Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Nghiên cứu Ông Cụ (bis)

(S. thêm)

Nguyễn Xuân Hưng

Sau khi loạt bài “Nghiên cứu Ông Cụ” của tôi đăng trên FB này, rất nhiều bạn comm, inbox và điện thoại trao đổi. Tôi đã chuẩn bị tâm lý đón nhận mọi mức độ khen chê. Nhưng không khỏi bất ngờ về một số vấn đề các bạn đặt ra. Đúng là còn rất nhiều chi tiết thú vị mà tôi chưa bàn luận đến. Giai đoạn Tân Trào và những ngày đầu chính quyền DCCH ở Hà Nội tôi cũng chưa nói đến. Hy vọng sẽ có dịp khác tôi sẽ post. Ở stt này, tôi xin “tái bút” chỉ 3 vấn đề sau:

1- Nhiều bạn “kêu ca” tôi đánh giá ông Hoàng Văn Thụ quá cao?.

2- Về những người ân nhân của Ông cụ, sao không thấy nói đến Cụ lang chữa cho Ông Cụ khỏi ốm ở Tân Trào?

3- Quan hệ với Pháp trong thời kỳ Tân Trào?

Sau đây là ý kiến của tôi:

1. Ông Hoàng Văn Thụ sau khởi nghĩa Nam kỳ, là 1 trong 3 người Thường trực Trung ương (2 ông kia là Đặng Xuân Khu, Hoàng Quốc Việt). Ông Thụ là người tích cực tìm Ông Cụ về nước. Trong hồi ký Ông Giáp kể lại, có một chi tiết tưởng như thoáng qua,ít ai để ý. Đó là khi căn dặn ông Giáp đi Tàu tìm Ông cụ, ông Thụ dặn: Khi gặp ông Nguyễn Ái Quốc, hỏi ông ấy cái “Hội các dân tộc bị áp bức châu Á” bây giờ ra sao rồi. Như phần S5, tôi đã nói, đây là một hội do Ông Cụ cùng Lão Trung Kha, lãnh đạo cánh tả của Quốc dân đảng TQ và Roy, lãnh đạo đảng cộng sản Ấn Độ thành lập năm 1927, hoạt động theo đường lối cách mạng dân tộc. Như vậy là vào năm 1940, Hoàng Văn Thụ cũng nghĩ đến con đường cách mạng dân tộc, chứ không chú ý hỏi ông Nguyễn Ái Quốc về các vấn đề của chủ nghĩa cộng sản. Sau khi gặp Ông Cụ ở Tĩnh Tây, chắc chắn Thụ và Ông Cụ đồng điệu về tư tưởng, tâm đầu ý hợp.

Về Hội nghị Trung ương 8, như đã nói, đó là hội nghị lịch sử, là bước ngoặt chuyển chiến lược, từ bỏ phương pháp cách mạng của chủ nghĩa cộng sản, tập trung giải phóng dân tộc. Cụ Hồ chân ướt chân ráo mới từ TQ về, chọn hướng về theo lời khuyên của ông Thụ, đứng chân trên địa bàn Cao Bằng, là vùng cơ sở của ông Thụ xây dựng từ những năm ba mươi. Đó khác nào dọn chỗ sẵn mời Ông cụ. Ngoài ra, chính Hoàng Văn Thụ là người trực tiếp dẫn đoàn các lãnh đạo cao nhất của Đảng từ miền xuôi lên Pac Bó. Ông Thụ dẫn Hoàng QUốc Việt, Đặng Xuân Khu, Trần Đăng Ninh đi từ Bắc Giang lên Lạng Sơn, từ đó đón thêm Chu Văn Tấn,đi ngược lên Long Châu, rồi về Tĩnh Tây, từ đó đi về Pac Bó theo đường Ông Cụ về hồi đầu năm. Đó là con đường qua các cơ sở của chính ông Thụ đã xây dựng trong nhiều năm. Có thể nói, Hội nghị trung ương 8 là hội nghị mà ông THụ là người tổ chức toàn diện, còn Ông Cụ chuẩn bị “văn kiện”, thổi nội dung vào.

Trong các tài liệu công khai về tiểu sử Hoàng Văn Thụ, không thấy nói đến đoạn đời rất quan trọng của Ông Thụ hoạt động ở Long Châu. Thời kỳ này Thụ vào làm trung úy quân khí cho một sư đoàn TQ quốc dân đảng đóng ở Nam Ninh. Chính Thụ với vai sĩ quan TQ đã đảm bảo cho đường dây đi và đến Long Châu an toàn suốt thời kỳ loạn lạc. Theo tài liệu của ông Trường Thanh, khoảng từ 1936-1937, khi một sư đoàn của Tập đoàn quân 18 của Trung hoa Quốc dân hoạt động ở Quảng Tây, thời kỳ này QUốc cộng hợp tác, có 1 sư đoàn quân của Đảng cộng sản TQ, họ đã thu nhận Hoàng Văn Thụ làm sĩ quan thông tin, đặc trách tờ báo sư đoàn. Như vậy, Thụ là người làm sĩ quan cho cả 2 phía của TQ. Sau Hội nghị TƯ 8, ông được phân công công tác địch vận. Có thể suy đoán Ông Cụ muốn ông Thụ nắm công tác an ninh và ngoại giao của Đảng. Nếu ông Thụ còn,có lẽ vai trò Thủ tướng không cần đến ông Đồng.

Ông Thụ không chỉ am hiểu miền núi, ông có thời gian hoạt động ở Hải Phòng, Hà Nội. Chính tại đây, ông Thụ đã đính hôn với bà Vân, người Hải Phòng, sau này lấy tên Hoàng Ngân, trong kháng chiến chống Pháp là người đứng đầu Hội liên hiệp phụ nữ đầu tiên.

Có một câu chuyện, những người già còn kể, đã đọc thấy ở đâu đó, những năm sáu mươi. Đó là dường như có 1 kế hoạch cướp tù, để giải cứu ông Thụ. Nhưng ông Thụ đã báo tin ra, đừng làm thế, sẽ hy sinh vô ích mà khó đạt mục đích, ông nguyện đón nhận cái chết, cho nên mới làm bài thơ gửi ra (ai chưa biết bài “Việc nước xưa nay có bại thành…” thì google đi). Cũng có lời đồn, kế hoạch không thực hiện được là vì ông A, ông B không tích cực quyết đoán… Việc đó cần các nhà làm sử khảo cứu.

Ngày nay, cái tên Hoàng Văn Thụ được đặt tên đường, bên cạnh những vị tiền bố khác: Trần Phú, Hà Huy Tập, Ngô Gia Tự, Phan Đăng Lưu, Lê Hồng Phong… vân vân. Nhưng thực ra, ông Thụ là một trường hợp đặc biệt, một nhân vật lớn (có thể nói lớn hơn các ông khác)

2. Về những sự kiện ở Tân Trào, sẽ có dịp bàn kỹ. Gần 4 tháng Ông Cụ ở đó, sự kiện như 4 năm. Có chuyện Ông Cụ ốm. Đọc Hồi ký ông Giáp, sẽ biết rất rõ nhiều chi tiết. Ông Cụ gần như trối trăng, đại khái đốt cháy dãy Trường sơn gì đó. Theo ông Giáp, có ông Cụ lang đến chữa cho Ông Cụ khỏi. Hồi ký của các ông Mỹ thì nói quả quyết rằng, họ thấy Ông Cụ ốm, phải gọi ngay y sĩ của đội người Mỹ đến, chuẩn bệnh Cụ viêm đại tràng, kiết lị, suy nhược cơ thể, bèn tiêm kháng sinh và thuốc bổ cho Ông cụ, bệnh liền lui. Gần đây, trên báo chính thống, có một số bài nói về sự kiện Ông Cụ bị ốm, có bà lang đến chữa cho Ông cụ, có tên tuổi địa chỉ đàng hoàng. Lại có bài báo kể có người mang cho Ông Cụ mấy đồng cân sâm… Có thể suy đoán, thời kỳ Ông Cụ ốm, chữa theo truyền thống có các ông bà lang chữa cho Ông cụ, và không chỉ 1 người chữa. Nhưng chuẩn bệnh của các anh Mỹ có vẻ đúng. Ông Cụ ăn uống khem khổ một thời gian dài, ăn kiểu nhà nghèo, làm việc trí óc nặng nhọc, sinh hoạt ngủ nghỉ vô tổ chức,nên viêm đại tràng cấp rồi suy nhược là phải. Nghe ông Cụ ngăn ông Tiến Sự thịt gà: cần gì thịt gà, cứ nước chè tương chan vào là canh rồi, ăn uống thế viêm đại tràng, kiết lị, táo bón là phải. Chuyện những người Mỹ cứu Cụ có thể là thật, sau này Ông Giáp viết hồi ký thời chống Mỹ không dám nói ra mà thôi. Tôi làm kịch bản cho một bộ phim dựng lại chuyện này, để cả các bạn Mỹ tiêm và cả bà lang chữa cho Ông cụ.

3. Về quan hệ với Pháp. Vấn đề này hơi lằng nhằng. Cần phải biết rằng, thời kỳ đầu chiến tranh thì không sao, nhưng cho đến Pari thất thủ, nước Pháp có chính phủ lưu vong của Đờ Gôn (cứ mạo muội viết phiên âm cho nhanh) ở Anh. Chính phủ này tham gia khổi Đồng minh chống phát xít, có đại diện ở Côn Minh. Như vậy, trong bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương cũng có một số “hai mang”, hoạt động ngầm cho chính phủ Đờ Gôn. Tuy nhiên, người Pháp dù Đờ Gôn hay không Đờ, thì họ nhất trí với nhau thái độ đối với Việt Minh, nói nôm na là chả coi đám ở rừng ra gì. Bởi vì họ kiên trì một chính sách bảo vệ vị thế nước Mẹ của Pháp ở Đông Dương. Theo sách của các ông Mỹ, thì không chỉ người Việt bắt mối, mà chính người Mỹ, người Anh muốn thuyết phục đám Pháp ở Côn Minh bắt tay với Việt Minh chống Nhật, chúng cũng không đồng ý. Theo lý mà nói, người Pháp ở Côn Minh, ở trên đất TQ, nhưng cũng hằm hè với chính người TQ (Quốc Dân đảng), vì người TQ chuẩn bị hậu chiến “Hoa quân nhập Việt”, người Pháp thấy thế là ngứa tai ngứa mắt. Việt là của Pháp, chứ của Hoa đâu mà nhập. Kết quả là không chỉ Việt Minh cộng sản không bắt tay được với Pháp Đờ Gôn, mà Việt lưu vong đủ loại quốc gia, quốc dân cũng ghét Pháp.

Trong bối cảnh đó, nhóm Con Nai ban đầu cho nhảy dù xuống Tân Trào, ngoài mấy ông Mỹ xịn, thì có một anh người Pháp Montfort và 2 phụ tá người Việt. Văn phòng OSS ở Côn Minh của người Mỹ chỉ biết cử người của họ. Khi xuất hiện ở Tân Trào, thì xảy ra việc trục trặc quan hệ giữa Việt Minh và Montfort. Mâu thuẫn không dàn xếp được, cuối cùng Montfort phải rời khỏi Tân Trào.

Sau này xem xét các sự kiện, thú thực, đoạn này không khỏi chê trách Ông Cụ. Nhóm OSS xét cho cùng là các sĩ quan tình báo chuyên nghiệp, trong trường hợp này, họ là quân báo chiến thuật. Người Pháp trong OSS làm việc cho Mỹ, nhưng như nhiều sĩ quan trong ngành này, họ cũng làm việc cho Pháp, nhưng không giữ được Montfort nên mối giao thiệp với Pháp càng ngày càng khó. Lịch sử đã chứng minh điều đó.

Ngày 17/7/1945, Ông Cụ thông qua Tomas, chỉ huy nhóm Con Nai, gửi cho phía Pháp ở Côn Minh một thông điệp 5 điểm:

1. Một quốc hội sẽ được lựa chọn bằng phổ thông đầu phiếu. Đó sẽ là cơ quan lập pháp của đất nước.

2. Một thống đốc người Pháp sẽ thực hiện trách nhiệm của tổng thống cho tới khi nền độc lập của chúng tôi được bảo đảm. Vị tổng thống này này sẽ lựa chọn nội các hoặc một nhóm cố vấn được quốc hội chấp thuận. Quyền lực rõ ràng của tất cả những cơ quan này có thể được định rõ trong tương lai.

3. Độc lập sẽ được trao cho đất nước trong thời gian tối thiểu là 5 năm và tối đa là 10 năm. Những nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước sẽ được trả lại cho nhân dân sau khi bồi thường sòng phẳng cho những người hiện đang sở hữu chúng. Nưóc Pháp sẽ có lợí từ đặc quyền kinh tế.

4. Tất cả những quyền do Liên Hợp Quốc đã công bố sẽ được bảo đảm tại Đông Dương.

5. Cấm buôn bán thuốc phiện.

Đây thực chất là thông điệp cầu hòa của Việt Minh. Việt Minh đòi độc lập có thời gian chuyển tiếp 5-10 năm. Bây giờ đọc lại, thấy tiếc cho lịch sử. Đến 17/7 mà Ông Cụ còn nghĩ đến cầu hòa. Nhưng người Pháp kiêu ngạo đã không đáp lại, hoặc là họ còn chần chừ theo thói quan liêu vốn có. Nào ngờ những sự kiện xảy ra quá nhanh. Theo hồi ký của các ông Mỹ, người Pháp đã chuẩn bị trả lời hoà giải, dù là lấp lửng, nhưng lại không chuyển nó qua các kênh của OSS rõ ràng là để Sainteny đích thân trao cho Hồ Chí Minh. Nhưng thời gian dành cho hoà giải thời chiến đang nhanh chóng kết thúc. Ngày 6 tháng 8, (…) đã bị đổ vỡ bởi trái bom nguyên tử tàn phá Hiroshima.

Rõ ràng, để lịch sử Việt Nam có Điện Biên, người Pháp cũng có trách nhiệm không nhỏ. Nhiều khi sự kiện lớn chỉ phụ thuộc một cá nhân, ví dụ, nếu Fenn không có cảm tính với Ông cụ, thúc đẩy quá trính gặp Chennault, thì không có đội Con Nai đến Tân Trào. Giả sử Ông Cụ không phạm sai lầm (hoặc lịch sử sai) đuổi Montfort đi khỏi Tân Trào, có thể những liên lạc với phía Pháp không chậm trễ như đã xảy ra. Và như vậy, có thể lịch sử nước VNDCCH rất khác. Ngày nay, khi nghiên cứu các sự kiện Cách mạng tháng Tám, rất dễ bỏ qua một vài sự kiện nhỏ như sự kiện trên đây.

Nguồn: FB Nguyễn Xuân Hưng https://www.facebook.com/nguyenx1/posts/1713230282023743