Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

Hồi ký Triệu Tử Dương (kỳ 2)

PHẦN 1

VỤ THẢM SÁT

THIÊN AN MÔN

1. Những cuộc Phản kháng Sinh viên Bắt đầu

Phong trào sinh viên năm 1989 là một trong những thời khắc quyết định của sự nghiệp của Triệu Tử Dương. Vào ngày 15 tháng Tư, tin tức về cái chết của Hồ Diệu Bang, nhà cải cách khai phóng người đã bị đuổi khỏi chức vụ của mình với tư cách Tổng Bí thư Đảng Cộng sản hai năm trước, làm nổ ra một làn sóng để tang của các sinh viên đại học ở Bắc Kinh. Nó là một hành động bất tuân rõ ràng chống lại quyết định do lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình và các lão thành Đảng khác đã đưa ra để đuổi Hồ. Các cuộc phản kháng đến vào lúc khi các công dân Trung Quốc đã lo lắng rồi về giá cả và tham nhũng tăng lên trong nền kinh tế được cải cách một nửa của đất nước. Như một kết quả, hàng trăm hàng ngàn người Trung quốc gia nhập các cuộc biểu tình. Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản bị chia rẽ. Những người bảo thủ mà đã ủng hộ việc lật đổ Hồ dùng lý lẽ biện hộ cho một sự đàn áp thẳng tay. Nhưng Triệu, người đã kế vị Hồ như người đứng đầu Đảng, lo về những hệ quả chính trị của một sự phản ứng lại gay gắt, và rằng một phản ứng dữ dội theo đường lối cứng rắn có thể làm trật các cuộc cải cách kinh tế. Do các cuộc phản kháng kéo dài, cuộc chiến quyền lực gia tăng. Không lâu sau khi các cuộc phản kháng nổ ra, tuy vậy, Triệu phải đi Bắc Triều Tiên trong một chuyến thăm chính thức, mà đã hạn chế khả năng của ông để ảnh hưởng đến sự phản ứng lại của Đảng đối với các cuộc biểu tình. Trong khi ông ở xa, vào 26 tháng Tư, chính phủ cho phép công bố một lời tuyên án chính thức chống lại các cuộc phản kháng, dưới hình thức của một bài xã luận trong Nhân dân Nhật báo. Giọng inh ỏi của nó chỉ làm cho tình hình tồi đi và làm giảm khả năng của Triệu để quản lý tình hình. Tại đây lần đầu tiên Triệu nói cặn kẽ về nguồn gốc của các cuộc phản kháng. Ông giải thích vì sao ông đã cảm thấy chúng đã không đưa ra một thách thức trực tiếp đối với chính phủ và làm thế nào chúng đã có thể được giải quyết trước xa cuộc đàn áp hung bạo ngày 4 tháng Sáu.

Bảy năm trước [trong năm 1992], tôi đã ghi lại vài ghi chú về các sự kiện xung quanh sự cố mùng Bốn tháng Sáu bởi vì tôi lo rằng tôi có thể bắt đầu quên một vài chi tiết. Tôi hy vọng rằng nó có thể được dùng như một loại hồ sơ lịch sử.

Bây giờ tôi sẽ nói về sự cố theo những lời ghi chép này. Vài trong số vấn đề này đã được bao gồm trong bài phát biểu tôi đã trình bày tại Hội nghị Toàn thể thứ Tư của Uỷ ban Trung ương khoá 13 [được tổ chức ngày 23–24 tháng Sáu, 1989, khi Triệu, bị truất khỏi quyền lực, đã bảo vệ vai trò của ông trong các cuộc phản kháng], nhưng cũng có những vấn đề khác mà tôi đã không nhắc tới khi đó. Bây giờ tôi sẽ nói về tất cả chúng.

Đầu tiên, tôi muốn nói về ban đầu cái gì đã kích các cuộc phản kháng sinh viên. Tất cả mức độ xảy ra ban đầu của các cuộc phản kháng sinh viên đã liên quan đến sự tưởng nhớ [Hồ] Diệu Bang.

Diệu Bang đã mất vào ngày 15 tháng Tư, 1989. Ngay sau khi công bố được phát đi, một số sinh viên đại học đã đề xướng các hoạt động tưởng nhớ. Chẳng bao lâu sau đó, họ đã đưa các hoạt động của họ xuống đường phố, và số những người tham gia đã tăng lên và tăng lên. Mặc dù tại điểm này một số sinh viên đã đưa ra vài tuyên bố cực đoan bởi vì những xúc cảm giận dỗi, toàn bộ hoạt động của họ đã khá trật tự và chẳng có gì thái quá đã xảy ra.

Vào các 18 và 19 tháng Tư, vài trăm người đã tụ tập bên ngoài Cổng Tân Hoa (Tân Hoa Môn) [bên ngoài tổng hành dinh của Đảng]. Muộn hơn tôi đã gọi và đã xem các băng video do Bộ Công An tạo ra. Trong cái gọi là “sự cố các sinh viên bao vây Cổng Tân Hoa,” vài sinh viên ở đằng trước trên thực tế đã hô lặp đi lặp lại, “Chúng ta phải duy trì trật tự! Đừng làm bất cứ gì không thích hợp!” Đã có một đám đông lớn người xem đằng sau họ. Các sinh viên đã đưa ra các đòi hỏi bằng lời, kể cả đòi hỏi để gặp các thành viên nào đó của ban lãnh đạo. Rồi người dân đã đẩy từ phía sau và trở nên hỗn loạn một chút. Các sinh viên sau đó đã tổ chức một nhóm để hoạt động như những người bảo vệ để cản đám đông người xem lại.

Vào 22 tháng Tư, trong khi lễ tưởng niệm chính thức cho Hồ Diệu Bang đang diễn ra, hàng chục ngàn sinh viên đã tập hợp ở Quảng trường Thiên An Môn. Việc này đã được chấp thuận một cách chính thức. Những loa phóng thanh ở quảng trường truyền âm thanh từ lễ tưởng niệm chính thức bên trong Đại Lễ Đường Nhân dân, cho nên tất cả họ đã có thể nghe.

Đấy đã là tình hình trước khi xuất bản bài xã luận 26 tháng Tư trong Nhân dân Nhật báo. Vì sao các sinh viên phản ứng mạnh đến vậy trong việc tưởng niệm sự qua đời của Hồ Diệu Bang? Các lý do đã là phức tạp.

Thứ nhất, Hồ Diệu Bang đã luôn luôn có một hình ảnh rất tốt trước công chúng. Ông đã chịu trách nhiệm việc đảo ngược vô số vụ truy tố phi lý tiếp theo những năm của Mao; ông đã luôn luôn là một người đề xướng cải cách; quan trọng nhất, ông đã là người liêm chính (không thể bị tha hoá) trong khi nắm quyền. Đã có nhiều sự bất mãn với tham nhũng thời đó, như thế việc tưởng nhớ Hồ Diệu Bang đã là một dịp để bày tỏ sự bất bình này.

Thứ hai, việc giáng chức Hồ Diệu Bang trong 1987 đã làm nhiều người bực mình hoặc thậm chí phẫn uất. Nhiều người đã không thích Chiến dịch Chống Tự do hoá Tư sản [được phát động trong 1987–88] và đã tiếp tục phản đối nó. Ngoài ra, người dân đã thấy không thể chấp nhận được cách mà theo đó ban lãnh đạo được thay đổi. Nói chung, người dân đang bày tỏ một cảm giác công phẫn về cách Hồ Diệu Bang đã bị đối xử.

Thứ ba, khi sự tổ chức lại chính phủ được đề xuất trong mùa thu 1988, các chương trình cải cách đã bị cắt bớt trên mọi phương diện. Không hành động nào được tiến hành về cải cách chính trị trong khi cải cách kinh tế đã bị bế tắc hoặc thậm chí bị rút lại. Các sinh viên đã không hài lòng với tình hình chung và đã bày tỏ mong muốn của họ cho việc thúc đẩy các cải cách qua việc họ tưởng niệm Hồ Diệu Bang.

Đã có ba loại người xuống đường để phản kháng: tuyệt đại đa số người đã thuộc về hạng mà tôi đã mô tả ở trên. Cũng đã có những người có những bất bình đối với các chính sách quá khứ của chúng ta và đã lợi dụng cơ hội để gây tiếng ồn nào đó. Tất nhiên, cũng đã có một số ít người chống đối Đảng và chống đối xã hội chủ nghĩa mà đã hy vọng để làm trầm trọng thêm tình hình.

Tại một cuộc họp Ban Thường Vụ Bộ Chính trị [BTV] [tại thời điểm không rõ], tôi đã nói rằng chúng ta không được cấm các hành động của các sinh viên những người chỉ tổ chức các cuộc tưởng nhớ của họ trong khi Uỷ ban Trung ương đang tổ chức các lễ tưởng niệm. Đã không có lý do vì sao chúng ta phải dành riêng cho bản thân chúng ta các độc quyền để tưởng niệm Hồ, trong khi lại cấm các sinh viên làm vậy.

Tôi đã gợi ý chúng ta trừng trị theo luật chỉ những người mà can dự vào năm kiểu hành vi: đánh đập, đập phá, cướp bóc, đốt, hay xâm nhập (trespassing). Trong tất cả các hoàn cảnh bình thường khác, phải có sự cố gắng để làm giảm căng thẳng.

Sau lễ tưởng niệm chính thức cho Hồ Diệu Bang, tôi đã đề xuất một tiến trình hành động với ba điểm:

1. Với lễ tưởng niệm bây giờ đã xong, các hoạt động xã hội phải quay trở lại bình thường. Các sinh viên cần được thuyết phục để thôi các cuộc biểu tình đường phố của họ và quay lại các lớp học của họ. (Vào lúc đó, tôi đã cảm thấy rằng dù động cơ của họ là gì, các sinh viên thực ra đã tham gia vào chẳng gì hơn việc tưởng niệm Hồ Diệu Bang. Như thế với lễ tưởng niệm đã xong, và họ đã có một cơ hội tham gia bằng việc tổ chức các hoạt động riêng của họ, sẽ chẳng có lý do gì để tiếp tục các cuộc biểu tình. Đã đến lúc quay lại các lớp học.)

2. Theo mục tiêu nguyên tắc về giảm bớt căng thẳng, đối thoại nên được tiến hành ở nhiều mức, và qua những kênh và dạng thức khác nhau để củng cố sự hiểu biết lẫn nhau và để theo đuổi một sự đa dạng ý kiến. Dù các ý kiến của họ là gì, tất cả các sinh viên, các giáo viên, và các trí thức phải được phép bày tỏ mình một cách tự do.

3. Phải trách sự đổ máu, dù gì đi nữa. Tuy vậy, những người can dự vào năm loại hành vi—đánh đập, đập phá, cướp bóc, đốt phá và xâm nhập—phải bị trừng trị theo luật.

Các gợi ý của tôi tất cả đã được chấp nhận bởi [Thủ tướng] Lí Bằng và mọi uỷ viên Ban Thường Vụ Bộ Chính trị và đã được lập tư liệu một cách chính thức.

Đánh giá trên về tình hình và các nguyên tắc hành động được thống nhất đã được phổ biến qua những kênh khác nhau cho các nhánh chính quyền địa phương. Đấy đã là ba điểm mà tôi đã đề xuất trước cuộc viếng thăm của tôi tới Bắc Triều Tiên. Tôi đã nói với các lãnh đạo chủ chốt của Uỷ ban Trung ương về chúng trong khi đi thang máy xuống sau lễ tưởng niệm, và muộn hơn đã trình bày chúng lần nữa một cách chính thức.

Vào chiều 23 tháng Tư, khi tôi đang chuẩn bị rời nhà ga xe lửa Bắc Kinh hướng tới Bắc Triều Tiên, Lí Bằng đã đến tiễn tôi. Ông đã hỏi tôi nếu tôi có thêm bất cứ thứ gì. Tôi đã nói rằng lập trường của tôi đã được tóm tắt trong ba điểm đó. Muộn hơn tôi đã nghe rằng Lí Bằng đã báo cáo ba điểm này cho Đặng Tiểu Bình, người cũng đã bày tỏ sự đồng ý của mình.

Đã không có sự bất đồng nào từ các uỷ viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, chí ít không một cách công khai. Tôi có thể nhớ chỉ một (chuyện): vào tối 19 tháng Tư, Lí Bằng đã bất ngờ gọi tôi và đã yêu cầu với vẻ tố cáo, “Các sinh viên đang thử xông vào Cổng Tân Hoa! Vì sao không có bất kể hành động chống lại nào được tiến hành?” Tôi đã bảo ông ta rằng Kiều Thạch [uỷ viên Thường vụ phụ trách an ninh] là người chịu trách nhiệm trực tiếp, và rằng ông ta phải có khả năng chú ý đến bất kỳ tình huống khẩn cấp nào mà có thể nảy sinh, (bằng) sử dụng các kế hoạch khẩn cấp hiện có.

Muộn hơn tôi đã báo cho Kiều Thạch về cuộc gọi của Lí Bằng. Trên thực tế, vào sáng ngày 20, hầu hết sinh viên đã rời Cổng Tân Hoa rồi. Vài người vẫn còn lại đã bị cảnh sát xua đi. Họ đã được lệnh lên các xe bus đưa họ về trường của họ.

Đấy đã là tình hình về các cuộc biểu tình sinh viên trước khi tôi đi thăm Bắc Triều Tiên, và chính sách của Ban Thường Vụ lúc đó.

2. Một Xã luận Khiến Tình hình Tồi đi

Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản không biết làm thế nào để phản ứng lại các cuộc phản kháng sinh viên tăng lên. Khi Triệu rời đi trong chuyến thăm của ông tới Bắc Triều Tiên, những người theo đường lối cứng rắn phản đối những cải cách của ông lợi dụng sự vắng mặt của ông và dùng thủ đoạn vận động lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình về phe họ, dẫn ông đến bực tức lên án các cuộc biểu tình.

Mọi hy vọng về làm dịu bớt tình hình đã tiêu tan vào ngày 26 tháng Tư, khi Đảng đưa ra lời tuyên án chính thức của nó chống lại các cuộc phản kháng tại một xã luận trong Nhân dân Nhật báo đã tường thuật những lời gay gắt của Đặng. Đặng đã bị sốc để biết rằng các bình luận của ông đã được xuất bản, nhưng việc rút lại lời ấy sẽ hàm ý rằng lãnh tụ tối cao của Trung Quốc đã phạm một sai lầm, một con đường Đảng không muốn mạo hiểm. Đảng và những người biểu tình bây giờ bị khoá trên một tiến trình va chạm. Triệu đã không cảm thấy mối nguy hiểm trước khi rời đi Bình Nhưỡng.

Thế vì sao các cuộc biểu tình sinh viên muộn hơn đã trở thành một tình trạng hỗn độn như vậy?

Cái nút của tình hình đã là bài xã luận 26 tháng Tư. Các sinh viên đã có những cảm giác bất mãn mà, theo cách này hay cách khác, họ sẽ bày tỏ. Nếu họ đã không tổ chức các cuộc biểu tình khi đó, thì họ sẽ tổ chức chúng muộn hơn. Họ đã thực sự không hài lòng!

Tuy vậy, quy mô của các cuộc biểu tình, tình trạng hỗn độn nó đã trở thành, và vì sao nó đã xảy ra khi nó đã xảy ra tất cả đã là kết quả của xã luận 26 tháng Tư. Tình hình trước sự xuất bản của bài xã luận và tình hình sau đó đã khác nhau. Nếu các biện pháp đúng giả như đã được tiến hành để hướng dẫn tình hình, thì đã không có những kết quả thảm khốc như vậy.

Tôi đã đến thăm Đặng Tiểu Bình vào 19 tháng Tư để thảo luận chuyến đi Bắc Triều Tiên của tôi, để nói với ông về các cuộc biểu tình sinh viên, và để trình bày cho ông quan điểm của tôi về tình hình nên được xử lý ra sao. Lúc đó, Đặng đã bày tỏ sự ủng hộ cho tôi. Thế nhưng tình hình đã có sự rẽ ngoặt lạ sau đó.

Chính buổi tối ngày mà tôi rời Bắc Kinh, Lí Tích Minh và Trần Huy Đồng của Thành uỷ Bắc Kinh đã yêu cầu [chủ tịch Ban Thường Vụ Quốc hội] Vạn Lí để triệu tập một cuộc họp của Ban Thường Vụ Bộ Chính trị để nghe báo cáo của họ. Vạn Lí đã mắc mưu họ. (Vạn Lí và tôi đã hoàn toàn thống nhất trong nhìn nhận của chúng tôi về các cuộc phản kháng sinh viên.) Vạn Lí đã chuyển yêu cầu của họ cho Lí Bằng, vì Lí Bằng đã tạm thời chịu trách nhiệm về các hoạt động của Ban Thường Vụ* trong khi tôi ở nước ngoài. Ngay tối tiếp theo, Lí Bằng đã triệu tập một cuộc họp Ban Thường Vụ.

Với Lí Bằng chủ toạ, Lí Tích Minh và Trần Huy Đồng một cách mạnh mẽ đã trình bày các cuộc biểu tình sinh viên như một tình hình nghiêm trọng. Họ đã không đếm xỉa đến sự thực rằng các cuộc biểu tình sinh viên đã lắng xuống rồi. Trên thực tế, các ý kiến sinh viên đã bắt đầu bất đồng.

Một số sinh viên đã tin rằng họ phải tiếp tục lại các buổi học và đã làm thế rồi, trong khi một thiểu số đã phản đối sự quay lại các buổi học. Sự xích mích nội bộ đã trở nên rõ ràng trong một số trường. Một số sinh viên đã thử tiếp tục các buổi học, trong khi một số sinh viên khác, cực đoan hơn đã chặn các lối vào các lớp học để cản họ vào lớp. Điều này cho thấy rằng đối với một số sinh viên, các hành động đã không thoả mãn hoàn toàn nhu cầu của họ để trút mối giận của họ. Nếu các biện pháp được tiến hành để giảm bớt sự căng thẳng, để có đối thoại, và để cho phép các sinh viên cơ hội để đề xuất những yêu cầu có lý nào đó của họ, đấy đã là thời gian thích hợp để làm vậy.

Tuy vậy, trong báo cáo của họ, họ [Lí Tích Minh và Trần Huy Đồng] đã đi xa đến mức để tuyên bố, “Các cuộc biểu tình quy mô lớn, toàn quốc bao gồm sự tham gia của học sinh trung học và công nhân đang được tổ chức và đang kích động.” Họ cũng đã báo cáo rằng “các sinh viên đại học ở Bắc Kinh đã gửi những người liên lạc đến những nơi khắp nước và đã tiến hành quyên tiền trên đường phố để chuẩn bị cho những hoạt động trên quy mô lớn.” Họ đã lên án những ý kiến cực đoan của vài sinh viên, đặc biệt những nhận xét nhắm cụ thể đến Đặng Tiểu Bình. Họ đã trình bày các cuộc biểu tình như chống Đảng Cộng sản và nhắm đến cá nhân Đặng Tiểu Bình.

Với sự khởi đầu của cải cách, các sinh viên, nhất là các sinh viên cao đẳng đại học, đã được tiếp xúc với nhiều lề thói Tây phương. Những nhận xét chỉ trích các lãnh tụ chính trị đã trở thành bình thường và được coi là tầm thường; bầu không khí căng thẳng [về sợ hãi] mà đã tồn tại trong Cách mạng Văn hoá và trước đó đã không còn nữa. Nhiều trong số những nhận xét sinh viên này đã nhắm vào tôi, như những người đã kết tội các con tôi về tiến hành những thương vụ kinh doanh lạm dụng các nguồn lực chính thức hay những người đã cho rằng hàng đoàn tàu phân bón được chuyển đến quê tôi.

Với hàng trăm ngàn người dính líu, là không thể để không có bình luận cực đoan hay phiến diện nào. Tình hình có vẻ cực kỳ nghiêm trọng nếu bạn chọn mười tuyên bố cực đoan nhất được bày tỏ bởi tất cả những người dính líu. Tôi không chắc cái gì đã ở đằng sau hành vi của Lí Tích Minh và Trần Huy Đồng: hoặc là tâm tính cũ của họ về đấu tranh giai cấp đã hoạt động hay họ đã có những động cơ không nói ra khác.

Cuộc biểu tình sinh viên đã bị cho là một “cuộc đấu tranh chính trị được tổ chức và được mưu tính kỹ lưỡng,” và được đưa vào tư liệu như thế trong biên bản của cuộc họp {Ban Thường vụ}. Lí Bằng, Lí Tích Minh, và Trần Huy Đồng đã là những người chịu trách nhiệm ban đầu về việc này.

Vào 25 tháng Tư, Lí Bằng và [Chủ tịch] Dương Thượng Côn đã báo cáo cho Đặng Tiểu Bình về cuộc họp Ban Thường Vụ Bộ Chính trị. Đặng Tiểu Bình đã luôn luôn có khuynh hướng thích các biện pháp cứng rắn khi xử lý các cuộc biểu tình sinh viên bởi vì ông tin rằng các cuộc biểu tình đã làm xói mòn sự ổn định. Sau khi nghe báo cáo của họ, Đặng ngay lập tức đồng ý để gán nhãn các cuộc biểu tình sinh viên là “sự náo loạn chống-Đảng, chống-xã hội chủ nghĩa” và đề xuất giải quyết tình hình một cách nhanh chóng, theo cách “sử dụng một con dao sắc để cắt ngang sợi gai đầu được thắt nút (knotted hemp).”

Khi tôi đến thăm ông vào 19 tháng Tư, ông đã đồng ý với lập trường của tôi. Vào ngày 25, sau khi được Lí Bằng và Dương Thượng Côn thông báo tóm tắt, ông đã thay đổi ý kiến của mình để đồng ý với đánh giá của họ. Rốt cuộc, nó đã trùng hợp sát hơn với cái ông đã thực sự tin lâu nay.

Sự thảo luận của Đặng với Lí Bằng và những người khác vào ngày 25 tháng Tư được coi như một chuyện nội bộ. Tuy vậy, Lí Bằng đã quyết định để phổ biến nội dung của những nhận xét của Đặng tối đó cho các cán bộ Đảng thuộc tất cả các mức, và đã diễn giải cuộc chuyện trò của họ trong bài xã luận mà ông đã sai Nhân dân Nhật báo đăng vào ngày 26 tháng Tư, công khai chỉ rõ các cuộc biểu tình sinh viên là “cuộc náo động có mưu tính trước và có tổ chức với các động cơ chống-Đảng và chống-xã hội chủ nghĩa.”

Trước chuyến thăm của tôi đến Bắc Triều Tiên, cả Lí Bằng lẫn các cán bộ ở Bắc Kinh đã không nhắc đến các quan điểm này với tôi. Ngay sau khi tôi rời Bắc Kinh, họ đã nhanh chóng tổ chức một cuộc họp Ban Thường Vụ Bộ Chính trị và đã nhận được sự ủng hộ từ Đặng Tiểu Bình. Việc này đã tạo thành một sự đổi hướng từ lập trường và các nguyên tắc trước được Ban Thường Vụ chấp nhận.

Đặng đã không vui về cách Lí Bằng đã đưa các nhận xét của ông ra công khai. Con cái của Đặng cũng đã không hài lòng rằng Đặng bị đặt vào vị trí đối đầu trực tiếp với công chúng. Khi tôi chuẩn bị bài phát biểu cho lễ kỷ niệm Phong trào Ngũ Tứ,* [con gái của Đặng] Maomao đã gọi Bảo Đồng [cố vấn của Triệu], người đang soạn bài phát biểu, để gợi ý rằng bài phát biểu nên có những nhận xét về Đặng đã yêu quý và bảo vệ những người trẻ nhiều đến thế nào.

Muộn hơn, vào ngày 17 tháng Năm, tại cuộc họp ở nhà Đặng trong đó quyết định được đưa ra để áp đặt quân luật, Đặng đã yêu cầu Lí Bằng, “Đừng lặp lại điều anh đã làm trước đây; đừng tiết lộ rằng chính tôi là người đã quyết định áp đặt quân luật!” Lí Bằng đã lắp bắp, “Tôi sẽ không! Tôi sẽ không!”

Đã hiển nhiên rằng những người nào đó đã thử dùng những từ cực đoan của vài sinh viên để làm trầm trọng tình hình và đẩy chính phủ đến điểm đối đầu trực tiếp. Với sự thực hiện cải cách, chẳng phải là một việc lớn rằng các sinh viên chỉ trích các lãnh đạo. Họ đã chỉ bày tỏ tâm trạng thất vọng và đã không là một thách thức đối với toàn bộ hệ thống chính trị của chúng ta.

Tuy vậy, thu thập một cách chọn lọc tất cả những chỉ trích cá nhân và đọc to chúng cho Đặng đã tạo ra một sự xúc phạm kinh khủng đối với ông già. Những người này đã chọn lọc những ý kiến cực đoan lác đác của một thiểu số bé tí của các sinh viên và đã trình bày chúng như xu hướng chính của phong trào, mà họ cho rằng đã hướng rõ rệt chống lại bản thân Đặng Tiểu Bình. Đặng đã có khuynh hướng nghĩ theo một cách nhất định mà đã hình thành trong những năm khi đấu tranh giai cấp đã là mục tiêu hàng đầu, cho nên ngay khi ông nghe báo cáo của Lí Bằng, ông đã phản ứng một cách phù hợp. Tôi e rằng đấy là một trong những lý do chính cho quyết định của ông.

Trong khi tôi ở Bắc Triều Tiên, biên bản của cuộc họp Ban Thường Vụ ngày 24 tháng Tư và các nhận xét của Đặng Tiểu Bình đã đến với tôi qua sứ quán. Tôi đã trả lời qua điện tín: “Tôi hoàn toàn đồng ý với quyết định của Đồng chí Đặng Tiểu Bình liên quan đến chính sách đối với cuộc náo động hiện thời.”

Khi tôi nhận được các văn kiện này, tôi phải trả lời, và tôi đã không trong bất kể vị trí nào để bày tỏ sự không tán thành bởi vì tôi đang ở nước ngoài và đã không có hiểu biết trực tiếp nào về tình hình ở nhà. Tuy vậy, tôi đã không bày tỏ quan điểm của mình về biên bản của cuộc họp Ban Thường Vụ. Sau khi đọc những nhận xét của Đặng Tiểu Bình, tôi đã không nghĩ rằng bất kể hành động ngay lập tức nào sẽ được tiến hành chống lại các sinh viên. Suy nghĩ đầu tiên của tôi đã là, một chiến dịch khác chống lại chủ nghĩa tự do đã có thể bắt đầu, có lẽ theo một quy mô thậm chí lớn hơn trước (tôi đã không nghĩ rằng các cuộc phản kháng sinh viên sẽ không lắng xuống, bởi vì tôi đã không nghĩ về chúng như một vấn đề chính). [Một chiến dịch mới đã có thể] tác hại đến đà mà các cải cách đã có được kể từ Đại hội Đảng thứ Mười ba [được tổ chức trong tháng Mười 1987], đặc biệt trong cải cách chính trị. Đó là vì Đặng đã tin rằng các cuộc biểu tình sinh viên đã là những kết quả dài hạn của sự thực hiện lỏng lẻo của Chiến dịch Chống Tự do hoá Tư sản.

Tuy vậy, sau khi xuất bản xã luận 26 tháng Tư, tình hình đã thay đổi ngay lập tức, và sự đối đầu đã leo thang. Các sinh viên đã bị cách hành văn và những sự buộc tôi của bài xã luận chọc tức. “Chống-Đảng,” “chống-xã hội chủ nghĩa,” “mưu đồ có tính toán trước,” vân vân, đã là những cụm từ không được nghe nhiều năm, như thế chúng kích động những cảm xúc mạnh. Những người trước đây ôn hoà khi đó đã buộc đứng về phía những người cực đoan.

Sau khi quay về từ Bắc Triều Tiên, tôi đã mời nhiều người từ các đại học đến cho những cuộc thảo luận. Tất cả họ đã nói về tình hình này. Với việc xuất bản xã luận 26 tháng Tư, nhiều người đã hết sức bực mình, kể cả những người trong các cơ quan nhà nước khác nhau. Nhiều người đã la lên, “Làm sao chúng ta lại đã kết thúc với thứ đó?!”

Số những người biểu tình trên đường phố vào ngày 27 tháng Tư đã tăng lên mười ngàn. Những lời lẽ gay gắt của bài xã luận đã khiến các sinh viên cảm thấy rằng các hành động của họ đã có thể dẫn đến một sự đàn áp thẳng tay. Một số thậm chí đã để lại những di chúc và các lá thư vĩnh biệt cho gia đình họ trước khi xuống đường.

Xã luận 26 tháng Tư không chỉ đã kích động các sinh viên, mà cũng đã để những người trong các cơ quan, tổ chức chính phủ khác nhau, và các đảng chính trị khác trong một tâm trạng chung không hài lòng. Họ đã thấy nó là không thể hiểu nổi và bị nó làm cho bực bội thậm chí tức giận. Họ tin rằng các sinh viên đã hành động từ một sự quan tâm chân thành đến các vấn đề quan trọng của nhà nước và số phận của các cải cách, và đã bày tỏ quan điểm của họ về một số vấn đề xã hội nóng bỏng, tất cả từ thiện ý và lòng yêu nước. Chính phủ không chỉ đã không bày tỏ sự ủng hộ hay cung cấp sự hướng dẫn, mà với bài xã luận được hành văn một cách gay gắt đã giữ lập trường chống lại các sinh viên, gán nhãn họ với những thẻ chính trị “chống-Đảng” và “chống-xã hội chủ nghĩa.” Phản ứng từ các trí thức đã đặc biệt gay gắt.

Phản ứng lại của chính phủ đã làm tăng sự đồng cảm và sự ủng hộ của dân chúng cho các sinh viên. Các băng hình đã cho thấy rằng bất cứ nơi nào các sinh viên đi qua, các đám đông xếp hàng (cạnh) lối đi của họ đã vỗ tay hoan hô và hoan nghênh chúng. Một số thậm chí đã gia nhập vào các cuộc phản kháng. Ngay cả cảnh sát, những người đã đứng thành hàng để hình thành một sự phong toả, đã chỉ tiến hành những cố gắng hời hợt để chặn họ, và rồi để mọi người đi qua. Một số rào chắn được chuẩn bị đã được mở ngay khi các sinh viên tới, cứ như chúng đã chẳng bao giờ có ý định để chặn họ trước nhất.

Nhiều cán bộ cấp cao đã dần dần trở nên khá lo lắng về các cuộc biểu tình sinh viên. Sau những nhận xét của Đặng Tiểu Bình, họ đã sợ rằng sự đối đầu leo thang sẽ dẫn đến đổ máu. Không biết bao nhiêu lần, họ đã cảnh cáo Uỷ ban Trung ương để tỏ ra kiềm chế và để tránh sử dụng vũ lực. Bành Chân [lão thành Đảng có ảnh hưởng] đã trực tiếp gọi điện cho Văn phòng Trung ương Đảng nhiều lần để nói rằng không trong hoàn cảnh nào được sử dụng vũ lực. Ông đã hy vọng Uỷ ban Trung ương sẽ không làm trầm trọng thêm những căng thẳng.

Một ngoại lệ đã là Lí Tiên Niệm [lão thành Đảng và chủ tịch của Chính Hiệp Nhân dân], người sau khi nghe những nhận xét của Đặng, đã điện thoại cho Đặng và nói, “Chúng ta phải đưa ra quyết định và chuẩn bị để bắt hàng trăm ngàn người!” Tôi thú nhận tôi không thể chứng thực tính chính xác của điều này. Vương Chấn [một lão thành Đảng khác và phó chủ tịch Trung Quốc] cũng đề xuất việc bắt nhiều người hơn.

Đối mặt với hàng chục ngàn người biểu tình và những lời cầu khẩn của tất cả những cán bộ cao cấp này, những người mà đã quyết tâm dập tắt các cuộc biểu tình, như Thành uỷ Bắc Kinh và Lí Bằng, đột nhiên đã không biết phải làm sao để tiếp tục. Điều này đã chắc chắn là một việc tích cực. Các sinh viên đã dự kiến một sự đàn áp thẳng tay, nhưng khi nó đã không xảy ra họ đã quay lại trường của họ ăn mừng chiến thắng của họ và đã cảm thấy được cổ vũ và bạo dạn hơn bao giờ hết.

Bởi vì các nhận xét của Đặng đã được gửi cho các nhà quản lý trường học và bài xã luận đã được công bố, nhiều thành viên của các tổ chức Đảng, các hiệu trưởng đại học, và các giáo viên ban đầu đã tiến hành những cố gắng mạnh mẽ để chặn các sinh viên khỏi việc tham gia vào các cuộc biểu tình, cầu xin họ đừng xuống đường. Khi các sinh viên quay trở về bình yên vô sự, những người này đã cảm thấy bị bẽ mặt. Họ đã không thích cảm giác rằng họ đã bị lừa dối. Họ đã cố hết sức mình vô ích.

Trần Huy Đồng [Thị trưởng Bắc Kinh] và nhiều người khác giống ông đã có chung cảm giác này. Tại cuộc họp Ban Thường Vụ Bộ Chính trị vào ngày 1 tháng Năm, Trần Huy Đồng đã đầy giận dữ khi ông trình bày báo cáo của mình từ Thành Uỷ Bắc Kinh. Ông đã nói rằng các quan chức trường học tất cả đã cảm thấy cứ như họ đã bị “bán đứng.” Tôi đã chỉ trích các nhận xét của ông và đã hỏi ông, “Ai đã bán đứng ai?”

Các cuộc biểu tình quy mô lớn ngày 27 tháng Tư đã làm rõ vài thứ. Ý định ban đầu của những sự chỉ rõ “chống-Đảng, chống-xã hội chủ nghĩa” của xã luận 26 tháng Tư đã là để ngăn cản các sinh viên. Kết quả, tuy vậy, đã ngược lại: các cuộc biểu tình đã trở nên lớn hơn. Điều này đã chứng tỏ rằng những cách cũ về gán nhãn chính trị mà đã có kết quả trước đây đã không còn có kết quả nữa.

Thứ hai, vì những nhận xét nội bộ của Đặng Tiểu Bình 25 tháng Tư đã được phổ biến rõ ràng, các sinh viên đã biết rằng Đặng đã ủng hộ bài xã luận. Họ đã xuống đường để phản kháng dẫu sao đi nữa, chứng minh rằng ngay cả biểu tượng của lãnh tụ tối cao đã mất hiệu quả của nó.

Thứ ba, Chính quyền Đô thị Bắc Kinh đã vừa ban hành một quy định mới cho các cuộc biểu tình mà đã áp đặt những hạn chế nghiêm ngặt và các biện pháp đối phó, nhưng điều này cũng đã bị lờ đi, làm cho quy chế mới gần như một miếng giấy lộn. Ngay cả những sự phong toả cảnh sát đã thất bại.

Một khi tôi đã nắm được tình hình sau khi tôi quay lại Bắc Kinh, tôi đã nhận ra rằng nếu tình hình tiếp tục mà không có một sự giảm bớt căng thẳng, một giải pháp bạo lực đã hầu như chắc chắn. Tình hình bây giờ đã hoàn toàn khác với những gì trước 27 tháng Tư, bởi vì các sinh viên đã trở nên không sợ nữa. Họ đã tin rằng chính quyền đã sử dụng mọi công cụ sẵn có rồi, tất cả chúng đã tỏ ra không hiệu quả, để lại chỉ sự huy động quân đội. Thế nhưng các sinh viên đã không thể hình dung rằng chính quyền thực sự huy động quân đội chống lại họ.

Khi tôi đi qua Thẩm Dương [Shenyang thành phố ở đông bắc Trung quốc] trên đường từ Bắc Triều Tiên trở về, tôi được trao một báo cáo về những phản ứng của các quan chức Thẩm Dương đối với các nhận xét của Đặng Tiểu Bình. Họ đã bày tỏ những sự nghi ngờ: “Những biện pháp thuộc loại này vẫn có thể được sử dụng ư?” Họ đã bảo tôi rằng nhiều người đã chỉ trích Đặng sau khi nghe các nhận xét của ông.

Thành thử, vào lúc tôi quay về từ Bắc Triều Tiên, tình hình đã dần trở nên nguy hiểm. Sự giết chóc quy mô lớn đã trở thành rất có thể.

3. Cuộc Chiến Quyền lực

Vì các cuộc phản kháng leo thang, các khoản đặt cược chính trị (political stakes) trở nên cao hơn. Triệu trở lại Bắc Kinh và thử làm dịu tình hình xuống. Chuyến viếng thăm đang chờ của lãnh tụ Soviet Mikhail Gorbachev tới Trung Quốc cho những người phản kháng một không gian nào đó, vì Đảng chắc không đàn áp thẳng tay hung bạo vào thời gian trước chuyến thăm này. Thủ tướng Lí Bằng theo đường lối cứng rắn phản đối cố gắng của Triệu để giải quyết tình hình một cách khoan dung, và cả hai phía thử lôi kéo lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình. Những căng thẳng leo thang khi các quan chức Thượng Hải đóng cửa một tờ báo táo bạo mà họ cảm thấy đã đi quá xa trong việc tường thuật của nó về các cuộc phản kháng.

Tôi đã mô tả ở trên về các nguyên tắc chỉ đạo được đặt ra để xử lý các cuộc biểu tình sinh viên đã bị Lí Bằng và những người khác thay đổi thế nào ở trong nước trong thời gian tôi đi thăm Bắc Triều Tiên. Bây giờ tôi đề cập đến cuộc đấu tranh giữa hai cách tiếp cận mâu thuẫn gay gắt đến các cuộc biểu tình sinh viên mà đã xảy ra sau khi tôi quay lại từ Bắc Triều Tiên.

Quyết định của Lí Bằng để phổ biến các nhận xét của Đặng Tiểu Bình vào 25 và 26 tháng Tư khắp Bắc Kinh và xuống các mức hành chính địa phương đã dẫn đến nhiều chỉ trích đối với Đặng. Việc này thực sự làm Đặng và gia đình ông khó chịu. Gia đình Đặng đã buộc tội Lí Bằng về đột nhiên đẩy Đặng lên tiền tuyến trong khi bản thân ông ta đã đóng vai người tốt.

Căn cứ vào tình hình trên, và bởi vì bài xã luận đã kích động các cuộc biểu tình lớn vào ngày 27 tháng Tư và sự chỉ trích rộng rãi, Lí Bằng đã cảm thấy bị áp lực để yêu cầu Bảo Đồng [Thư ký Chính trị của Ban Thường Vụ Bộ Chính trị] để dự thảo một xã luận vào ngày 29 tháng Tư và yêu cầu rằng Viên Mộc [người phát ngôn Quốc Vụ Viện] và Hà Đông Xương [Thứ trưởng Uỷ ban Giáo dục Nhà nước] tổ chức một cuộc đối thoại với các sinh viên.

Trong phiên đối thoại đó, họ [Viên Mộc và Hà Đông Xương] đã đáp ứng một cách tích cực đối với nhiều yêu cầu của các sinh viên, đã thừa nhận rằng nhiều mục tiêu của các sinh viên đã là cùng như các mục tiêu của Đảng và chính phủ, và đã giải thích rằng bài xã luận đã không nhắm chống lại các sinh viên. Họ thậm chí đã tuyên bố rằng 99,9 phần trăm sinh viên là tốt, với chỉ một thiểu số bé nhỏ là chống-Đảng và chống-xã hội chủ nghĩa. Đấy là các biện pháp được tiến hành để trấn an các sinh viên.

Đồng thời, họ đã cực kỳ lo lắng rằng xã luận 26 tháng Tư đã có thể lật đổ, và đã đặc biệt sợ rằng tôi sẽ không ủng hộ các hành động của họ vào lúc tôi trở lại. [Bộ trưởng Liên lạc]1 Diêm Minh Phúc đã báo cáo với tôi rằng Lí Bằng đã bảo ông ta rằng nếu, lúc tôi trở về, tôi không ủng hộ xã luận 26 tháng Tư, Lí sẽ không có lựa chọn nào trừ để từ chức. Lí Bằng và [uỷ viên Ban Thường Vụ Bộ Chính trị] Diêu Y Lâm đã thông đồng với nhau để thuyết phục tôi bày tỏ sự ủng hộ của tôi. Họ đã lặp đi lặp lại yêu cầu rằng tôi đưa thêm cụm từ như “phản đối sự náo động” và “phản đối tự do hoá tư sản” vào bài nói chuyện tôi chuẩn bị cho lễ kỷ niệm Phong trào Ngũ Tứ. Khi bản thảo được gửi cho họ để bình luận, cả Lí và Diêu đã yêu cầu đưa thêm các nhận xét kết án sự tự doa hoá tư sản.

Hơn nữa, bởi vì việc phổ biến rõ ràng của những nhận xét của Đặng Tiểu Bình, Đặng đã cảm thấy rằng hình ảnh của ông giữa những người trẻ đã bị tổn hại. Đặng Dung [con gái của Đặng, cũng được biết như Maomao] đã bảo tôi qua Bảo Đồng rằng những sự nhắc tới Đặng yêu quý và bảo vệ thanh niên phải được thêm vào bài phát biểu. Dưới hoàn cảnh này, quả thực tôi đã quyết định đưa thêm vào bài phát biểu một đoạn dành cho Đặng đã yêu quý và bảo vệ những người trẻ nhiều đến thế nào.

Ngay khi tôi đã trở lại từ Bắc Triều Tiên, vào sáng 30 tháng Tư, một cách áy náy Lí Bằng đã vội vã nhờ tôi triệu tập một cuộc họp để tôi có thể nghe báo cáo của Thành Uỷ Bắc Kinh. Mục tiêu của ông đã để áp lực tôi bày tỏ sự ủng hộ các hành động mà họ đã làm rồi.

Vào 1 tháng Năm, tại một cuộc tụ tập của các uỷ viên Ban Thường Vụ, tôi đã biết rồi về các phản ứng mạnh mẽ chống lại xã luận 26 tháng Tư. Tuy vậy, vì bản thân tôi vẫn biết rất ít về tình hình thực tế và cũng để tránh một sự đảo ngược đột ngột trong chính sách, tôi đã có bày tỏ sự chuẩn y cách nào đó của công việc của Lí Bằng, chí ít theo cách mơ hồ nào đó.

Tuy vậy, tôi đã nhấn mạnh rằng đã là cốt yếu để có được sự ủng hộ của dòng chính. Chúng ta phải phân biệt thiểu số bé tý khỏi dòng chính, và không đẩy đa số nhân dân sang phía đối lập. Tức là, chúng ta không được tạo ra một tình thế mà trong đó đa số dân chúng cảm thấy chúng ta đang thử đàn áp họ. Bất luận lý do là gì, chúng ta phải bình tĩnh thừa nhận sự thực rằng quan điểm được bày tỏ bởi xã luận 26 tháng Tư đã phân kỳ xa khỏi quan điểm của tuyệt đại đa số nhân dân, đặc biệt các sinh viên, các trí thức, và các đảng chính trị khác. Tôi đã chỉ ra sự cần thiết để tiến hành một dải rộng của các cuộc đối thoại. Không chỉ chúng ta phải gặp gỡ và tìm hiểu ý kiến của các sinh viên, mà cả các giáo viên và công nhân nữa.

Về phần định rõ bản chất của các sự kiện, tôi đã nhấn mạnh rằng chúng ta có thể cho những giải thích mới mà dựa vào hành văn của xã luận 26 tháng Tư, bằng cách cho biết rằng chỉ một thiểu số bé tí đã thực sự chống-Đảng, chống-xã hội chủ nghĩa, và thúc đẩy sự hỗn loạn. Tôi đã hy vọng để làm giảm nhẹ các tác động của xã luận 26 tháng Tư. Tôi cũng đã chỉ ra rằng chúng ta phải ủng hộ một sự quay lại các lớp học bởi vì điều này đã thích hợp với cha mẹ của các sinh viên, các giáo viên của họ, và hầu hết xã hội. Chừng nào các lớp học lại bắt đầu, tình hình có thể được ổn định và các xúc cảm sẽ có một cơ hội để nguôi đi. Rồi tất cả các vấn đề khác có thể rốt cuộc được giải quyết.

Ngay khi quay lại từ Bắc Triều Tiên, tôi đã thử thu thông tin từ tất cả các bên. Đầu tiên tôi đã yêu cầu các băng ghi hình về các cuộc biểu tình 27 tháng Tư. Vào 2 tháng Năm, tôi đã đáp lại những đề nghị từ các lãnh đạo của các đảng chính trị khác—Phí Hiếu Thông, Tôn Khởi Mãng, và Lôi Khiết Quỳnh—để triệu tập một phiên họp để thảo luận các cuộc biểu tình sinh viên. Vào buổi sáng 5 tháng Năm, tôi đã yêu cầu hiệu trưởng Đại học Bắc Kinh, Đinh Thạch Tốn, và phó hiệu trưởng Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Hứa Gia Lộ, cho một cuộc họp. Tôi đã yêu cầu họ một bản tóm tắt tình hình trong các trường của họ và đánh giá của họ. Trong buổi chiều, tôi đã đến một cuộc thảo luận được Uỷ ban Trung ương của Liên đoàn Dân chủ Trung Quốc tổ chức cho các nhân viên đại học bên trong tổ chức của họ.

Sau khi thu thập thông tin và đánh giá tình hình, tôi đã tin thậm chí còn mạnh hơn rằng các cuộc biểu tình sinh viên đã có được cảm tình rõ ràng từ khắp xã hội và rằng xã luận 26 tháng Tư và cách mà Uỷ ban Trung ương (Đảng) đã xử lý các cuộc biểu tình đã trái ngược với mong muốn của nhân dân. Nếu không biện pháp nào được tiến hành để làm dịu những căng thẳng do xã luận 26 tháng Tư gây ra, các sinh viên sẽ tiếp tục sợ rằng họ bị đe doạ, và những căng thẳng sẽ tiếp tục không giảm sút.

Tôi cũng đã cảm thấy rằng nếu các cuộc biểu tình sinh viên có thể được giải quyết theo các nguyên tắc của dân chủ và luật, qua đối thoại và một sự làm bớt căng thẳng, thì nó có lẽ có thể đẩy mạnh cải cách của Trung Quốc, kể cả cải cách chính trị. Mặt khác, nếu chúng ta đàn áp các cuộc biểu tình bằng bạo lực, một Chiến dịch Chống-Tự do hoá Tư sản khác sẽ chắc chắn tiếp theo, trên một quy mô thậm chí lớn hơn trước. Những người bảo thủ sẽ quay lại và các chương trình cải cách sẽ bị đình trệ hay thậm chí bị đảo ngược. Lịch sử Trung Quốc sẽ đi qua một thời kỳ zigzag khác. Hai cách tiếp cận đã hứa hẹn dẫn đến hai kết cục hoàn toàn khác nhau.

Tuy vậy, mấu chốt của vấn đề đã là bản thân Đặng Tiểu Bình. Tôi đã hy vọng vào lúc ông đã có thể chỉ nới lỏng tình hình một chút, thí dụ, bằng nói cái gì đó đại loại như “Có vẻ là khi Lí Bằng trình bày báo cáo của ông vào 25 tháng Tư, chúng ta đã phản ứng thái quá với tình hình. Bây giờ có vẻ rằng các cuộc biểu tình sinh viên không là một vấn đề át hẳn như vậy.” Với cái gì đó giống thế này để làm việc với, tôi đã có thể xoay chuyển tình hình mà không thậm chí đưa ra bất cứ trách nhiệm nào lên Đặng. Ban Thường Vụ Bộ Chính trị và tôi đã có thể gánh trách nhiệm.

Tuy vậy, nếu Đặng từ chối làm nhẹ bớt lập trường của ông, thì không có con đường nào cho tôi để thay đổi thái độ của hai người theo đường lối cứng rắn, Lí Bằng và Diêu Y Lâm. Nếu họ không thay đổi quan điểm của họ, sẽ khó cho Ban Thường vụ để thực hiện các nguyên tắc về làm giảm bớt căng thẳng và mở cửa đối thoại. Tôi đã biết rất kỹ rằng Đặng đã luôn luôn lấy một lập trường cứng ắn về các vấn đề thuộc loại này. Ngoài ra, ông đã bị các báo cáo của Lí Bằng làm cho có thành kiến, như thế sẽ cực kỳ khó cho tôi để khiến ông thay đổi lập trường của ông.

Tôi đã háo hức để có một cuộc nói chuyện với Đặng và để có được sự ủng hộ của ông. Tôi đã điện thoại cho Vương Thuỵ Lâm [thư ký của Đặng] yêu cầu một cuộc gặp với Đặng, nhưng Vương đã nói Đặng đã không cảm thấy khoẻ và ông lo rằng các vấn đề sức khoẻ của ông có thể khiến ông không có khả năng tiếp Gorbachev, mà sẽ là một vấn đề nghiêm trọng quả thực. Cho nên ông yêu cầu rằng tôi không báo cáo bất cứ thứ gì cho ông lúc đó. Cho đến ngày này, tôi vẫn tin rằng cái Vương đã nói đã là sự thật; Đặng đã quả thực yếu khi đó.

Vào ngày 2 tháng Năm, tôi đã giải thích ý tưởng của tôi cho Diêm Minh Phúc và yêu cầu ông ta liên hệ với Đặng qua Dương Thượng Côn và những người khác những người thân hơn với Đặng.

Vào ngày 3 tháng Năm, tôi đến thăm Dương Thượng Côn tại nhà ông. Dương đã nói rằng ông đã nói rồi vối Vương Thuỵ Lâm và các con của Đặng, và họ đã tin rằng sẽ khó để đảo ngược lập trường được đưa ra trong xã luận 26 tháng Tư, nhưng đã nghĩ nó có thể được làm giảm nhẹ bằng không nhắc lại nó trong khi từ từ tảng lờ nó. Họ đã nói rằng nếu giả như tôi nói cho Đặng khi đó, thì chỉ khiến ông khẳng định lại lập trường của ông, nó sẽ làm cho thậm chí còn khó hơn để xoay chuyển tình hình trong tương lai.

Dương đã nói, “Những người trong các anh ở tuyến đầu có thể xoay chuyển tình hình từ từ.” Dương Thượng Côn cũng đã cho biết rằng ông đã có thể kêu gọi các uỷ viên khác của Ban Thường Vụ. Cùng hôm đó, Diêm Minh Phúc đã đến nhà tôi và bảo tôi rằng Vương Thuỵ Lâm và các con của Đặng đã nói rằng những người chịu trách nhiệm của Uỷ ban Trung ương phải giải quyết phong trào sinh viên như họ thấy phù hợp, theo tình hình. Nếu chúng tôi nói chuyện với Đặng khi đó, chỉ khiến ông không đồng ý, thì chúng tôi chỉ làm cho vấn đề tồi đi.

Trong những ngày tiếp theo, tình hình đã tiến triển theo ý tưởng này về việc xem nhẹ và việc từ từ thay đổi. Bài phát biểu Ngũ Tứ của tôi đã cũng dựa vào ý tưởng này: giọng đã khác rõ rệt với xã luận 26 tháng Tư, thế nhưng tôi đã sử dụng không cách nói nào mâu thuẫn trực tiếp với nó.

Sau bài phát biểu Ngũ Tứ, Dương Thượng Côn đã bảo tôi kết quả của các cuộc thảo luận của ông với các uỷ viên khác của Ban Thường vụ Bộ Chính trị: Hồ Khởi Lập và Kiều Thạch đã đồng ý với cách tiếp cận mới; Lí Bằng và Diêu Y Lâm đã phản đối nó. Đồng chí Vạn Lí, người tôi đã trực tiếp nói chuyện với, đã hoàn toàn đồng ý với cách tiếp cận mới. Điều này có nghĩa rằng trong số các uỷ viên Ban Thường Vụ và những người đã dự cuộc họp Ban Thường vụ, một đa số đã ủng hộ tôi.

Dương cũng đã bảo tôi rằng ông đã nói với [lão thành Đảng có ảnh hưởng] Bành Chân, người đã hoàn toàn ủng hộ lập trường của tôi. Bành đã bảo ông rằng nếu muộn hơn Đặng tìm ai đó để đổ lỗi, “không được để một mình Tử Dương chịu trách nhiệm,” và ông và Dương cũng sẽ chia sẻ trách nhiệm. Đấy là cách của ông để bày tỏ quyết tâm của ông để ủng hộ tôi.

Trước khi tôi trở về, khi Thành Uỷ Bắc Kinh đã đề xuất áp đặt quân luật, Dương Thượng Côn đã đáp lại với chỉ trích gay gắt: “Làm sao chúng ta có thể biện minh cho phần còn lại của thế giới việc áp đặt quân luật lên thủ đô chúng ta?” Tôi tin rằng Dương Thượng Côn đã giữ một quan điểm ôn hoà đối với các cuộc biểu tình sinh viên trước khi Đặng quyết định áp đặt quân luật.

Vào ngày 4 tháng Năm, tôi đã trình bày một bài phát biểu cho các đại biểu của Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) về các cuộc biểu tình sinh viên. Bài phát biểu được Bảo Đồng soạn phù hợp với quan điểm của tôi.

Trong bài phát biểu này, tôi đã chuyển tải sự cần thiết để giải quyết vấn đề theo một cách điềm tĩnh, hợp lý, thận trọng, và có trật tự dựa vào các nguyên tắc của dân chủ và luật. Tôi cũng đã chỉ ra rằng các sinh viên biểu tình đã bày tỏ cả sự tán thành và sự không hài lòng với Đảng và chính phủ, và rằng họ đã tuyệt đối không chống lại các nền tảng cơ bản của hệ thống của chúng ta. Thay vào đó họ đã chỉ yêu cầu chúng ta chỉnh sửa một số sai lầm của chúng ta. Tôi cũng đã nói rằng trong các cuộc biểu tình có độ lớn này, ta không thể loại trừ sự thực rằng vài người muốn thao túng tình hình theo các lợi ích riêng của họ, nhưng việc này sẽ không dẫn đến một chấn động lớn ở Trung Quốc.

Sau bài phát biểu đó, những phản ứng tích cực đã nhận được từ một dải rộng các nguồn, cả trong nước và ngoài nước.

Sau ngày 5 tháng Năm và trong những ngày tiếp theo, nhiều đại học ở Bắc Kinh đã tiếp tục lại các lớp học. Giám đốc Tân Hoa Xã tại Hong Kong, Hứa Gia Đồn, người khi đó ở Bắc Kinh, đã gửi cho tôi một ghi chú viết tay, trong đó ông đã nhắc đến rằng ông đã gặp Dương Thượng Côn vào ngày 4 tháng Năm, Dương đã bày tỏ sự đồng ý hoàn toàn với bài phát biểu của tôi.

Vào lúc có sự ủng hộ rõ ràng này, Lí Bằng đã đến nhà tôi vào tối 4 tháng Năm và đã buộc để khen ngợi tôi vì bài phát biểu của tôi. Ông đã nói ông sẽ tiếp tục theo dõi vài vấn đề tôi đã nhắc tới khi bản thân ông gặp các đại biểu của Ngân hàng Phát triển Á châu. Nhưng khi tôi chỉ ra rằng xã luận 26 tháng Tư đã có vấn đề, ông đã không đồng ý.

Bởi vì tôi đã không thể gặp bản thân Đặng, tôi đã thảo luận vấn đề với các Đồng chí khác như được nhắc tới ở trên và đã thử để xoay chuyển tình hình từ từ. Quả thực, tình hình đã từ từ xoay chuyển. Khi cách tiếp cận này được tiến hành, tình hình đã trở nên yên ả hơn và hầu hết sinh viên đã quay trở lại các lớp học của họ. Tuy vậy, họ đã đang chờ để xem cái gì xảy ra tiếp theo; tức là, những lời hứa được đưa ra trong bài phát biểu Ngũ Tứ sẽ được thực hiện ra sao.

Tôi đã nghĩ tốt nhất là sử dụng thời gian tương đối yên lặng để tiến hành những biện pháp tích cực để tạo lập sự đối thoại với các sinh viên và tất cả các nhóm xã hội khác, để đáp lại những vấn đề quan tâm sâu sắc nhất của các sinh viên, và để chấp nhận một số ý tưởng hợp lý của các sinh viên. Đấy sẽ là những bước cụ thể theo hướng đối thoại và giảm bớt căng thẳng.

Trong khi tôi và các uỷ viên khác của Ban Thường vụ Bộ Chính trị và những người đã dự các cuộc họp Ban Thường Vụ đang tích cực thử để thực hiện sự xoay chuyển này, Lí Bằng và những người khác trong nhóm của ông đã tích cực thử chặn, làm chậm, và thậm chí phá hoại quá trình này, sao cho sự đối thoại và các phương pháp được đề xuất để làm giảm căng thẳng được trình bày trong bài phát biểu Ngũ Tứ không thể thực hiện được.

Trong khi đó, về các chủ đề quan tâm nhất của nhân dân và được các sinh viên nêu lên—như tham nhũng, chính quyền minh bạch, dân chủ, luật trị (rule of law), và công chúng xem xét kỹ chính quyền (dân kiểm tra)—chúng ta cần tiến hành những biện pháp tích cực. Tôi đã gợi ý việc thành lập một Uỷ ban Chống Tham nhũng với quyền lực thật, dưới Hội nghị Nhân dân Toàn quốc [NPC, Quốc hội], mà sẽ nhận các báo cáo độc lập và tiến hành những cuộc điều tra các hoạt động phi pháp của các gia đình của các lãnh đạo Đảng cấp cao; tăng cường khả năng của công chúng để xem xét kỹ lưỡng chính phủ; tăng tính minh bạch của chính quyền và đẩy nhanh quá trình thiết lập các luật về báo chí và các cuộc biểu tình; và chấp nhận và làm theo tập quán chung khắp thế giới về bảo vệ các quyền dân chủ của nhân dân bằng thiết lập các luật cụ thể.

Tôi đã đề xuất thêm việc triệu tập một cuộc họp của Ban Thường Vụ Quốc hội để tiến hành các cuộc điều trần công khai về kiểm toán nhiều doanh nghiệp lớn mà thông thường được tin bị tham nhũng gây tai hoạ. Tất cả những sắp xếp và những cuộc điều tra thêm phải do Quốc Hội quản lý, bởi vì trong tâm trí của nhiều người, Quốc Hội đã minh bạch hơn Đảng hay chính phủ.

Cách tiếp cận chung của tôi như thế để tiến hành cải cách trong những lĩnh vực được nhân dân quan tâm, sao cho chúng ta phải giảm mức không hài lòng giữa nhân dân và các sinh viên, để làm giảm và chấm dứt các cuộc biểu tình sinh viên, và đồng thời chúng ta có thể nắm cơ hội để đẩy mạnh cải cách chính trị. Tìm cách giải quyết các vấn đề đặc thù này sẽ cho phép Quốc Hội đóng vai trò đúng của nó như quyền lực cao nhất trong quốc gia trong khi hướng sự chú ý của các sinh viên theo hướng đẩy mạnh cải cách chính trị.

Vào ngày 13 tháng Năm, khi Dương Thượng Côn và tôi đến tư dinh của Đặng Tiểu Bình để thảo luận các vấn đề gắn liền với chuyến thăm sắp tới của Gorbachev, tôi cũng đã nói cho ông về tình hình mới đây với các cuộc biểu tình sinh viên. Tôi đã bày tỏ quan điểm của tôi về đối thoại mở, tìm cách giải quyết tham nhũng, và tính minh bạch. Về nguyên tắc ông đã đồng ý, và nói rằng đã có “một sự cần thiết để tận dụng cơ hội để tìm cách giải quyết tham nhũng, để tiến hành một nỗ lực có phối hợp.” Ông cũng đã nhắc rằng có một sự cần thiết cho tính minh bạch tăng lên.

Đã có nhiều lời đồn đoán lan truyền về con trai và con gái của các lãnh đạo cấp cao làm kinh doanh bằng việc tận dụng các nguồn lực chính quyền chính thức. Nhiều trong số những lời đồn đại này đã kết tội các con trai và con gái của chính tôi. Bởi vì điều này, vào chiều 1 tháng Năm, tôi đề xuất tại một cuộc họp Ban Thường Vụ Bộ Chính trị rằng Bộ Chính trị lệnh cho Uỷ ban Kỷ luật Trung ương và Bộ Giám sát để mở một cuộc điều tra các thành viên gia đình tôi. Muộn hơn tôi đã gửi một bức thư chính thức cho Bộ Chính trị để yêu cầu nó ủng hộ đề xuất của tôi.

Một vấn đề khác mà các sinh viên quan tâm đến đã là quyền tự do báo chí. Vào ngày 6 tháng Năm, trong một thảo luận về cải cách chính sách báo chí với các Đồng chí Hồ Khởi Lập [uỷ viên BTV] và Nhuế Hạnh Văn [uỷ viên Ban Bí thư Trung ương], tôi đã đề xuất rằng cần chú ý khi soạn các luật báo chí mới để nới lỏng những hạn chế về tường thuật tin tức, các bài xã luận và bình luận.

Vào 3 tháng Năm, tôi đã đến nhà của Vạn Lí [chủ tịch Ban Thường Vụ Quốc hội] và đã nói chuyện với ông về các cuộc biểu tình sinh viên. Tôi đã bình luận rằng vài người trong ban lãnh đạo đã phản ứng quá đối với các cuộc biểu tình sinh viên, một kết quả chủ yếu của một tâm tính đã lạc hậu được hình thành bởi sự tập trung kéo dài vào đấu tranh giai cấp. Thời thế đã thay đổi, và chúng ta cần thay đổi tâm tính này để hợp với xu thế dân chủ và luật trị. Ông đã hoàn toàn đồng ý với tôi, và đã nói rằng nhiều lãnh đạo từ Thiên Tân và Bắc Kinh đã phàn nàn với ông rằng Uỷ ban Trung ương đã quá mềm đối với các cuộc biểu tình sinh viên, một thí dụ khác về kiểu này của tâm tính cũ ở công sở. Ông cũng đã gợi ý rằng các vấn đề này cần được giải quyết.

Hoặc trong cuộc họp Ban Thường Vụ Bộ Chính trị ngày 8 tháng Năm hay cuộc họp Bộ Chính trị ngày 10 tháng Năm (tôi không nhớ cuộc nào), ông đã đưa ra một số gợi ý rất tốt về đi theo xu hướng toàn thế giới hướng tới dân chủ và giải quyết thích hợp các vấn đề mà các sinh viên đã nêu lên trong các cuộc biểu tình của họ. Ông đã bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn của ông với đề xuất của tôi (tại) Bộ Chính trị khi ông đã tổ chức cuộc họp Ban Thường Vụ Quốc Hội. Ông cũng đặt thời gian cho một cuộc họp khác của Ban Thường Vụ Quốc hội, được tổ chức không lâu sau, và đã liệt kê các vấn đề về chương trình nghị sự của cuộc họp.

Vào ngày 9 tháng Năm, Vạn Lí đã đến nhà tôi để nói cho tôi ông sắp rời đi cho một cuộc viếng thăm chính thức tới Canada và Hoa Kỳ. Ông đã nghĩ đến việc nói cho Đặng Tiểu Bình về vấn đề trước khi rời đi, nhưng đã không tìm thấy thời gian để làm vậy. Trong vài dịp khi ở Canada và Hoa Kỳ, ông đã gọi phong trào sinh viên cả là yêu nước lẫn dân chủ, hết sức ca ngợi nó.

Thái độ mà Vạn Lí đã có đối với các cuộc biểu tình sinh viên đã không phải là tình cờ. Ông đã luôn luôn tin vào mở cửa tới dân chủ và đã luôn luôn ủng hộ cải cách chính trị. Ông đã phản đối Chiến dịch Chống-Tự do hoá của năm 1987 và đã trình bày những bài phát biểu chuyên về dân chủ hoá của việc ra quyết định. Trong số các lãnh đạo cao cấp của Uỷ ban Trung ương, ông là một người đã ủng hộ cải cách nhiệt thành nhất.

Lí Bằng, Diêu Y Lâm, và Lí Tích Minh của Thành phố Bắc Kinh đã thực hiện những nỗ lực mãnh liệt để chặn, kháng cự, và làm chậm trễ việc thực hiện các đề xuất của tôi. Họ đã không bày tỏ công khai sự chống lại bài phát biểu Ngũ Tứ của tôi trong ít ngày tiếp theo, và thậm chí đã cất lên vài lời khen ngợi. Nhưng trên thực tế họ đã làm việc điên cuồng để làm méo mó nó.

Họ đã cho rằng bài phát biểu của tôi đã thực sự phù hợp với xã luận 26 tháng Tư của họ nhưng đã chỉ lấy một góc nhìn hơi khác. Rồi họ đã yêu cầu Hà Đông Xương [Phó Trưởng Ban Giáo dục Nhà nước] để lan truyền một quan niệm tại một cuộc họp được Quốc Vụ Viện tổ chức với nhiều bí thư Đảng đại học, rằng bài phát biểu của Triệu đã đại diện chỉ cho ý kiến cá nhân của ông ta và đã không đại diện ý kiến của Uỷ ban Trung ương. Thông điệp này đã lan nhanh ra giữa các sinh viên.

Họ đã thử thậm chí điên cuồng hơn để kháng cự và để làm chậm trễ bất cứ cuộc đối thoại nào với các sinh viên. Ban đầu ý tưởng về các đối thoại đã là để gặp những sinh viên biểu tình, nhưng họ đã không chỉ từ chối sự tham gia của bất kỳ tổ chức sinh viên nào đã nổi lên trong thời gian các cuộc biểu tình, họ cũng đã cấm các sinh viên tự chọn các đại diện riêng của họ. Họ đã khăng khăng về việc chỉ cho các sinh viên từ các tổ chức sinh viên chính thức tham gia, mà đã không thể là đại diện của những sinh viên biểu tình theo bất cứ cách nào. Chẳng phải tiến hành đối thoại theo cách này là hệt như bác bỏ hoàn toàn sự đối thoại? Ngoài ra, khi họ đã tổ chức các cuộc đối thoại, họ đã không thảo luận các thứ công khai hay tìm kiếm những ý kiến khác nhau với một thái độ chân thành. Thay vào đó họ đã chỉ nói đãi bôi, theo cùng cách mà họ đã luôn luôn đối xử với các phóng viên nước ngoài tại các cuộc họp báo, bày ra một hình ảnh có lợi cho bản thân họ về mặt chính trị. Việc này đã bỏ mặc các sinh viên với ấn tượng rằng lời mời chào của chính phủ để tổ chức đối thoại với họ đã là hoàn toàn không chân thành.

Tôi đã chỉ trích lặp đi lặp lại hành vi này, nhưng đã bị bỏ qua. Về những nỗ lực để đấu tranh chống tham nhũng và tăng tính minh bạch, họ thậm chí còn tắc trách hơn. Lí Bằng thậm chí đã phản đối việc liệt kê các vấn đề này trên chương trình nghị sự của cuộc họp Ban Thường Vụ Quốc Hội. Ông đã gọi tôi một cách cụ thể để phản đối việc đưa những khoản này lên chương trình nghị sự.

Bởi vì việc đó, sau khi các sinh viên đã quay lại lớp học của họ và nhiều ngày đã trôi qua, họ đã không thể thấy làm thế nào chính phủ đang tiến hành bất kể hành động thực tế nào. Những cuộc đối thoại mà đã xảy ra đã có vẻ nhắm chỉ vào việc gạt bỏ họ, và tất nhiên không bước cụ thể nào được tiến hành về cải cách; như vậy trên thực tế, những mối nghi ngờ đã tăng lên về bài phát biểu Ngũ Tứ của tôi. Một sự đối đầu mạnh vì thế đã trở nên không thể tránh được.

Bây giờ chúng ta phải trả lời câu hỏi “Vì sao phong trào sinh viên đã tiếp tục trong một thời gian dài như vậy?”

Họ cho rằng bài phát biểu Ngũ Tứ đó của tôi đã tiết lộ một sự rạn nứt bên trong Uỷ ban Trung ương, thành cái gọi là “hai tiếng nói.” Điều đó không đúng! Lý do thực sự đã là, các hướng dẫn được đưa ra sau khi tôi quay lại từ Bắc Triều Tiên—cụ thể là tháo ngòi những căng thẳng, để mở đối thoại, để giải quyết vấn đề qua dân chủ và luật, và để bắt đầu tìm cách xử lý các vấn đề nóng bỏng bằng việc tiến hành cải cách chính trị—đã bị Lí Bằng và các cộng sự của ông ngăn cản, kháng cự, và phá hoại.

Ngay trước khi Gorbachev đến, Lí Bằng đã nói với tôi, “Anh sẽ không tiếp tục sử dụng các biện pháp mềm dẻo để xử lý các cuộc biểu tình sinh viên, phải không? Sau bao nhiêu thời gian đã trôi qua, chẳng phải chúng đã tỏ ra vô ích rồi sao?”

Lời bình luận này đã tiết lộ đầy đủ những ý định xấu được che giấu của ông ta. Ông ta đã sử dụng sự kháng cự và sự phá hoại để đảm bảo rằng các nỗ lực để giải quyết các cuộc biểu tình sinh viên trên cơ sở dân chủ và luật sẽ thất bại, với ý định tìm kiếm một lý do bào chữa để đè bẹp các cuộc biểu tình sinh viên bằng sử dụng các công cụ bạo lực.

Một sự cố tại tờ Điểm tin Kinh tế Thế giới (World Economic Herald) ở Thượng Hải cũng đã xảy ra trong thời gian chuyến thăm của tôi đến Bắc Triều Tiên. Nó đã bắt đầu khi tờ báo đã in một tường thuật về các hoạt động tưởng niệm Hồ Diệu Bang. Thành Uỷ Thượng Hải đã thấy nội dung không phù hợp và đã lệnh cho tờ báo cắt tường thuật ấy, nhưng tờ báo đã từ chối làm vậy. Thành Uỷ Thượng Hải vì thế đã quyết định đóng cửa tờ báo cho việc tổ chức lại và đã treo giò tổng biên tập, Khâm Bổn Lập.

Theo những gì tôi nghe được, Giang Trạch Dân [người đứng đầu Đảng của Thượng Hải] đã điện thoại cho Đặng Tiểu Bình vì một hướng dẫn về xử lý việc này. Các sinh viên và quần chúng đã trong một trạng thái xúc cảm kích động cao khi đó. Bằng cách làm những gì nó đã làm, nó [Thành Uỷ Thượng Hải] đã không chỉ chọc tức nhân viên của tờ Điểm tin, mà cũng đã kích động sự phản đối chung từ nhân viên tại các hãng tin tức khác ở Bắc Kinh, Thượng Hải, và những nơi khác khắp đất nước. Nhiều [thành viên của số những nhân viên này] đã xuống đường để cất tiếng nói của họ ủng hộ Điểm tin và đã đòi Thành Uỷ Thượng Hải đảo ngược quyết định của nó chống lại Điểm tin. Các hành động của họ đã trùng với các cuộc biểu tình sinh viên và hai nhóm đã tăng cường lẫn nhau.

Khi tôi đã quay về nước, tôi đã cảm thấy Thành Uỷ Thượng Hải đã quá cứng nhắc và đơn giản trong việc xử lý vấn đề và cũng đã chọn một thời gian xấu để làm việc đó. Nhưng vì vấn đề đã qua rồi, tôi đã không bình luận về nó; đã có vẻ không thích hợp cho tôi để khiển trách Thành Uỷ Thượng Hải và đứng về phía nhân viên của các tổ chức báo chí. Uỷ ban Trung ương vì thế đã lấy lập trường không can thiệp, cho phép Thành Uỷ Thượng Hải tự giải quyết vấn đề.

Vào ngày 2 tháng Năm, khi tôi đang tổ chức một cuộc nói chuyện với các thành viên của các đảng chính trị khác, Diêm Minh Phúc đã báo cáo rằng ai đó đại diện Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Thượng Hải đã bảo ông rằng Thành Uỷ Thượng Hải đã muốn thoái lui khỏi lập trường trước kia của nó. Họ đã hy vọng Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương giúp đỡ họ. Tôi đã trả lời, “Vì Thành Uỷ Thượng Hải đã đưa ra một yêu cầu như vậy, các anh phải giúp họ tìm một giải pháp.”

Vào ngày 10 tháng Năm, Giang Trạch Dân đến Bắc Kinh và đã nó chuyện với tôi về những kế hoạch để làm giảm căng thẳng. Tôi đã bảo ông ta vấn đề phải được giải quyết ở Thượng Hải mà không có sự can thiệp của Uỷ ban Trung ương, bằng cách đó tránh tạo ra sự nghi ngờ rằng chính quyền Thượng Hải đã chỉ cúi mình trước áp lực từ Uỷ ban Trung ương. Giang Trạch Dân đã không vui về điều này, và sau Bốn tháng Sáu, đã liệt kê sự cố này như một trong những sự tố cáo chống lại tôi.

4. Sự Đàn áp Thẳng tay

Những nỗ lực cuối cùng của Triệu để làm mềm phản ứng của chính phủ đối với các cuộc phản kháng không đạt mục tiêu, vì Đặng đứng vào hàng ngũ ủng hộ lập trường cứng rắn của Thủ tướng Lí Bằng. Tại một cuộc họp căng thẳng ở nhà của Đặng, mà Triệu mô tả một số chi tiết, lãnh tụ tối cao cho phép việc áp đặt quân luật. Triệu đã phản đối và từ chối thực hiện chính sách; ông mau chóng bị loại trừ khỏi việc ra quyết định. Triệu thăm Quảng trường Thiên An Môn để thúc các sinh viên quay về trường học, nhưng đã quá muộn. Ông biết về sự đàn áp thẳng tay Bốn tháng Sáu khi ông nghe tiếng súng từ nhà ông.

Sau khi trở nên hoàn toàn vỡ mộng với những đối thoại của chính phủ, các sinh viên đã quyết định tận dụng cơ hội chuyến thăm của Gorbachev để tổ chức các cuộc biểu tình đường phố quy mô lớn và một cuộc tuyệt thực. Họ đã tin nó là cơ hội tốt nhất để gây áp lực lên chính phủ, mà sẽ buộc phải cho thấy sự khoan dung trong thời gian thăm viếng nhà nước. Nhưng các sinh viên đã sai lầm, vì họ càng đẩy về phía trước, Lí Bằng và các cộng sự của ông càng có cớ để đàn áp thẳng tay chống laị họ bằng sử dụng các phương tiện bạo lực.

Khi tôi nghe phong phanh về điều này, tôi đã tận dụng cơ hội để đọc một bài phát biểu vào 13 tháng Năm tại một cuộc tụ tập của các công nhân. Đại thể, những gì tôi bảo họ đã là, sẽ là không hợp lý cho các sinh viên để quấy rầy các cuộc nói chuyện nhà nước quốc tế và gây thiệt hại cho Thượng đỉnh Trung-Xô bởi vì các đòi hỏi của họ đã không được thoả mãn. Hơn nữa, nó sẽ không được sự ủng hộ của hầu hết người dân. Tôi hy vọng họ sẽ tính đến bức tranh lớn, và không xúc phạm các bạn của chúng ta trong khi làm vừa lòng các kẻ thù của chúng ta.

Sự cầu xin của tôi đã được in trên mọi báo lớn. Tuy vậy, các sinh viên đã không đáp ứng nó chút nào; họ đã tiến lên bất chấp. Vào chiều ngày 13 tháng Năm, hơn hai trăm sinh viên từ hơn hai mươi đại học, với hơn một ngàn người khác hoạt động như những người bảo vệ, đã bước vào Quảng trường Thiên An Môn để tổ chức một cuộc toạ kháng và một cuộc tuyệt thực. Từ ngày này trở đi, các sinh viên đã chiếm quảng trường, cho đến sự cố đẫm máu Bốn tháng Sáu.


* Tác giả thường nói tắt “Ban Thường vụ Bộ Chính trị” thành “[Uỷ] Ban Thường vụ”.

Đại Cách mạng Văn hoá Vô sản đã là một thời kỳ chấn động lớn ở Trung quốc mà đã kéo dài từ 1966 đến 1976. Được phát động bởi Chủ tịch Mao Trạch Đông, người đã bị làm cho thất vọng bởi sự kháng cự thụ động của bộ máy quan liêu của riêng ông đối với các chính sách kinh tế cấp tiến của ông, chiến dịch cực tả đã dẫn đến việc ngược đãi hàng triệu người, kể cả sự thanh trừng hàng trăm ngàn quan chức Đảng Cộng sản.

* Phong trào Ngũ Tứ (4 tháng Năm) là tên được trao cho các cuộc biểu tình toàn quốc bắt đầu từ ngày 4 (Tứ) tháng Năm (Ngũ) năm 1919 được kích động bởi Hiệp ước Versailles, mà đã được cảm nhận là không công bằng cho Trung quốc. Các cuộc biểu tình đã đánh dấu sự đổi hướng của phong trào trí thức Trung quốc hiện đại rời xa chủ nghĩa khai phóng Tây phương, hướng theo các lý tưởng của Cách mạng Nga. Đảng Cộng sản Trung quốc xác nhận phong trào như nguồn gốc trí tuệ của nó.

1 Trong bản tiếng Anh các Trưởng Ban, Phó Ban Trung ương đều được gọi là Bộ trưởng, Thứ trưởng trong bản tiếng Việt người dịch cố để phân biệt các chức vụ Đảng với chức vụ của Chính phủ (Quốc Vụ Viện, trong bản tiếng Anh là Hội Đồng Nhà nước). Bộ trưởng Liên lạc chắc là Trưởng Ban Liên lạc.