Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Tiếp tục xóa bỏ dấu ấn của Sài Gòn xưa?

Trong những tiêu chí đánh giá “đô thị văn minh” thì cảnh quan di sản đô thị luôn là một tiêu chí quan trọng. Các quốc gia phát triển trên thế giới hiện nay đều coi việc bảo vệ, bảo tồn di sản – trong đó có cảnh quan, các công trình kiến trúc... như là một nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền đô thị. Bởi vì một đô thị văn minh không chỉ có phương tiện giao thông, công trình hiện đại mà còn có và cần phải có cả chiều sâu lịch sử văn hóa hiện hữu lâu dài. Bảo tồn di sản văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng của phát triển bền vững.
Sài Gòn là một đô thị được quy hoạch và xây dựng theo kiểu phương Tây với những công trình công sở, tôn giáo, thiết chế văn hoá như Toà nhà Thị chính, Bưu điện, Nhà thờ Đức bà (Vương cung thánh đường), Dinh Norodom, Dinh Thống đốc, Nhà hát lớn, Bảo tàng, Thảo cầm viên… Những đường phố ở trung tâm thành phố và khu biệt thự gần đó… Ngoài ra còn một số công trình khác có giá trị về lịch sử, kiến trúc, cần được bảo tồn nhưng cho đến nay chưa được “xếp hạng” – đó là do chính sách và công tác quản lý di sản văn hóa chậm trễ, phần nào bắt nguồn từ sự hạn chế về quan niệm và hiểu biết giá trị lịch sử - văn hóa của khu vực trung tâm đô thị Sài Gòn.


Trên tuyến đường xưa nhất của thành phố là đường Đồng Khởi – cảnh quan Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố, Nhà hát lớn đã bị những công trình hiện đại lấn át. Thương xá Tax, đường Nguyễn Huệ và bùng binh cây liễu không còn nữa. Nay đến lượt công trình UBND lại bị chắn bởi một công trình hiện đại khác, đồng thời, kiến trúc “Dinh Thượng Thư” xây dựng từ nửa sau thế kỷ 19 sẽ bị phả hủy! Đây là công trình có giá trị phản ánh một thời kỳ lịch sử của thành phố mà đến nay những công trình tương tự (về kiến trúc, về niên đại) không còn nữa. Công trình lại nằm ở khu vực mà cảnh quan “đô thị Sài Gòn xưa” đã bị phá hủy quá nhiều... Tôi e rằng những ý kiến đánh giá công trình này không có gì đặc sắc để bảo tồn, hoặc quan niệm “công trình cổ phải nhường chỗ cho phát triển” là sự “báo trước” một ngày nào đó cả TPHCM sẽ không còn một dấu vết lịch sử - văn hóa nào của Sài Gòn trăm năm!
Muốn giữ gìn đặc trưng văn hóa Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh thì cần phải bảo tồn, tôn tạo và gìn giữ những địa điểm công trình và cảnh quan quan trong “vùng ký ức”, và ngược lại, hủy hoại hay làm biến dạng nó sẽ làm tổn thương và xóa bỏ “hồn đô thị” – một sản phẩm văn hóa tinh thần riêng biệt của từng thành phố. Chính vì vậy, dù muộn nhưng vào năm 2014 thành phố đã ban hành “Chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn TP.HCM” trong đó đã xác định “Bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị là một vấn đề thiết yếu trong việc quản lý, phát triển đô thị, đặc biệt là đối với TP.HCM có quá trình phát triển qua nhiều thời kỳ với những đặc điểm đa dạng về kiến trúc đô thị”, đồng thời nêu rõ Mục tiêu của Chương trình nhằm xác định các yêu cầu, đối tượng và quan điểm định hướng trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc trên địa bàn TP. Như vậy rõ ràng, vấn đề bảo vệ di sản văn hóa thực chất là việc ban hành chính sách và thực thi chính sách quản lý đô thị.
Nhưng hiện nay chính quyền đang thực hiện những dự án “phát triển” đồng thời là phá hủy di sản văn hóa, xóa bỏ lịch sử hiện hữu bằng “vật chất” ở ngay vũng lõi của đô thị Sài Gòn, đó là việc làm bất chấp tất cả đánh đổi tất cả văn hóa, lịch sử, ký ức cộng đồng lấy một sự “hiện đại” vô hồn, không có bản sắc và sự nhân văn!
Có thể ứng xử với Sài Gòn như vậy được sao?!