu trong sản xuất pin điện thoại di động, máy tính xách tay và xe hơi.57 Mặc dù Bắc Kinh và Kinshasa rất cố gắng dán nhãn hợp đồng là một "thỏa thuận hợp tác," mức độ khả nghi về tính công bằng và các điều kiện hoàn toàn bất lợi cho thấy rõ thực tế đây là một hợp đồng khai thác mỏ, không hơn không kém, không chút mảy may của lòng nhân từ vẽ vời trong ngôn từ hoa mỹ khoa trương của Trung Quốc. Nói cách khác, "hợp đồng thế kỷ" dường như không chỉ phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc, nó còn làm nổi bật khoảng cách rất thực tồn tại giữa tuyên bố chính thức của Trung Quốc và hành động thực tế của họ trong thế giới đang phát triển.58