Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Quế Mẫn Hải - Trung Quốc - Tình trạng: Bị giam giữ

PEN AMERICA The Freedom to Write

Hiếu Tân dịch

Quế Mẫn Hải [Gui Minhai], một công dân Thụy Điển, là đồng sở hữu nhà xuất bản Mighty Current – nổi tiếng vì cho ra đời những cuốn sách đào sâu vào đời tư của các lãnh đạo Trung Quốc – một nhà văn, nhà xuất bản, là cựu Ủy viên Ban Chấp hành Trung tâm Văn bút Độc lập Trung Quốc (ICPC). Quế Mẫn Hải biến khỏi ngôi nhà bên bờ biển của anh ở Thái Lan ngày 17, tháng Mười 2015 và sau đó xuất hiện trở lại ở Trung Quốc lục địa, có tin rằng anh bị bắt cóc và bị cưỡng bức đưa về Trung Quốc. Ngày 17, tháng Giêng 2016, kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc, CCTV phát băng video lời tuyên bố của Quế Mẫn Hải trong đó anh khẳng định anh đến Trung Quốc lục địa một cách tự nguyện, nhưng các quan sát viên tin rằng lời thú nhận của anh là do ép buộc. Từ lúc đó anh vẫn bị giam giữ, thậm chí các quan chức lãnh sự quán Thụy Điển cũng không tiếp cận được với anh, và không tiếp xúc được với gia đình anh.


BỐI CẢNH CỦA VỤ ÁN

Quế Mẫn Hải là một nhà thơ, tác giả, nhà xuất bản sách, và một trong những “Hiệu sách Vịnh Causeway Số Năm” một nhóm năm người bán sách đại lí của Causeway Bay Books và chủ sở hữu của nó là Mighty Current Media. Cả năm người bán sách biến mất trong một hoàn cảnh bí ẩn vào cuối năm 2015, và sau đó xuất hiện trở lại trong tình trạng bị giam giữ ở Trung Quốc lục địa. Có bằng chứng chứng tỏ rõ ràng rằng các nhân viên an ninh mật vụ Trung Quốc có trách nhiệm trong những vụ mất tích này.

Mighty Current Media là công ty xuất bản có trụ sở ở Hong Kong, được biết đến nhiều nhất về những cuốn sách nhạy cảm của nó nói về đời tư của các lãnh đạo Trung Quốc. Những cuốn sách như thế bị cấm ở Trung Quốc lục địa nhưng là hợp pháp ở Hong Kong. Hiệu sách Causeway Bay nổi tiếng tương tự như một nhà sách đưa ra những đầu sách bị cấm như thế. Từ tháng Mười đến tháng Mười Hai 2015, năm người là đại lí của Causeway Bay và Mighty Current mất tích là:

• Trương Chí Bình [Cheung Chi-ping], giám đốc kinh doanh của Mighty Current;

• Lữ Ba [Lui Por], Tổng Giám đốc và một trong ba đồng sở hữu chủ của Mighty Current;

• Lâm Vinh Cơ (Lam Wing-kee], Giám đốc của Causeway Bay Books (và người sáng lập và chủ hiệu sách này trước khi nó được Mighty Current mua lại năm 2014);

• Lý Ba [Lee Bo], biên tập viên ở Mighty Current; và:

• Quế Mẫn Hải. Đồng sở hữu chủ và nhà xuất bản của Mighty Current.

Quế Mẫn Hải, một công dân Thụy Điển cách đây nhiều thập kỉ đã tử bỏ quyền công dân Trung Quốc, nghe nói đã mất tích khỏi nhà nghỉ của ông ở Pattaya, Thái Lan ngày 17, tháng Mười 2015 sau đó xuất hiện trở lại trong trại giam Trung Quốc. Quế Mẫn Hải và các đồng nghiệp của ông sau đó xuất hiện trong một loạt “video thú tội” – mà mọi chứng cứ đều cho thấy do nhà cầm quyền viết kịch bản và dàn dựng.

Sau nhiều tháng kể từ đấy, bốn trong năm nhà làm sách – tất cả trử Quế Mẫn Hải – được thả khỏi trại giam, mặc dù họ vẫn còn bị quản chế bởi nhà nước Trung Quốc. Quế Mẫn Hải vẫn còn bị giam cầm, bị cách li khỏi bạn bè và gia đình và luật sư không được tiếp cận, mặc dù không có bất cứ lời kết tội nào chính thức về mặt luật pháp chống lại ông. Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bất kì giải thích thỏa đáng nào về việc tại sao Quế Mẫn Hải và các đồng nghiệp của ông mất tích và chỉ xuất hiện trở lại trong trại giam Trung Quốc.

LỊCH SỬ CỦA VỤ ÁN

Tháng Giêng 2018: Quế Mẫn Hải đang đi trên chuyến tàu tới Bắc Kinh để khám bệnh sau khi đã kể những triệu chứng của bệnh xơ cứng teo cơ một bên với hai nhà ngoại giao Thụy Điển, vào ngày Thứ Bảy 20 tháng Giêng, thì ông bị hai cảnh sát mặc thường phục bắt giữ và cưỡng bức rời khỏi tàu. Sau sự cố này, nghe nói các quan chức Trung Quốc đã nói với các nhà ngoại giao Thụy Điển rằng Quế Mẫn Hải bị nghi đã chia sẻ những thông tin bí mật với những người Thụy Điển và gặp họ một cách bất hợp pháp.

Tháng Mười 2016: Kỉ niệm một năm Quế Mẫn Hải bị mất tích, Angela con gái ông đã đăng một bài báo trên The Washington Post kêu gọi công luận đừng quên trường hợp của cha cô và kêu gọi các nước dân chủ tăng cường áp lực lên chính phủ Trung Quốc.

Tháng Sáu 2016: Bà Helena Storm Tổng Lãnh sự Thụy Điển tại Hong Kong có cuộc trả lời phỏng vấn tờ Bưu điện Hoa Nam trong đó bà xác nhận rằng sau cuộc viếng thăm ngắn ngủi hồi tháng Hai, Trung Quốc đã từ chối cho Lãnh sự Thụy Điển gặp Quế Mẫn Hải. Tổng Lãnh sự Storm nói rằng Thụy Điển tiếp tục “đòi có câu trả lời về thủ tục tố tụng và những cáo buộc chống lại ông” và rằng Thụy Điển mong rằng những lời kết tội này “phải được xử lí trong khuôn khổ pháp luật.”

Tháng Năm 2016: Ủy ban của Quốc hội Hoa Kì về Trung Quốc, một tổ chức độc lập với chính phủ chuyên theo dõi nhân quyền ở Trung Quốc, tổ chức một cuộc điều trần về những vụ mất tích. Angela con gái của Quế Mẫn Hải ra làm chứng, kêu gọi quốc tế chú ý và giúp đỡ cho vụ của cha cô. Cô xác nhận nhà cầm quyền Trung Quốc đã nói với chính phủ Thụy Điển rằng Quế Mẫn Hải muốn từ bỏ quyền công dân Thụy Điển của ông. Một người phát ngôn của chính phủ Thụy Điển trả lời rằng “Theo thông tin của chúng tôi, ông Quế Mẫn Hải là một công dân Thụy Điển.”

Angela Quế [Gui], con gái của nhà xuất bản sách Quế Mẫn Hải, người

trước đây đã mất tích khỏi Thái Lan, đã xuất hiện trước một

phiên điều trần về Trung Quốc tại một ủy ban của Quốc hội.

Tháng Hai 2016: Sau nhiều lần đòi hỏi cho lãnh sự tiếp cận Quế Mẫn Hải, các nhà ngoại giao Thụy Điển lần đầu tiên có một cuộc gặp ngắn với ông. Trong cuộc gặp, Quế Mẫn Hải nói với các nhà ngoại giao Thụy Điển rằng ông không muốn sự giúp đỡ của họ. Ít lâu sau cũng trong tháng đó, Lữ Ba, Trương Chí Bình, Lâm Vinh Cơ và Quế Mẫn Hải, tất cả xuất hiện trên kênh TV Phượng Hoàng, một hãng tin tư nhân có trụ sở ở Hong Kong có những mối quan hệ thân mật với chính phủ Trung Quốc. Trong những cuộc phỏng vấn họ, Lữ Ba, Trương Chí Bình, và Lâm Vinh Cơ công khai thú nhận đã phân phối những cuốn sách không có giấy phép trên lục địa, bán những cuốn sách không được phép trên Trung Quốc thông qua một diễn đàn trên mạng, và né kiểm tra của hải quan để chuyển giao khoảng 4.000 cuốn sách đến 380 khách hàng từ Tháng Mười 2014. Lữ Ba, Trương Chí Bình, và Lâm Vinh Cơ, tất cả nêu tên Quế Mẫn Hải là nhân vật lãnh đạo việc phân phối sách không giấy phép này. Quế Mẫn Hải, trong cuộc phỏng vấn của mình, thú nhận rằng ông đã khám phá ra những cách để qua mặt kiểm tra chính thức ở Trung Quốc.” Những loạt video này và tương tự được mọi người – kể cả PEN America – hiểu rằng đây là những lời thú tội ép buộc.

Tháng Giêng 2016: CCTV truyền hình nhà nước Trung Quốc, chiếu một video ghi lời tuyên bố của Quế Mẫn Hải trong đó ông khẳng định ông đến lục địa một cách tự nguyện. Quế Mẫn Hải nói trước kia ông đã trốn khỏi lục địa sau khi nhận bản án treo hai năm vì dính líu đến một vụ say rượu lái xe nguy hiểm năm 2003. Ông khẳng định rằng ông trở về lục địa là để nộp mình. Băng video này ngay lập tức làm dấy lên những nghi ngờ rằng lời thú tội của Quế Mẫn Hải là do ép buộc.

Thứ trưởng Tài chính Thụy Điển Per Bolund nói với tờ Tin điện Hoa Nam Buổi sáng, thuyết phục chính quyền Trung Quốc hãy tỏ ra cởi mở và cho phép chính quyền Thụy Điển tiếp xúc với Quế Mẫn Hải. Đại sứ Thụy Điển tại Bắc Kinh lưu ý việc “liên tục từ chối lãnh sự tiếp xúc với ông Quế Mẫn Hải.” Margot Wallstrom, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển lặp lại lời của tòa Đại sứ Thụy Điển tại Bắc Kinh nói bà tỏ ra “hết sức lo ngại” về Quế Mẫn Hải và rằng “Thụy Điển cố gắng đem đến minh bạch cho trường hợp của ông, và bảo đảm cơ hội đến thăm ông tiếp tục với cường độ không giảm sút.”

Tháng Chạp 2015: Tờ Người Bảo vệ (The Guardian) chạy một bài báo về vụ Quế Mẫn Hải mất tích, trong đó Angela Quế giải thích rằng cha cô đã đều đặn gọi điện cho vợ, “nói với bà rằng ông ổn nhưng không trả lời bất cứ câu hỏi nào liên quan đến việc ông ở đâu.” Đồng nghiệp của ông, Lý Ba, kể với tờ Người Bảo vệ, “Chúng tôi không biết điều gì xảy ra và chúmg tôi không biết ai bắt ông ấy, họ là người Trung Quốc hay người Thái. Không có gì rõ ràng.” (nhiều ngày sau chính Lý Ba cũng biến mất).

Tháng Mười Một 2015: Quế Mẫn Hải tiếp xúc với con gái ông, Angela, sau khi không trả lời tin nhắn của cô trong vòng hai tuần kể từ khi ông mất tích. Thông qua tin nhắn trên Skype ông viết “Cha đã gửi [30.000 HK$] vào tài khoản của con ở Hong Kong và mong con mọi sự bình an.” Bối Lĩnh [Bei Ling], cựu Chủ tịch Trung tâm Văn bút Độc lập Trung Quốc và là bạn lâu năm với Quế Mẫn Hải, sang Pattaya Thái Lan để điều tra về những hoàn cảnh của vụ Quế Mẫn Hải mất tích. Trong điều tra của Bối Lĩnh, ông có được video giám sát từ căn hộ của Quế Mẫn Hải từ 17 tháng Mười và qua nhà đương cục Thái Lan ông biết rằng không có đăng kí nào ghi lại việc Quế Mẫn Hải rời Thái Lan.

Tháng Mười 2015: Đồng sở hữu chủ Quế Mẫn Hải của nhà xuất bản Mighty Current và là một công dân Thụy Điển, được nghe nói đến lần cuối cùng khi ông gửi một e-mail cho đối tác của ông là Lý Ba, để nói ông đã đến Thái Lan và mời Lý Ba đến ở với ông tại khu nghỉ dưỡng của ông ở Pattaya. Quế Mẫn Hải còn gửi một e-mail cho những nhà in của ông yêu cầu họ sẵn sàng cho một quyển sách mới. Vào 17 tháng Mười, Quế Mẫn Hải mất tích khỏi khu nghỉ dưỡng của ông. Đoạn phim theo dõi từ toà nhà của ông cho thấy một người đàn ông không rõ nhân dạng lảng vảng bên ngoài tòa nhà cho đến khi Quế Mẫn Hải đến. Ít giờ sau, người đàn ông lên xe của Quế Mẫn Hải và hai người lái đi. Sau đó Quế Mẫn Hải gọi cho công ty quản lí tòa nhà, bảo người phục vụ bỏ trái cây vào tủ lạnh và khóa căn hộ của ông lại.

TỰ DO BIỂU ĐẠT TẠI TRUNG QUỐC

Trong những năm gần đây, đề cập đến tình trạng khốc liệt đối với tự do biểu đạt ở Trung Quốc là một trong những chiến dịch kí tên của Hội Văn bút Hoa Kì. Với một dân số lớn nhất thế giới, và với trọng lượng kinh tế chính trị đã tăng lên, bộ máy kiểm duyệt bao trùm hạn chế tiếng nói cả trong lẫn ngoài biên giới. Mặc dù những diễn đàn kĩ thuật số đã mở rộng các phương tiện biểu đạt, chúng cũng đã cung cấp nhiều cơ hội hơn cho đàn áp: ở Trung Quốc, nay cả một Tweet đơn giản cũng có thể đưa người viết nó vào tù. Từ khi chủ tịch Tập nhận chức đầu năm, ông đã tính trước một cuộc đàn áp rộng rãi lên tự do phát biểu, bổ sung những điều luật và kiểm soát kiểm duyệt trên internet, các phương tiện truyền thông, và các nhà xuất bản. Ngoài ra, cá nhân các nhà văn, nhà báo, các nghệ sĩ sáng tạo đã bị kiểm duyệt, bị quấy nhiễu, bị tống giam, và thậm chí mất tích, sau khi họ phát biểu về những chủ đề nhạy cảm, như quyền của các thiểu số sắc tộc và tôn gíáo, tham nhũng và thiếu cải cách dân chủ. Hàng chục người hiện nay đang ở sau các song sắt vì tác phẩm hay những thể hiện sáng tạo của họ.

Những phát biểu của Angela Quế, con gái Quế Mẫn Hải:

Nước Anh đã quay mặt đi khi Trung Quốc chà đạp tự do của Hong Kong – và cha tôi

Ai sẽ nhớ đến cha tôi, Quế Mẫn Hải?

Một tiếng gọi không bao giờ tới: tại sao tôi đã không thể giữ im lặng sau khi nhà cầm quyền bắt cóc cha tôi.