Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019

Thư gửi phủ viện Quảng An thiết lập trấn thủ Vân Đồn

Phạm Phú Thứ

Lịch sử đã chứng minh ngay từ thời Lý, Vân Đồn có vị trí quan trọng và là thương cảng đầu tiên của Việt Nam mở ra đường biển giao thương thịnh vượng với các nước láng giềng như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ. Đã là người Việt thì ai ai cũng biết rằng hàng mấy trăm năm trước giặc phương Bắc luôn lăm le xâm chiếm đất nước Việt nhỏ bé của chúng ta nhưng chúng đã phải chịu thua trước mưu lược và lòng quả cảm của dân ta. Vào thời vua Tự Đức, ông tôi Phạm Phú Thứ làm quan triều đình nhà Nguyễn được chức phong bổ nhiệm làm quan tổng đốc Hải An, kiêm quản khu vực Vân Đồn thuộc phủ Quảng An. Với tài trí nhìn xa trông rộng, nhìn thấy sự quan trọng về địa lý chính trị của Vân Đồn cũng như mối lo ngại với những mưu đồ đen tối của người Trung Quốc hòng thôn tính và lấn chiếm đất của ta, ông đã lệnh cho quan phủ lên kế hoạch phòng bị rồi tâu lên đức vua về việc thiết lập trấn thủ Vân Đồn.

Đó là câu chuyện của hơn 140 năm trước đây. Nhưng ngày nay Vân Đồn vẫn còn nguyên giá trị cuả nó bởi nằm trên tuyến đường hàng hải sôi động của khu vực, nằm ở điểm giữa của tuyến đường biển Hạ Long - Móng Cái, Quảng Ninh, thông thương với các địa phương trong nước qua quốc lộ 18A và qua đường biển đến với thế giới. Tại sao người Trung Quốc muốn mua ba đặc khu quan trọng của ta, trong đó có Vân Đồn, và tại sao ta lại bán cho “người bạn láng giềng tốt bụng” lúc nào cũng muốn nuốt chửng ta? Hay là ta phải bán nó đi để cho Trung Quốc, là đối thủ của Mỹ, bảo vệ ta? Sự việc này làm tôi liên tưởng đến câu thơ nói về chuyện tình thời vua An Dương Vương của công chúa Mỵ Châu và chàng rể phương Bắc tên là Trọng Thuỷ:

Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.”

Mời các bạn đọc bài mật tư của cụ tổng đốc Phạm Phú Thứ ra lệnh cho quan phủ Quảng Yên thi hành phòng bị trấn thủ Vân Đồn.

Phạm Phú Cường

clip_image002

Phần biển Hải An ta là nơi đất ngoài ven ta giáp với Trung Quốc, đảo và bãi vòng quanh, hình thế có sự qua lại tấp nập, các đời Trần, Lê đều chú trọng đặc biệt lập đồn trấn giữ ở Vân Đồn, có ý (dùng nơi ấy) phòng ngự từ xa. Cho đến gần đây, xâm chiếm lấy mà không hỏi, tưởng chẳng là điều phải lẽ. Tháng trước, do thám nghe rằng chúng muốn xin đảo này làm chỗ đặt cửa hàng, lại nghe để bọn du tử sang trọng của nước họ đến chơi săn bắn, nói quanh co rồi sau cũng lộ ý là mượn một cung đường để ở. Nếu ta gạt bỏ chuyện này mà không tính kế hoạch thì sẽ bị vượt qua. Suy đi tính lại nhiều lần, cái lợi cái hại của chuyện này không ngoài phải tế nhị làm cho nhanh. Gửi gấp tờ mật tư này, ủy cho quan án ngay lập tức cỡi thuyền đến trước, đánh tiếng là đi tuần xét, rồi mật vẽ họa đồ nơi định đóng đồn trại, khi về cùng các quý chức châm chước thỏa thuận, bí mật gởi lại cho thiểm chức duyệt, gom thành tập tâu về trên, lập đồn đặt quan binh cùng với đội thuyền nhỏ gan dạ, giữ nơi hiểm yếu, một mặt để mời thương buôn đến mở cửa hàng, một mặt trấn áp sào huyệt bọn giặc, cùng với vũng đầm Cát Bà cây cối rậm rạp làm thế nương tựa, chặn bọn nước ngoài dòm ngó vào hướng trung tâm của ta.

Đây là việc quan yếu rất gấp, phải bí mật cẩn thận, các quý chức nhanh chóng có kế hoạch sớm sớm phúc đáp cho biết việc làm.

Phạm Phú Viết (cháu ba đời của cụ Phạm Phú Thứ) dịch

Nguồn: Phạm Phú Thứ, Giá Viên toàn tập, quyển 4, Tư liệu nội bộ họ tộc, Phạm Phú Viết giới thiệu, 2008.