Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

Kẻ Di Truyền Sách (kỳ 7)

Trần Vũ thực hiện

clip_image002

clip_image001

Tranh Alexander Klingspor



clip_image004Trần Vũ: Nếu ban đầu do Tiền Vệ giới thiệu, thì sau đó trong nước xuất bản khá nhiều sách nghiên cứu Hậu Hiện đại nhưng phẩm chất lại quá chán khi đọc. Chừng như đã thành thời trang và tệ hơn thời trang, một giành giật “thương hiệu” vì đã biến thành một chỉ dấu ai tân tiến hơn ai… Nếu không đặt trong bối cảnh một quốc gia Cộng sản vụt nhận ra mình đã tụt hậu, phê bình Marxiste của mình đã lỗi thời, cố chạy theo và chứng minh là mình đã “bắt kịp” thế giới, thì sẽ khó hiểu vì sao nhãn hiệu ấy hấp dẫn các nhà văn Việt. Anh có thấy như vậy? Sau cùng, một kiệt tác có nhất thiết phải mang tính Hậu Hiện đại, hoặc phương pháp sáng tác Hậu Hiện đại? Tại Pháp, nơi đã diễn ra rất nhiều thử nghiệm của rất nhiều trào lưu, Hậu Hiện đại không được đánh giá cao. Tôi còn nhớ ngày Derrida chết, nhật trình Libération đã chạy tít “Cái chết của một sản phẩm campus Hoa Kỳ” trong cột Faits Divers là Tin Vặt.

clip_image006Ngu Yên: Lòng yêu thích và ngưỡng mộ hiểu biết là ưu điểm của con người. Thú vật không cần hiểu biết. Hiểu biết thắp sáng trí tuệ. Ánh sáng này soi đường cho một người thu thập kinh nghiệm sống và đối phó với những khó khăn thường trực. Hạnh phúc của hiểu biết mang lại cũng say mê như hạnh phúc thân xác, nhưng tồn tại lâu hơn và sinh sản nhiều hơn. Vì vậy, nếu đã là người, tức sẽ yêu mến hiểu biết.

Hiểu biết bắt đầu từ kiến thức. Từ kiến thức đến hiểu biết, có thể khoảnh khắc, có thể nghìn trùng xa cách. Nếu kiến thức tan vào hiểu biết, sẽ là thực phẩm nuôi dưỡng, nếu ứ đọng, sẽ là chất độc, càng lúc càng tôn sùng bản thân một cách cực đoan.

Michel Foucault nhận định, kiến thức sinh ra quyền lực. Đây là ngả rẽ, kiến thức không đi vào hiểu biết mà đi ra ngoài xông xáo chứng tỏ uy quyền của nó. Không phải là hiểu biết, kiến thức trở thành cái vỏ, tuy được quảng cáo ồn ào, thú vị, thuyết phục vẫn không có gì bảo đảm phẩm chất của sản phẩm. Anh Vũ gọi là "thương hiệu", quả không sai. Nước mắm hạng ba, quảng cáo nước mắm nhĩ, người mua không biết, không quan tâm vì ít người có kinh nghiệm, có hiểu biết, căn cước nước mắm nhĩ, khẩu vị ra sao. Thương hiệu luôn luôn được chưng bày khắp nơi, không nhất thiết trong nước hay hải ngoại. Thương hiệu cũng nhan nhản khắp chợ ngoại quốc.

Phô trương kiến thức để được người khác ngưỡng mộ là một điểm yếu của con người. Ai cũng có, không nhiều thì ít. Khó phân biệt giữa phô trương kiến thức và truyền bá hiểu biết, chỉ khác nhau ở mục đích và tấm lòng. Không bao giờ có thể dẹp bỏ hết sự phô trương này, nhưng có thể dùng quan điểm tạm sau đây để hành xử: Nếu phô trương kiến thức mà có hại cho người khác, thì đừng làm. Tóm lại, kiến thức về Hậu Hiện Đại nếu xâm nhập vào hiểu biết sẽ trở thành nội lực. Nếu ra ngoài biểu dương quyền lực, sớm muộn gì cũng có độc giả tương lai tìm thấy sự thật trong sản phẩm.

"Tác phẩm lớn để lại cho bạn nhiều kinh nghiệm,

và cảm giác kiệt sức vào đoạn cuối.

bạn sống qua vài cuộc đời trong khi đọc."

(William Styron.)

Trong Conversations With William Styron, ông đã xác định yếu tố của một kiệt tác từ người đọc. Dĩ nhiên, chúng ta đều hiểu còn có nhiều yếu tố khác để định nghĩa tác phẩm lớn, nhưng kinh nghiệm sâu sắc và ý tưởng thâm trầm của tác giả, thu hút người đọc tận dụng hết hơi sức để thu nhận, cho người đọc sống cùng nhân vật qua nhiều khuôn diện cuộc đời, đã đủ để tác phẩm được định giá cao. Những yếu tố này không liên quan trực tiếp đến ý nghĩa hoặc học thuyết Hậu Hiện Đại, chỉ liên quan đến hiệu quả của nó. "Điều tuyệt diệu của tác phẩm văn chương lớn là biến đổi độc giả theo hướng dự định của tác giả." (E.M.Forste.)

Một tác phẩm lớn trong thời Hiện Đại sẽ phải cưu mang tư tưởng, hơi thở, nhịp đập của xã hội đương thời và chủ nghĩa Hiện Đại là học thuyết phổ quát. Tác phẩm lớn trong thời Hậu Hiện Đại cũng vậy. Không nhất thiết phải gọi tên, phải nỗ lực gói ghém vào phong trào này, cứ tự nhiên mô tả và giải tỏa nhịp sống, khí hậu, tư duy của thời đại đang sống, tự dưng, Hậu Hiện Đại sẽ có mặt trong tác phẩm. Kiệt tác của thời đại này chưa hẳn là kiệt tác của thời đại về sau. Giá trị của kiệt tác cô đọng lại trong hai thành phần: 1- dấu ấn của sáng tạo và 2- công trình thực hiện. Tương tựa như di tích lịch sử. Giá trị nghệ thuật của tháp Eiffel là ý tưởng sáng tạo ra nó và công trình hoàn tất.

Nếu lấy hết mọi thứ ra, chỉ còn sáng tạo và công trình thực hiện, anh Vũ và các bạn đọc thấy ngay: 1- Bản sắc sáng tạo không thay đổi. Chỉ thay đổi hình thái cho phù hợp thời đại. 2- Công trình thực hiện chính là học thuật kết tinh và sử dụng hiệu quả của học thuật đương thời. Như vậy, một kiệt tác thời Hậu Hiện Đại sẽ cưu mang sức sống của nó và được thực hiện bởi học thuật hay nhất mà nó có thể sử dụng. Không nhất thiết phải áp dụng mọi thể loại học thuật, nhưng áp dụng học thật nào phù hợp với tác phẩm.

Hậu Hiện Đại là phong trào văn học cải thiện

Khi nghiên cứu phê bình văn học tách rời Hậu Hiện Đại như một thực thể riêng biệt, gây tranh luận tập trung vào một khúc quanh, thay vì nhìn thấy căn cước của nó trong một hồ sơ lý lịch chung. Thay vì nhìn văn chương như một dòng chảy liên tục, tôi sẽ mời anh Vũ và các bạn đọc, khảo sát văn học theo kỹ thuật cụ thể của thị trường phát triển. Từ góc nhìn khoa học này, sẽ dễ chia nhau một ít dự đoán sơ lược về văn chương đương đại.

Trong bất kỳ môi trường nào, thị trường nào, nguyên tắc phát triển đều đồng dạng theo sơ đồ: Phát triển chính và phát triển cải thiện. Hai lực phát triển này tương phản và cùng một lúc hỗ trợ nhau để phục hồi hướng chính hoặc tìm một hướng chính mới.

Ví dụ thị trường phát triển và ẩn dụ văn học:

clip_image008

Lý thuyết tổng quát

Lực phát triển được tạo thành bởi lòng ham muốn. Trong lãnh vực văn chương: 1- Ham muốn về tài chánh. Buôn bán tác phẩm và nhận lãnh số tiền lớn của các giải thưởng văn chương. 2- Ham muốn về danh vọng. 3- Ham muốn về thỏa mãn nhu cầu hiểu biết. Tức là truy lùng và khám phá bản sắc văn chương.

Những ham muốn này trở thành động lực thúc đẩy văn chương từ điểm A đi lên. Hướng chính là mục tiêu phát triển cho đến tận cùng. Khi văn chương phát triển đến thời quá độ, điểm B, tự động sẽ sinh ra lực phản hồi, đi ngược lại. Lực hãm lại hoặc đi ngược là lực cải thiện. Thông thường tiêu hủy, xóa bỏ, cân bằng những gì cường điệu hoặc quá trớn của lực phát triển. Khi lực cải thiện đã hoàn tất nhiệm vụ, điểm C, sẽ tiếp tục trở lại hướng phát triển chính. Tiếp tục hành trình cho đến khi quá độ, điểm D, sẽ cải thiện cho đến điểm E, rồi tiếp tục lên điểm F.

Ví dụ tóm lược: (Ghi chú: dây là một ví dụ rất sơ sài với mục đích giải thích lực phát triển và lực cải thiện. Sẽ không có chỗ để chứng minh hoặc đi sâu vào chi tiết. Xin xem rõ hơn trong Văn Học Truyện Đương Đại.)

Thời đại vàng son của ánh sáng Hy Lạp đi lên từ điểm A. Thời đại Bóng Tối (Dark Age) đi ngược từ B đến C. Thời đại Phục Hưng (Renaissance) trở lại từ C đến D. Thời đại Ánh Sáng (hoặc thời đại Lý Trí) (Enlightenment) cải thiện từ D đến E. Thời đại Lãng Mạn (Romanticism) trở lại phát triển từ E đến F ... Cứ tiếp tục băng qua các thời đại như Tiên Nghiệm (Transcendentalism), thời Victoria (Victorian Literature) ... sẽ đến thời Hiện Đại. Và thời Hậu Hiện Đại là lực cải thiện những quá độ của lực phát triển thời Hiện Đại.

Bây giờ chúng ta nhìn sự phát triển và thay đổi của văn chương văn học trong một hình đồ liên tục, đưa đến vài khái niệm:

1- Tên gọi không quan trọng bằng chức năng và hiệu quả của mỗi gia đoạn phát triển hoặc cải thiện.

2- Lực cải thiện là sự việc tự nhiên sẽ xảy ra khi quá độ.

3- Khi hoàn tất cải thiện, sẽ bắt đầu lực phát triển tiếp theo.

4- Chu kỳ phát triển và cải thiện sẽ tiếp tục xảy ra để cân bằng sự sinh tồn.

Như vậy, Hậu Hiện Đại cảnh tỉnh và tái xét văn chương quá độ, văn học cường điệu của thời Hiện Đại, đã được thế giới công nhận. Nó đã hoàn tất nhiệm vụ báo động và phê phán. Nhiệm vụ tiếp theo thuộc về lực phát triển của thời đương đại.

Anh Vũ và các bạn đọc, chúng ta là nhân chứng cuộc cải thiện những quá độ của chủ nghĩa Hiện Đại. Những điều hay lẽ phải của truyền thống văn chương sẽ tiếp tục con đường phát triển và có thể sẽ đi đến một chiều hướng văn chương tách rời văn chương truyền thống. Vừa là nhân chứng, chúng ta lại là nạn nhân của Hậu Hiện Đại. Cuộc đả phá nào cũng hư hao, mất mát. Quan niệm sống thay đổi. Giá trị sống chao đảo. Con người sống "bất thường" và u tối nội tâm. Đối diện với chiến tranh nguyên tử, với quyền lực điên cuồng. Con người bất an, vội vã hưởng thụ, sợ hãi nhập tâm. Văn thơ hải ngoại vẫn bình an, thoải mái, lãng mạn... y như tháng Tư năm 1975, gần mất Sài Gòn, dân chúng vẫn vui đùa ăn nhậu. Sinh viên rường cột quốc gia vẫn cà phê sớm tối, ca nhạc: Yêu ai yêu cả một đời... (Nỗi lòng, Nguyễn Văn Khánh.)

(Còn tiếp)

(*) hai tranh của Ganesh Pyne

Thư mục bộ sách Ý thức Sáng tác của Ngu Yên

Trên Kệ Sách Amazon: Amazon.com. Search: Gõ vào tựa đề sách, không dùng dấu. Type in the title.

1. “Ý Thức về Dịch Thuật”. Biên khảo về dịch thuật, dịch thơ.

2. “Độc Quạnh” Thơ. Từ giã dòng thơ cũ.

3. “Tôi Không Biết”. Tập 1 &2. Giới thiệu, nhận định, dịch toàn bộ thơ Wislawa Szymborska. Nobel 1996.

4. “Học Thuyết Truyện Ngắn Hiện Đại”. Cuốn 1 của bộ sách Ý Thức Sáng Tác Truyện.

5. “Học Thuật Truyện Ngắn Hiện Đại”. Cuốn 2 của bộ sách Ý Thức Sáng Tác Truyện.

6. “Văn Học Truyện Hậu Hiện Đại”. Cuốn 3 của bộ sách Ý Thức Sáng Tác Truyện.

7. “Văn Học Truyện Đương Đại”. Cuốn 4 của bộ sách Ý Thức Sáng Tác Truyện.  (Chưa phát hành)

8. “Ý Thức Sáng Tác Truyện Ngắn Hiện Đại”. Bộ 1.

“Ý Thức Sáng tác Truyện Hậu Hiện Đại và Đương Đại.” Bộ 2. (Chưa phát hành)

9.  “Tôi Học Được Bí Mật Của U sầu. Tập 1.  Thơ Federico Garcia Lorca.” Tái tác và tái bản.

“Mộ Phần Tôi Ở Đâu?. Tập 2.  Thơ Federico Garcia Lorca.” Tái tác và tái bản.

https://www.amazon.com/s/ref=sr_st_date-desc-rank?rh=n%3A283155%2Cp_27%3ANgu+Yen&qid=1514468153&sort=date-desc-rank