Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 6): Hoàng Giác: Bóng Ngày Qua

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2018)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

Bóng Ngày Qua – Sáng Tác: Hoàng Giác

Trình bày: Tâm Vấn (Pre_75)

VIDEO:

Nghe thêm: Hoài Nam -70 năm tình ca – Đoàn Chuẩn -Hoàng Giác

TIỂU SỬ NHẠC SĨ HOÀNG GIÁC

clip_image005

Hoàng Giác, http://phannguyenartist.blogspot.com/

Hoàng Giác sinh năm 1924. Quê gốc ở làng Chèm, nay thuộc xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Cha của Hoàng Giác là một người chơi đàn bầu, ham mê môn quyền anh, từng giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Quyền anh Bắc Kỳ.

Thuở nhỏ Hoàng Giác học trường Bưởi. Ông đã tự học nhạc theo các tài liệu sáng tác cũng như hòa thanh của Pháp từ khi còn học sinh, và nổi tiếng với sáng tác đầu tay Mơ Hoa năm 1945.

Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, Hoàng Giác cùng gia đình sơ tán lên chiến khu Việt Bắc. Cuối năm 1946, ông viết bài Ngày về khi còn là một đội viên trong đoàn tuyên truyền của cách mạng được trở về thăm gia đình, theo ông, là ca khúc ông ưng ý nhất. Năm 1948, Hoàng Giác trở lại Hà Nội, khi đó ông cũng là một ca sĩ được nhiều người yêu mến.

Sự nghiệp sáng tác của Hoàng Giác chỉ khoảng 20 ca khúc. Nhưng trong số đó, có những bài hát vượt thời gian như Mơ hoa, Ngày về, Lỡ cung đàn, v.v.  Ông khiêm tốn: “Tôi sáng tác không nhiều và so với các nhạc sĩ cùng thời thì đóng góp của tôi cho nền âm nhạc nước nhà không được bao nhiêu.”

Hoàng Giác chuyên sử dụng đàn Ghi-ta Hawai, và từng là giảng viên ghi-ta nhiều năm tại trường sư phạm nhạc họa trung ương  và Trường Âm nhạc dân lập.

Ông lập gia đình với bà Kim Châu năm 1951. Khoảng nửa sau thập niên 1960, gia đình ông đã phải sống trong hoạn nạn cơ cực ở ngoài Bắc chỉ vì chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã sử dụng tác phẩm Ngày về của ông để làm nhạc hiệu cho chương trình “Chiêu hồi” tại miền Nam Việt Nam.

Nhạc sĩ Hoàng Giác nay đã bước qua tuổi 90 và hiện sống ở phố Hàng Bạc, Hà Nội. Ông bà còn người con trai là nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm.

(Theo Blog Trần Quang Hải)

* Nhạc sĩ Hoàng Giác đã qua đời ngày 14-09-2017 tại Hà Nội do tuổi cao sức yếu, hưởng thọ 93 tuổi (theo tuoitre.vn)