Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018

Dòng Nhạc Kỷ Niệm với Nhạc cũ miền Nam (kỳ 3): Trầm Tử Thiêng - Tấn An

Rồi 20 năm sau

T.Vấn & Bạn hữu thực hiện (2018)

clip_image002

clip_image004

clip_image006

clip_image008

Rồi 20 năm sau – Sáng tác: Tấn An & Trầm Tử Thiêng
Trình bày: Hà Thanh - Hòa âm: Dương Thiệu Tước (Pre-75)

clip_image009

clip_image010

(Courtesy of  casihathanh.wordpress.com)


Video:

Nghe thêm: Hoài Nam – 70 năm tình ca- Trầm Tử Thiêng

Đọc thêm:

(Nguồn: Biển nhớ (http://www.dactrung.com/)

“… Đây là một trong những tác phẩm đầu tay của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Bài hát “Rồi 20 năm sau” nguyên thủy gồm hai phần: phần 1 là “Lời của mẹ”, phần 2 là “Lời của con” (đã bị tuyệt bản). Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cho biết hầu hết những tác phẩm đầu tay của ông sáng tác cuối thập niên 50 đã bị tuyệt bản vì lý do này hay lý do khác mà lý do chính là biến cố năm 1975.
Bài hát trên đây chỉ là “Lời của mẹ”, cho đến nay vẫn được phổ biến dưới tựa (chung) là “Rồi 20 năm sau”.

Lời của con (tiếp theo “Rồi 20 năm sau”)

Như một giòng sông bao phen bồi lở
Ước một mùa mưa thì chim rời tổ
Hai mươi năm giờ vươn đôi cánh mỏng ra đời
Chim tung bay nhanh về miền non cao
Tìm thây cha lấp ủ chiêm bao u ù
Trong kinh miền cha đi loang lở chiến hào

Thương ai gió bụi đường xa
Thương ai giấc mộng chưa già a á à a
Ước ngọt tâm tình trót theo người nối mộng trường chinh
(láy)… trót theo người nối mộng trường chinh

Như một ngày qua dung nhan mòn lỡ
Mỗi một ngày qua mẹ than mẹ thở
Đêm vô biên mẹ soi gương tính tuổi tâm tình
Hai mươi năm trôi đằng đẳng con ơi
Dù cho nhan sắc mỏi cũng đành
Mộng tương lai mẹ quên khi trang điểm cho mình

Thương ai gió bụi đường xa
Thương ai giấc mộng chưa già a á à a
Ước ngọt tâm tình trót theo người nối mộng trường chinh
(láy)… trót theo người nối mộng trường chinh

*Bạn Trung Chỉnh và cô Hà Thanh ca, Ban nhạc và hòa âm Nghiêm Phú Phi
Chương trình Nghệ thuật do nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông trình bày.

Biển Nhớ (http://www.dactrung.com/)

Tiểu sử Trầm Tử Thiêng

(Nguồn: http://www.yeunhacvang.com/)

clip_image012

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng tên thật là Nguyễn Văn Lợi, sinh ngày 01 tháng 10 năm 1937 (tuổi Đinh Sửu) tại Đại Lộc, Quảng Nam và lớn lên ở miền Nam.

– Bắt đầu ca hát từ thuở lên 10 ở các thôn quê miền Nam Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1949).
– Lánh nạn lên Sài Gòn tiếp tục đi học và sinh hoạt ca hát ở các học đường và các đoàn thể trẻ.

– Tốt nghiệp Sư phạm và bắt đầu dạy học từ năm 1958.

– Bắt đầu sáng tác nhạc từ năm 1958 cho đến cuối đời với trên 200 ca khúc bao gồm các đề tài về tình yêu, quê hương, chiến tranh và thân phận của dân tộc Việt Nam và hàng trăm ca khúc viết cho thiếu nhi. Ông sáng tác bản hát nổi tiếng “Bài hương ca vô tận” trong thời kỳ đầu tiên.

– Nhập ngũ và phục vụ tại Cục Tâm Lý Chiến thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị QLVNCH từ năm 1966, và sáng tác những bài hát cho các chiến hữu miền Nam như “Quân trường vang tiếng gọi”, “Đêm di hành”, “Mưa trên poncho”, v.v. …

-Sau Tết Mậu Thân 1968, Nhạc sĩ đã sáng tác bài “Chuyện một chiếc cầu đã gãy” để chia sẻ niềm đau với người dân xứ Huế, rất gần với quê hương ông, xứ Quảng Nam.

– Đến năm 1970 ông sáng tác bản “Tôn Nữ còn buồn”, nói về trận bão lụt tàn phá miền Nam.

– Biệt phái Bộ Giáo Dục từ năm 1970, tiếp tục làm việc trong ngành Phát Thanh Học Đường cho đến năm 30 tháng 4 năm 1975.

Sau mấy lần trốn tránh vì bị kết án “nhạc sĩ phản động”, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã vượt biên, bị bắt tù, cuối cùng ông đã đến bến bờ Tự Do vào năm 1985.

Sang Hoa Kỳ, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng luôn sát cánh cùng các đoàn thể, tổ chức trong mục đích giữ gìn văn hóa dân tộc. Ông là cố vấn Ban Chấp hành Hội Ký Giả Việt Nam Hải Ngoại hai nhiệm kỳ 1996-2000.
– Vào cuối năm 1999, ông cùng các bạn văn nghệ sĩ sáng tác lập Thư Viện Việt Nam tại Little Saigon.

Từ khi lưu vong tị nạn, ông sống tại thủ đô tị nạn Little Saigon, tiểu bang California, hợp tác làm việc với Mây Productions, Hollywood Night và trung tâm Asia. Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã cùng với nhạc sĩ trẻ Trúc Hồ sáng tác nhiều bản nhạc thích hợp cho thể loại nhạc đồng ca như “Bước chân Việt Nam”, “Việt Nam niềm nhớ”, “Một ngày Việt Nam”, “Tình đầu thời áo trắng”, “Cám ơn anh”, “Hẹn nhau năm 2000”, …

Bài “Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng” sáng tác vào tháng Tám năm 1996, nhân ngày Đại Nhạc Hội “Góp một bàn tay” là một bản hát lịch sử đánh dấu một làng Việt Nam được xây tại Phi Luật Tân cho những người Việt Nam lưu vong không còn tổ quốc, và không có quốc gia nào còn chấp nhận họ.

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng còn được biết qua nhiều bản nhạc tình sáng tác sau và trước thời điểm năm 1975, “Chợt nghĩ về hai nơi”, “Mười năm yêu em”, “Tình ca mùa đông” (1965), “Mây hạ” (1967), “Đêm nhớ về Sài Gòn” (1987).

Những tác phẩm của ông viết suốt hơn 40 năm đã được hầu hết các ca sĩ trong và ngoài nước trình diễn.

Ước nguyện cuối đời ông là được mang tình thương đến cho các trẻ em mồ côi. Qua nhạc sĩ Trúc Hồ và Việt Dzũng, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã ký thác ước nguyện thành lập một quỹ “Bên em đang có ta” (là tên một sáng tác của ông viết cho trẻ em mồ côi tị nạn), để giúp các trẻ mồ côi.

Ông mất vào ngày 25 tháng 01 năm 2000.

***Tài liệu tham khảo: Diễm Xưa, ngày ra mắt “Hạnh Phúc Ta, Hạnh Phúc Người”. Nguyễn Ngọc Chấn.