Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Xin lỗi, tôi không tin xin lỗi

Phạm Xuân Nguyên

(Sáng qua 24/5/2017 bài này của tôi lên trang nhất báo Tuổi Trẻ cả bản in và bản mạng. Nhà văn Nguyễn Quang Vinh đã dẫn link về trang của mình. Sáng nay đầu giờ Vinh gọi gấp bảo bài anh trên mạng đã bị gỡ. Tôi vào tìm thì thấy đúng là bài không còn. Gọi hỏi toà soạn chưa thấy phản hồi. Tôi đưa lại đây nguyên văn bài viết của mình - câu cuối bị cắt khi đăng lên.)

Sáng 23/5/2017 ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn (bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch) đã phải lên tiếng xin lỗi về việc cập nhật danh sách hơn ba trăm bài “nhạc đỏ” trên website của Cục gây hiểu nhầm là Cục cấp phép các bài hát cách mạng đã được biểu diễn lâu nay. Trước đó hơn một tháng Cục NTBD cũng đã phải xin lỗi công luận về việc tạm dừng lưu hành năm bài hát sáng tác trước 1975 mà lâu nay cũng đã được phổ biến rộng rãi. Như thế là trong vòng hai tháng qua, Cục NTBD đã đưa ra những quyết định thuộc lĩnh vực mình được giao quản lý về mặt nhà nước gây bức xúc cho dư luận và rốt cuộc phải cải chính và xin lỗi.

Và giờ đây sự bức xúc của dư luận lại nhắm vào những lời “xin lỗi” của Cục NTBD và người đứng đầu Cục này. Khó chịu và khó chấp nhận lời xin lỗi được liên tiếp nói ra một cách ráo hoảnh như vậy. Bởi vì, bằng vào các vụ việc như trên, những người làm công tác quản lý văn hóa đã tỏ ra kém và thiếu văn hóa. Ở đây “văn hóa” không phải được hiểu theo nghĩa học vấn, bằng cấp. Văn hóa ở đây tôi muốn nói đến tri thức, sự hiểu biết nghệ thuật chuyên môn và nghệ thuật quản lý, để biết ứng xử, hành xử một cách hợp lý và uyển chuyển đối với các hiện tượng của một lĩnh vực rất đỗi đặc thù là nghệ thuật. Người đi giáo dục cũng cần phải được giáo dục thì người làm văn hóa cũng cần phải có văn hóa. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro, sai trái trong các quyết định đưa ra mà tác động gây hại có thể để lại dư chấn rất lâu trong tâm lý, tình cảm của con người, do đó hậu quả nặng nề kéo theo là sự hoài nghi, mất lòng tin vào các giá trị văn hóa đích thực từ những người được coi là ‘cầm cân nẩy mực” các giá trị văn hóa, cái vốn tinh thần của xã hội rất dễ bị hao hụt và thất thoát nếu bị hành xử một cách tắc trách, nông cạn. Cục NTBD qua hai sự kiện vừa nêu đã phạm phải những sai lầm đó.

Có sai thì sửa, và sự sửa sai bắt đầu bằng sự nhận sai về mình và xin lỗi người bị chịu cái sai của mình. Lẽ thường là vậy. Nhưng khi sự xin lỗi quá cập nhật nhanh chóng như ở Cục NTBD hôm qua và hôm nay thì nó lại phơi bày cho thấy thái độ cẩu thả, vô trách nhiệm của người chịu trách nhiệm ở lĩnh vực này. Lời xin lỗi chẳng có nghĩa lý gì nếu trong đó không có thực tâm và lòng trung thực, mà chỉ bộc lộ sự biện hộ, quanh co. Tại sao việc cập nhập lại danh sách công bố phổ biến ba trăm bài “nhạc đỏ” lại thành ra cấp phép phổ biến khiến dư luận xã hội bức xúc và phẫn nộ? Đó là vì người ta chỉ nghĩ việc bấm bàn phím cho xong một việc mà không cảm nhận được sâu sắc toàn bộ sức nặng quá khứ trầm tích của các nhạc phẩm này đối với đời sống của bao lớp người từ trước đến nay và còn mãi về sau. Nói rộng ra, cả với trường hợp năm bài hát trước 1975 cũng vậy. Và chung nữa, đối với tất cả các giá trị văn hóa nghệ thuật. Có cảm tưởng Cục NTBD không có một chương trình, kế hoạch theo một hệ thống thẩm định, đánh giá và quyết định đối với các tác phẩm và hiện tượng thuộc quyền quản lý của mình dựa trên một cơ sở khoa học cả về nghệ thuật và chính trị. Cho nên họ cứ chạy theo các việc xảy ra để đối phó một cách thụ động rất phản nghệ thuật, và nói thẳng ra là phản cả chính trị nữa.

Có nên tin vào lời xin lỗi của ông Cục trưởng Nguyễn Đăng Chương? Có nên nghĩ là từ nay Cục NTBD sẽ sáng mắt sáng lòng hơn để không có những sự vụ như vừa rồi? Xin lỗi, tôi khó tin, khó nghĩ lắm, khi Cục này và ông Cục trưởng đã khiến tôi giờ đây mỗi lần chào cờ hát quốc ca đã thấy lòng mình bợn ý nghĩ là đến một nhạc phẩm thiêng liêng như vậy cũng bị đem ra đùa nghịch bằng trò “cấp phép” sau bảy mươi hai năm từ ngày lập nước. Có lẽ nên chăng chấp nhận lời xin lỗi của ông Cục trưởng và tìm người khác thay?

Hà Nội 23.5.2017

FB Phạm Xuân Nguyên: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1466160870107310&id=100001402346694