Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Từ Đoàn Thị Hương nghĩ về…

(Rút từ facebook của Lê Đức Dục)

 

Mấy dòng cảm xúc tôi viết trong status tối qua chỉ thuần là câu chuyện thân phận, không mục đích gì khác.
Cũng không biết vì sao tôi nhớ câu thơ của anh Trần Vàng Sao “ngó tới ngó lui không biết thù ai” thôi thì tự thấy thù mình!
Mình, chính là mình, mình cũng đã có phần vô cảm, nhưng nếu không vô cảm thì mình sẽ làm được gì?

Đêm qua, câu chuyện về Hương khiến tôi nhớ tới vụ 33 thợ mỏ bị sập hầm ở Chile hồi năm 2010. Khi đó, trong 33 thợ mỏ có một công dân Bolivia, ngày giải cứu những thợ mỏ sau hai tháng bị “chôn sống” dưới 700 mét âm lòng đất, tổng thống Bolivia đã bay đến Chile ngồi chờ ở trại Hy vọng tại San Jose chỉ mong phútgiây được ôm công dân duy nhất của nước mình được chiếc lồng Phượng Hoàng mang lên từ lòng đất.

Cũng trong 4 ngày của tháng 10-2010 ấy, 9 ngư dân Lý Sơn, sau khi bị Trung Quốc bắt giam trái phép tròn một tháng tại Hoàng Sa được thả ra vào ngày 11-10-2010. Trên con thuyền cá mong manh ấy, sau bốn ngày được thả họ vẫn bặt vô âm tín. Cả nước ôm ti vi coi các đài BBC, CNN... live vụ giải cứu thợ mỏ, còn 9 ngư dân Lý Sơn đang sống chết thế nào? Không một ai biết!

May sao mấy hôm sau thì họ cũng về đến đảo, trong số các ngư dân trên thuyền tôi nhớ nhất hai người: lão ngư Nguyễn Đảng và “sói biển” MPL. Lão ngư Nguyễn Đảng sống sót trở về nhưng chuyến đi biển sau đó ông Đảng đã bị mất tích, mái tóc bạc phơ của người ngư phủ 60 tuổi ấy giờ vẫn cứ hiện lên ám ảnh trong tôi mỗi lần ra Lý Sơn, dù ông đã gửi nắm xương già dưới lòng biển lạnh .

Còn “sói biển” MPL, mấy lần ra Lý Sơn sau này, anh em ở đó nhắc tới tên anh ta đầy xa xót và đắng cay, “hỏng rồi, sói biển hỏng rồi, một phần lỗi tại nhà báo các anh!!!!”

Nhớ lại câu chuyện thân phận 9 ngư dân, thân phận những thợ mỏ Chile, thôi thì post lại bài báo cũ như một ký ức phận người, phận của người Việt!


___________________
33 THỢ MỎ VÀ 9 NGƯ DÂN

TT - 33 - đó là số thợ mỏ ở Chile bị mắc kẹt dưới lòng đất kể từ vụ sập hầm mỏ vàng và đồng ở San Jose hơn hai tháng qua! Không ai dám tin họ sẽ sống sót khi bị vùi lấp ở độ sâu 700m.
Nhưng hôm qua, những thợ mỏ đầu tiên đã trở về từ cõi chết trong vòng tay yêu thương của gia đình và tiếng hò reo mừng rỡ của hàng triệu người dân đất nước Chile!

Càng xúc động hơn khi trong số những công nhân ấy, dù chỉ duy nhất một thợ mỏ có quốc tịch Bolivia, nhưng chính tổng thống nước này cũng bay tới San Jose để chờ đón công dân của mình!

Hôm qua, hàng trăm triệu người trên thế giới đã ngồi trước màn hình để xem trực tiếp cuộc giải cứu chưa từng có trong lịch sử từ các kênh truyền hình lớn. Một cuộc giải cứu khiến người ta xúc động và ấn tượng hơn bất cứ thước phim hành động nào của Hollywood!
Đối diện với cái chết không phải là một điều gì quá lạ lẫm. Nhưng với những câu chuyện như sập hầm lò, khi những số phận người đối mặt với cái chết đến từng phút bằng đói, bằng khát, bằng thiếu không khí và hơn cả là sự hoảng loạn, suy sụp tinh thần...nó luôn khiến người ta xúc động mãnh liệt.

Hơn hai tháng qua, từ đáy “địa ngục”, những thợ mỏ Chile đã sống với niềm tin vào điều kỳ diệu hơn cả phép mầu. Và rồi điều ấy đã xảy ra! Niềm vui ấy không phải chỉ có ở thân nhân của người thợ, không chỉ với người dân Chile mà còn dành cho tất cả những ai trên hành tinh này đang theo dõi câu chuyện bi tráng ở Chile với một niềm tin mãnh liệt.

Nhưng cũng hôm qua, khi hàng triệu người trong chúng ta dán mắt vào các kênh truyền hình để dõi theo từng công nhân Chile bên kia bán cầu bước ra khỏi chiếc lồng cứu hộ Phượng Hoàng trong tiếng vỗ tay reo mừng thì ở một bến cá trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), vợ con của chín ngư dân trên tàu cá QNg-66478 đang mòn mỏi ngóng trông chồng trở về từ biển sau khi có quyết định thả chín ngư dân và phương tiện của họ sau một tháng bị giam giữ.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, tàu và các ngư dân Lý Sơn được thả vào chiều 11-10. Nhưng đến tận tối 13-10, đất liền vẫn bặt vô âm tín với các ngư dân, dù liên lạc từ máy ICOM hay điện thoại di động, trong khi dự báo thời tiết cho biết vùng biển Hoàng Sa đang có sóng to gió lớn. Con thuyền nhỏ thiếu cả phương tiện liên lạc của những ngư dân nghèo liệu có đủ sức vượt qua mưa bão để may mắn trở về cùng vợ con họ đang ngóng chờ? Không một ai biết giờ này họ đang ở đâu giữa mênh mông biển cả.
Vâng, không một ai hay biết! Chỉ có hi vọng khôn nguôi rằng họ sẽ trở về trong ánh mắt chờ đợi đến thất thần của vợ con trên cầu cảng Lý Sơn!
Câu chuyện những thợ mỏ Chile hôm qua khiến chúng ta xúc động bao nhiêu thì càng khiến chúng ta đau xót bấy nhiêu khi nghĩ đến những ngư dân của chúng ta đang đơn độc giữa biển cả. Bởi cuộc cứu hộ kỳ diệu tận Chile xa xôi thêm một lần nữa nói với chúng ta về giá trị vĩnh hằng của tình yêu thương và trách nhiệm với cộng đồng, với cuộc sống và sinh mạng con người! Đó cũng là lời nhắc nhở cho tất cả, không riêng ai, không riêng quốc gia nào!

Câu chuyện về những nỗ lực của đất nước Chile để cứu sống những thợ mỏ - những con dân của đất nước mình - vì thế thật sự là một câu chuyện đẹp và đầy tình người. Giá trị nhân văn của “câu chuyện Chile” những ngày này vì thế sẽ là bất tử, sẽ luôn thao thức và nhắc nhở mọi người!
14-10-2010

http://tuoitre.vn/…/2010…/33-tho-mo-va-9-ngu-dan/405620.html