Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Ý kiến về bài phản biện của Mạc Văn Trang

Inrasara

Về Mạc Văn Trang

Tôi không ý kiến về bài thứ nhất “VỤ ĐỒNG TÂM – MỸ ĐỨC” – cần cảm ơn Đảng”, mà về bài thứ hai: “HÈN HẠ, NHỤC NHÃ?”…

Về bài thứ nhất, có người đoán mò: Mạc Văn Trang “chửi xéo”, “nói ngược” khi người viết nói “cần cảm ơn Đảng”. Thế nhưng, khi bài thứ hai xuất hiện, qua lối so sánh: Mạc Văn Trang [đại diện nhân dân, dù ông không là người chịu trận] cần cảm ơn Đảng với chuyện “lão già” [đại diện những thuyền nhân] cảm ơn “đại ca” cướp biển kia, thì mọi ý kiến đoán mò tự chứng tỏ mình… hố.

Ở trường hợp “đặc biệt” này, Mạc Văn Trang cảm ơn thật, chứ không “giả” hay nói ngược hoặc chửi xéo chi chi cả.

Vì “thật”, nên sai.

1. Ở đây Mạc Văn Trang phạm vào lỗi ngụy biện so sánh ẩu faulty analogy: Mang Đảng-nhân dân ra so sánh với Cướp biển-di dân, là đánh tráo khái niệm.

Đảng sinh ra từ nhân dân, được nhân dân nuôi cho khôn lớn(*), và hiện đang ăn lương nhân dân, quay trở lại đàn áp nhân dân; còn đám cướp biển kia với di dân là hai khối người hoàn toàn không liên can nhau.

Lão già đánh vào nỗi sợ dính phải “ác nghiệp” ở kiếp sau của đại ca cướp biển, khiến chúng chùn tay; còn ở trường hợp này Đảng sợ sự cuồng nộ của nhân dân (?), nên không ra tay như đã từng – hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

2. Đại ca và đám cướp biển tha không “giết người và hãm hiếp phụ nữ” nữa, thì lão già đại diện di dân “vái lạy, xin đa tạ đại ca”, là đúng ở hoàn cảnh đó; ngược lại nếu Đảng nhận ra cái sai của mình, không đàn áp nhân dân nữa, chính Đảng phải xin lỗi nhân dân mà Đảng từng đàn áp trước đó. Xét ở mọi khía cạnh, nhân dân không việc gì phải cảm ơn Đảng cả.

3. Kết. Vậy là ông Mạc Văn Trang tri thiên mệnh… sai!

Riêng Văn Việt…

Văn Việt viết: “xin được quyền không đăng những lời quy kết, sỉ nhục cá nhân”. Vậy mà chính Văn Việt lại đăng trước lời “quy kết, sỉ nhục cá nhân” của Mạc Văn Trang đối với người phản đối mình. Ông Mạc Văn Trang viết: “mấy tay “cao đạo, dũng cảm lỗ mồm”. Mà “mấy tay” ấy là những ai? - Toàn là người có học, có tiếng và không còn là đầu xanh tuổi trẻ. [Sau khi Văn Việt đăng bài “Phản ứng về một status của tác giả Mạc Văn Trang mà Văn Việt đăng lại”, trong  đó có nhiều ý kiến xỉ vả Mạc Văn Trang, tác giả Mạc Văn Trang yêu cầu là "có đi có lại"; do đó Văn Việt buộc phải đăng bài “Hèn hạ, nhục nhã?”. Việc nói rõ xin không đăng những sỉ nhục cá nhân là từ sau bài này, để tránh cuộc tranh luận sa vào những hiềm khích không đáng có. – Chú thích của Văn Việt]

Thêm: Văn Việt cần chỉnh lại lỗi viết sai tên nhà văn Hoàng Ngọc-Tuấn! [Văn Việt viết Hoàng Ngọc Tuấn, thiếu dấu nối giữa hai chữ Ngọc và Tuấn. Đã sửa. – Chú thích của Văn Việt]

________

(*) Thơ Tố Hữu:

Ðảng ta, con của phong trào

Mẹ nghèo mang nặng khổ đau khôn cầm,

Như đứa trẻ sinh nằm trên cỏ

Không quê hương, sương gió tơi bời

Ðảng ta sinh ở trên đời

Một hòn máu đỏ nên Người hôm nay.

Ðảng ta đó, trăm tay nghìn mắt…”