Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

“Bài thơ của một người yêu nước mình” của Trần Vàng Sao

Xin trân trọng giới thiệu với các bạn tập thơ “Bài thơ của một người yêu nước mình” của ông, do NXB Giấy Vụn xuất bản tại Sài Gòn năm 2009.

Sau đây là lời giới thiệu tập thơ:

Nhà thơ Trần Vàng Sao – kẻ bất phùng thời


Nhà thơ Trần Vàng Sao tên thật Nguyễn Đính, sinh năm Tân Tỵ 1941, quê quán làng Đông Xuyên, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế, sinh sống từ thuở ấu thời đến nay tại phường Vỹ Dạ, thành phố Huế. Năm 1962, ông đậu tú tài ở Huế và dạy học ở Truồi. Thời gian này ông bắt đầu tham gia phong trào chống Mỹ ở Huế. Năm 1965 ông thoát ly lên rừng chiến đấu. Năm 1970 ông bị thương, được đưa ra miền Bắc chữa bệnh an dưỡng. Theo lời kể lại của nhà thơ Thái Ngọc San – người cũng thoát ly ra Bắc và đã gặp nhà thơ Trần Vàng Sao, thì đây là quãng thời gian khổ ải nhất của Đính, nhưng ông vẫn lạc quan, trung thành với lý tưởng của mình.

Tháng 5 năm 1975, ông trở về Huế được phân công làm liên lạc (đưa thư) rồi công tác ở ban Văn Hóa Thông Tin xã và nghỉ hưu năm 1984. Vào thời điểm này, bài thơ “Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình” của ông được đăng trên Sông Hương, số kỷ niệm 5 năm ngày tạp chí ra đời. Bài thơ lập tức gặp phản ứng dữ dội của một số chức sắc địa phương, nhà thơ Thái Ngọc San – thư kí tòa soạn, người chịu trách nhiệm chọn đăng bài thơ phải rời khỏi tờ báo, và nhà thơ Trần Vàng Sao tiếp tục sống với những khó khăn của riêng mình.

Thơ Trần Vàng Sao mang hơi thở nóng hổi của cuộc sống, gần gũi với nhân dân nhất là giới cùng đinh, thấp cổ bé miệng, sống tận đáy xã hội (những người được nhân danh cho cuộc đấu tranh giai cấp), với văn phong trong sáng giản dị mà vô cùng sâu sắc, sử dụng ngôn từ bình dân nhưng bác học, trải nghiệm những thực tế mà ông đã sống, chiến đấu, thơ ông đã vẽ nên một bức tranh sống động của một đất nước lầm than ngập chìm trong chiến tranh, nghèo đói và lạc hậu với một ước mơ muôn đời là hoà bình và no ấm.

Người ta có thể nghĩ khác về ông, cho thơ ông là có vấn đề, nhưng ông vẫn tự tại, tự tại sống, tự tại làm thơ, và bạn bè muôn nơi vẫn đến với ông. Bởi vì ông là nhà thơ biết yêu nước mình, thật sự yêu nước mình…

Nguyễn Miên Thảo

32104997_10216377840817601_7487739769305169920_n

Tải bản PDF ở đây: tap-tho-tran-vang-sao-in