Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Hoàng Hưng – dịch giả của tinh thần Tự do

FB Tiet Hung Thai

clip_image001

Chúng ta được biết đến Hoàng Hưng như một nhà thơ, nhưng hẳn không nhiều bạn đọc biết đến ông như một dịch giả tài ba. Nếu ai đã đọc  những cuốn sách nghiên cứu tâm lý trẻ em của Nhóm Cánh Buồm, hay thích thú với các tác phẩm thơ thế giới, hẳn sẽ không thể không chú ý tới bản dịch của Hoàng Hưng. Những bản dịch thơ của ông đơn giản và chính xác, tạo được không khí thơ tự do của những nhà thơ mạnh mẽ luôn muốn thoát khỏi mọi ràng buộc. Những bản dịch nghiên cứu tâm lý trẻ em do ông dịch đều công phu và kỹ lưỡng, tuy nhiên, do đó là những bản dịch từ tiếng Pháp sang nên chúng tôi sẽ không bàn đến ở đây, mà chỉ nói về các bản dịch thơ của ông.

Dịch thơ tiếng Anh luôn không dễ đối với các dịch giả Việt Nam, bởi tư duy ngôn ngữ của tiếng Việt và tiếng Anh rất khác nhau, và tư duy thơ Anh – Mỹ so với tiếng Việt cũng có nhiều khác biệt. Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến các bản dịch thơ Anh – Việt dường như kém hấp dẫn hơn so với các bản dịch thơ Pháp – Việt, Nga – Việt hay Trung – Việt.

Việc dịch thơ không chỉ là quá trình dịch thuật, mà hơn cả thế, là quá trình đồng sáng tác, là sự truyền tải tinh thần của một nhà thơ vĩ đại sang tiếng Việt. Thông qua quá trình ấy, người dịch thơ mở ra cho người đọc một thế giới tinh thần mới mẻ, khiến người đọc được trải nghiệm nhiều thang bậc cảm xúc và những tự vấn tư tưởng tưởng như xa lạ với cộng đồng vốn đã quen thuộc của mình. Chính từ những tác phẩm thơ dịch ấy mà các nhà thơ thế hệ sau có thể học hỏi để có những sáng tạo đột phá. Phải là một người tâm huyết với thi ca, với tương lai của một nền thi ca thì mới có thể vừa làm thơ lại vừa dịch thơ.

Sự đắm đuối với thơ ca ấy đã khiến nhà thơ Hoàng Hưng gặp không ít những trắc trở trong cuộc đời. Năm 1982, khi ấy ông khoảng 40 tuổi, ông lãnh án tù 3 năm vì tội “lưu truyền văn hóa phẩm phản động” do bị An ninh văn hóa bắt gặp cầm theo tập thơ “Về Kinh Bắc” của nhà thơ Hoàng Cầm. Gần đây, cùng với nhà văn Nguyên Ngọc, Hoàng Hưng đã thành lập Ban vận động Văn đoàn độc lập, một tổ chức hướng tới tự do sáng tác ở Việt Nam. Cuộc đời của ông là sự thể hiện cho một tinh thần tự do được gây dựng bởi tình yêu với thơ ca và không để cho bất cứ điều gì cản trở tự do ấy. Bởi thế, ông có một cảm hứng đặc biệt với các tác phẩm thể hiện cho tinh thần tự do.

Tác phẩm thơ dịch đáng chú ý nhất của ông chính là “Song of myself” của Walt Whitman – “American Bard” (Người sáng tác và hát rong sử thi của nước Mỹ) , sang tiếng Việt. “Song of Myself” là bài thơ quan trọng nhất trong tập Leaves of Grass (Lá cỏ). Nhận xét về tầm quan trọng của cuốn sách này, nhà thơ Hoàng Hưng đã viết: “Qua cả ngàn câu thơ vừa tả thực đến chi tiết vừa phóng tưởng đến kỳ diệu, vừa kể chuyện vừa rao giảng luận bàn nhiều mặt rất đa dạng rất khác biệt thậm chí đối nghịch của đời sống và con người Mỹ ở nửa trước thế kỷ 19, thiên sử thi này muốn trả lời câu hỏi: Là người Mỹ có nghĩa là gì? (What does it mean to be American?)”. Cuốn sách này đã được xuất bản, đăng song song cả tiếng Anh và tiếng Việt, rất thuận tiện cho người đọc.

Tác phẩm xuất sắc nhất của ông phải kể đến sử thi hiện đại”Aniara – Về con người, thời gian và không gian”. “Aniara – Về con người, thời gian và không gian” là tác phẩm được giải Nobel của tác giả người Thụy Điển Harry Martinson.  Tác phẩm là một sử thi khoa học viễn tưởng thấm đẫm tính triết học bao gồm 103 khúc ca kể chuyện về con tàu chở tám ngàn người lánh nạn sau thảm họa nguyên tử. Bản dịch tác phẩm này của Hoàng Hưng đã đạt đến cấp độ “đồng sáng tác” bằng tiếng Việt. Đây cũng chính là nhận xét của một nhà phê bình người Thụy Điển: “Hoàng Hưng đã sáng tạo một Aniara mới, ấn tượng. Một bến đậu phương Đông, có thể nói thế, cho con tàu đơn độc nhất trong những con tàu văn học. Không nghi ngờ gì nữa, điều này sẽ mang lại hạnh phúc cho Harry Martinson, người hướng về đạo Phật” (Erik Bergqvist – nhà phê bình văn học, nhà thơ, dịch giả người Thụy Điển).

Các tác phẩm dịch Anh – Việt đáng chú ý của Hoàng Hưng:

“Song of myself” của Walt Whitman- Link mua sách: http://www.hangcao.info/san-pham/bai-hat-chinh-toi-song-of-myself-song-ngu-anh-viet/

“Aniara – Về con người, thời gian và không gian” của Harry Martinson

“Thơ Allen Ginsberg” – Link mua sách trên Amazon: http://amzn.to/2u8ztEh

Nguồn: http://www.tienganhhocthuat.info/hoang-hung-dich-gia-cua-tinh-tu/

https://www.facebook.com/tiet.hungthai/posts/1624798524219545?pnref=story