Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Lo âu về pháp chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng

Trong Bàn Tròn BBC ngày thứ sáu ngày 29 tháng 6 vừa qua, câu hỏi đặt cho những khách mời: 6 tháng đầu năm 2017 nổi cộm nhất là gì? Gầnnhư tuyệt đại đa số khách mời đều chỉ đề cập đến vụ án Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù và lệnh thả hoa hậu Phương Nga bị ‘’tạm giam’’ 2 năm. Vụ Phương Nga là một vụ án lừa đảo tình-tiền giữa những cá nhân, xin miễn bàn. Vụ Mẹ Nấm là một vụ án chính trị tôi xin đề cập sau.

Nhưng điều khiến tôi lo lắng là khả năng phán đoán và trí nhớ tập thể. Mới đây thôi mà người ta đã quên béng cuộc ‘’chống đối’’ Đồng Tâm mà hồi sau còn hứa hẹn nhiều khúc quanh gay cấn. Và những cuộc biểu tình ôn hoà của giáo dân Nghệ-Tĩnh, đối đầu lại là những vận động của chính quyền theo hướng lấy dân chống dân, lấy lương chống giáo, tức là tìm cách xói mòn khối đoàn kết dân tộc mà viễn tượng hẳn không có gì xán lạn. Theo tôi, chính những kiếp nạn vừa nêu mới là những vấn đề nổi cộm trong nửa năm đầu của 2017.

Nhưng xin quay về vụ án Mẹ Nấm. Câu hỏi đầu tiên: pháp luật XHCN Việt Nam là gì, phục vụ ai, liên quan làm sao đến điều mà chúng ta gọi là công lý. Pháp chế XHCN chỗ nào cũng na ná nhau, dựa trên mô hình phác họa trong văn bản lập hiến của Douma Sô Viết sau cách mạng tháng 10. Điểm chính yếu: pháp luật là công cụ của chuyên chính vô sản. Nền chuyên chính này do ĐCS thâu tóm và độc quyền, trong hiến pháp Việt Nam là điều 4, đi sau nhằm bảo vệ sự toàn trị chính trị là những điều ‘’râu ria’’ như 84, 258, v v. mà Viện Kiểm Sát dùng trong công tố pháp. Trong vụ Mẹ Nấm, thân mẫu can phạm được Tòa án thông báo là sẽ bị tù 10 năm hàng chục ngày trước khi xử án. Điều đó đủ nói lên sự kiện bi hài của cái nền công lý trong một xã hội toàn trị mà chính trị là thống soái, và bảo vệ quyền lực ‘’lãnh đạo’’ như thiên chức tự nhiên của ĐCS VN là trách vụ hàng đầu. Những ai phẫn nộ đòi công lý cho Mẹ Nấm hoàn toàn thấu tình đạt lý, nhưng công lý nào? Và có gì gọi là công lý trong một vụ án mà bản chất là chính trị?

Từ thời Montesquieu viết Tinh Thần Luật Pháp (Esprits de Loi) nhằm cải cách chế độ phong kiến Tây Phương, nhân loại từng bước đã thu hoạch được những tiến bộ đáng kể trong những xã hội vận hành theo thể chế tam quyền phân lập: hành pháp, lập pháp và tư pháp được phân bổ riêng rẽ và thao tác độc lập với nhau. Thể chế này một mặt nhằm tạo khả năng kiểm tra và cân bằng trong đời sống xã hội, mặt khác bảo vệ đời sống cá nhân không bị chi phối qua thế lực, bạo quyền, và sự tùy tiện của những kẻ mạnh hơn những người cô yếu... Ngoại trừ 5 quốc gia (Việt Nam là một) còn theo chủ nghĩa CS, thế giới ngày nay phần lớn đã chấp nhận (với liều lượng thích nghi) chế độ tam quyền phân lập. Nếu chính trị thống soái và quyền lực là phải bảo vệ như con ngươi hai tròng mắt, công lý chúng ta đòi hỏi theo lương tri của thời đại thực chất là một cuộc đấu tranh về thể chế. Nhưng tôi xin giới hạn trên phương diện luật pháp, ta phải làm gì? Không phải là luật sư, tôi thô thiển góp vài ý với tập thể trên 1 vạn luật sư đang hành nghề ở Việt Nam. Và với cả những vị dân biểu trong Quốc hội ở cương vị Lập pháp.

i)Trong những nước còn chấp hành chế độ toàn trị như nước ta, những tội danh ‘’tuyên truyền chống phá nhà nước cách mạng, âm mưu lật đổ chính quyền, chống người thi hành công vụ... v.v.’’ thường rất mù mờ vu vơ. Có thể nào ta đòi hỏi Quốc hội xác định nội hàm của những tội danh trên, chứng cứ và cường độ tác hại (sic!), và tiền lệ án đã xử, nghĩa là tất cả những yếu tố định án?

ìi) Chế độ ‘’tạm giam’’ cần phải xét lại, vì có những yếu tố tác động đến can phạm chưa thụ án. Chúng ta đã nghe quá nhiều đến những chuyện ép cung, mớm cung... Phương Nga bị tạm giam 2 năm! Mẹ Nấm cũng đằng đẵng trên nửa năm trước khi Toà mang ra xét xử! Tạm giam thành công cụ o ép áp lực?

ììi) Đòi hỏi xác định rõ những yếu tố pháp lý liên quan đến những bản án mà thực chất là chính trị. Lấy thí dụ, can phạm chỉ lập lại lời một vị quan chức có danh phận (kiểu vua Hùng có công dựng nước, con cháu chúng ta phải giữ nước, nhưng cầm biểu ngữ đòi trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam thì... phạm tội? ) thì có luận tôi vị quan chức (sống, hoặc ngay đã chết) đó không?

iv) Ràng buộc xét xử của Toà Án Việt Nam vào những Công Ước Quốc Tế (thí dụ Quyền Con Người...) mà Việt Nam đã ký kết. Đi ngược lại những cam kết đó có nghĩa là Việt Nam từ bỏ sự tham gia vào những công ước đó?

v) Toà Án công khai mà cấm người ta tham dự là thế nào?

Vài lời, dẫu thừa thãi, vẫn xin thưa.