Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

Về một bức tranh Thái Tuấn, bài ĐT

Tien Dang

May 15, 2015 · 

Tranh Thái Tuấn ,
VỀ MỘT BỨC TRANH THÁI TUẤN (1918-2007)

Họa sĩ Thái Tuấn qua đời tại TP Hồ chí Minh, trưa ngày 26 tháng 9 năm 2007.
Hôm nay là gần đến ngày giỗ của anh.
Nhớ nhau, tôi nhắc lại một chuyện cũ, một bức tranh cũ, trong một bài viết cũ.

Thái Tuấn rời Việt Nam sang định cư tại Pháp từ 1984, ở gần nhà tôi.
Năm 1987, anh vẽ một bức sơn dầu vuông vắn, 70 x 80 cm. Tranh đơn giản từ màu đến nét. Trên nền xám tím, những nét thẳng góc, vẽ nên một căn phòng trống. Góc trên cao là khung cửa nhỏ, đục qua bức tường dày, để hở một xó trời xanh nhạt, phía dưới là một bục gỗ vuông chành chạnh, xám xịt và xanh tái, có đặt một cái bát trống trơn, lòng bát trắng hếu, làm nổi bật khoảng trống.

Năm 2004 anh soạn ra đưa tôi xem và hỏi « Tôi vẽ cái gì đây hở ông ? Sao tôi vẽ thế ? ». Có lẽ anh cũng ngạc nhiên vì bức tranh này tương phản với những họa phẩm khác, anh thường cấu trúc trên những đường cong mềm mại, dịu dàng, và sử dụng nhiều uyển sắc, dù cho u buồn thì cũng thơ mộng, thoáng rộng. Quả là có lạ, có khác, có bất ngờ, và tôi không biết nói gì. Anh tiếp : « Thôi ông cứ mang về nhà treo, thấy ra điều gì thì mách tôi ».

Mấy hôm sau, tôi đến chơi và trình bày : « Đây là những ám ảnh tiềm ẩn trong ông sau 1975. Ám ảnh tù ngục, thiếu đói, cách ly, trống vắng, cô độc – vì lý do này hay lý do khác. Thời đó, tại Sài Gòn, ông không vẽ được. Ra nước ngoài, bức tranh tự bật ra từ những ẩn ức bị dồn nén. Bật ra như một òa vỡ ». Tôi nói thế vì biết Thái Tuấn không vẽ tranh thời sự, không minh họa tư tưởng. Đặc điểm tranh Thái Tuấn – hay, dở : tùy người – là không phản hồi một tia sáng nào của lịch sử, mặc dù anh đã kinh qua trọn vẹn hai cuộc chiến tranh và các biến động kèm theo.
Nghe tôi trình bày, họa sĩ trầm ngâm « ông đã nói thế thì giữ lấy tranh ấy mà treo ».
Tôi đặt tên tranh là Ký Ức.

Kể lại câu chuyện, là nói về lịch sử một bức tranh, không phải chuyện tranh lịch sử.

Đặng Tiến
21/11/2005, đọc lại 15-8- 2011

Nguồn: https://www.facebook.com/tien.dang.33/posts/1330135370372879