Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

Hãy ngồi xuống đây! (kỳ 42)

2017

“Lò nóng lên rồi” và ông Trần Đại Quang “đi phượt”

Hạ Đình Nguyên


Lại một cụm từ đặc biệt của TBT Trọng được phát ra, vào thời điểm dư luận đang nóng lên cùng với một sự kiện đột ngột xuất hiện, đã gợi nên nhiều loại ấn tượng đặc biệt.

“Lò nóng lên rồi”, như tiếng reo vui của lũ trẻ nít khi nhìn thấy than đã hồng lên trong đáy lò vào những ngày nấu bánh cuối năm. Đó là lúc sức nóng từ lò đã bắt đầu lan tỏa, làm ấm thêm tiết xuân, hứa hẹn một chờ mong... Và “củi tươi cũng phải cháy”, lại giống như sự đe dọa mơ hồ của một lời nguyền bí hiểm.


Đó cũng chính là lúc một hình nhân tên Trịnh Xuân Thanh xuất hiện, rã rời trong tư thế là kẻ “tự nguyện đầu thú” bất đắc dĩ.

Thế rồi, lò đã bất ngờ bùng lên theo một hướng khác, hơn cả dự tưởng của kẻ đốt lò!

Dư luận trong nước và ngoài nước trở thành cơn bão. Hai cặp từ ngữ “bắt cóc” “đầu thú” chia thành phe nhóm đánh nhau, làm kinh động đến những người công dân lương thiện.

Nhưng không lâu sau, cái hồ hởi ban đầu của phía nầy bỗng nhường chỗ cho sự lo âu; và phía kia, sự tức giận cũng được kiềm nén trở thành nổi căm giận đi vào chiều sâu pháp lý. Sự cố biến thành một thứ trầm tích, hứa hẹn phát tán một loại năng lượng chưa thể đo lường.

Trong nước bây giờ thì lò đang âm ỉ cháy với tình thế lưỡng nan. Củi khô làm mồi thì đã bắt lửa mạnh. Đốt tham nhũng thì lòng dân ai ai cũng muốn, cũng nóng lòng mong. Nhưng củi tươi thì cũng nhiều, đang bốc khói ở khắp ngã ngách, liệu có thành lửa ngọn? Lại có gió mạnh đang thổi từ phương Bắc, từ biển Đông, lại có hiu hiu thổi từ Tây. Có người lo sợ sự cháy lan trở thành một đám cháy lớn. Người đốt lò có thể trở thành “kẻ đốt đền”. Có người lo sợ cháy cái đền, lại có người mong ngắm nhìn cái đền cháy.

Chuyện ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang, không biết thuộc loại củi nào, đang trở thành trung tâm trong cái lò lửa dư luận. Bởi thình lình ông biến mất! Theo khoa học cơ bản thì, vật chất (và cả tinh thần) không bao giờ mất đi, nó chỉ chuyển hóa sang một dạng năng lượng khác. Thế thì, ông Chủ tịch nước nhà ta đang ở dạng năng lượng nào?

- Nằm bịnh trên giường ở một bệnh viện nào đó.

- Bị giam trong một căn phòng nào đó.

Tất cả đều là bí mật trọng đại. Quyền được biết là một thứ đặc quyền, dân chúng là hàng nhãi nhép chuyên hóng chuyện.

Nhưng giới trẻ vốn vô tư hồn nhiên, bảo rằng ông ấy đang “đi phượt”. Có thế, mới không ai biết ông ấy ở đâu, mới có thể đồng thời viết văn, viết bút ký, viết thơ tình, viết chính luận, cả việc ra chỉ thị, hoặc gởi thơ chúc mừng bạn bè quốc tế các thứ. Thật rành rành!

Nhưng đến một giờ G, người nằm bịnh cũng phải khỏe dậy, hoặc nằm luôn thì cũng phải có cáo phó. Bị giam thì phải có lúc được trả tự do, đâu thể biến mất. Đi phượt thì ắt sẽ có ngày quay về. Còn đó nhà cửa, vợ con, bạn bè, nhiều nhất là đồng chí, cái ghế Chủ tịch cũng còn nguyên đó...

Vậy nên, cái màn cuối của kịch bản là cách trở về thế nào cho hợp lý mọi điều, sẽ hứa hẹn vô cùng gay cấn, nó đang kích thích tò mò tối đa cho hàng khán giả.

Thử tưởng tượng, ông ấy sẽ xuất hiện theo cách nào? Dù cách nào cũng phải có.

1- Bằng một bản cáo phó, sau đó là bài công trạng và thương tiếc, lễ tang sẽ diễn ra trang trọng, có cờ rủ trên cả nước. Vậy thì, bệnh tình của ông ra sao, mà từ khỏe mạnh bỗng chuyển qua từ trần? Có giống sự tích ông Nguyễn Bá Thanh không? Nếu thế thì cuộc đất ở Ba Đình quá chừng nguy hiểm, hoặc cầm tinh của chủ soái quá dữ, hoặc cái chất “polo 210” quá độc, rất phổ biến, đang nằm trong tay các sát thủ bí mật? Và lại nữa, các bài viết và các thư chúc mừng nầy nọ của ông từ đâu ra? Cả nước có trên 90 triệu dấu hỏi, không kể nước ngoài. Đó là chuyện không nhỏ.

2- Xuất hiện như một người mạnh khỏe, dù hơi lơ láo, sau đó, giống như trường hợp Phùng Đại tướng, làm thinh, thu mình lặng yên trong bóng tối, không lời từ biệt quân dân chiến sĩ. Trường hợp nầy thì hiểu được nguồn gốc của các bài viết và các bức thư kia, dứt khoát không phải là sản phẩm của ma. Dấu hỏi sẽ tăng lên cấp số nhân.

3- Đường hoàng trở lại chức vụ, vẫn đọc diễn văn, và uống nước trà cho những tháng ngày còn lại đáng nhớ của cái “nửa nhiệm kỳ” của… ông Tổng Bí thư.

Phương án 3 nầy có lẽ hơi gượng ép, khó có khả năng diễn ra, vì cái lò đã khá nóng.

Liệu còn một phương án nào khác tích cực hơn không, thật khó mà tưởng ra!

Nhưng cũng mong rằng các dự đoán trên đây đền không là sự thật. Nếu khán giả không đoán được đoạn kết, thì đành phải thán phục tài năng của người dựng kịch bản vậy.

Tôi vốn ham vui, ưa hùa theo giới trẻ, cũng có căn cứ phần nào theo truyền thông chính thống, tin là ông ấy đang đi phượt.