Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017

SEMINAR: Tư tưởng Phan Châu Trinh với các giá trị Khai Sáng & Việt Nam đương đại

Trân trọng kính mời quý vị tới dự,

Đơn vị tổ chức: Nhà xuất bản Tri Thức

Chủ trì: GS. Chu Hảo

Đơn vị phối hợp: HopeLab

Điều tiết và dẫn chương trình: Trần Đăng Dương

Thời gian: 13h45, thứ Sáu ngày 10 tháng 03 năm 2017

Địa điểm: Hội trường tầng 3 – Toà nhà VUSTA 53 Nguyễn Du, Hà Nội

Timeline:

13h45 -14h00: Check-in

14h00 – 14h05: Giới thiệu chương trình – Trần Đăng Dương

14h05 – 14h30: Tham luận 01

Tên tham luận: Tư tưởng Phan Châu Trinh và các giá trị Khai Sáng

Nhóm tác giả: Trần Đăng Dương & Sea MD, các thành viên HopeLab Academic Team

14h30 – 15h00: Tham luận 02

Tên tham luận: Phan Châu Trinh, từ tư tưởng cho đến hiện trạng Việt Nam đương đại

Tác giả: Lê Thủy Tiên, diễn giả khách mời

15h00 – 16h30: Thảo luận và tặng sách - Trần Đăng Dương

(**) Quà tặng: 01 cuốn sách "cổ" về Phan Châu Trinh

(***) Chú ý: vào cửa miễn phí nhưng những bạn có đăng lý tại link sự kiện:http://bit.ly/2fNdf3J hoặc kick vào phần ticket ULR, đến sớm để check – in và phát biểu trong quá trình thảo luận sẽ được ưu tiên hơn khi ban tổ chức lựa chọn người được tặng sách

Nội dung chính:

Trong bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama khi sang thăm Việt Nam, một trong những nội dung quan trọng nhất là việc thành lập Đại học Fulbright, với tính chất bất vụ lợi và khởi tạo môi trường tự do học thuật. Tại đấy, "...Sinh viên, học giả, nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào chính sách công, quản trị và kinh doanh, kỹ thuật và tin học, và nghệ thuật, mọi thứ từ thơ Nguyễn Du, đến triết lý Phan Châu Trinh, đến toán học Ngô Bảo Châu...". So với thơ Nguyễn Du và toán học Ngô Bảo Châu, thì có lẽ việc những triết lý (tư tưởng) của Phan Châu Trinh được gọi tên, như một trong những dẫn chứng tiêu biểu nhất, là một bất ngờ thú vị.

Chi tiết đó càng trở nên đặc biệt hơn nếu chúng ta nhớ ra rằng: Tổng thống Barack Obama đã là Tiến sĩ của Trường Luật Hardvard và trực tiếp giảng dạy môn Luật hiến pháp tại Trường Luật Đại học Chicago suốt mười hai năm, trước khi sự nghiệp chính trị có sự thăng tiến đột biến và ông trở thành người đứng đầu nhánh hành pháp của hệ thống chính trị Hoa Kỳ.

Hiểu theo một cách nào đó, thì sự ghi nhận của Tổng thống Barack Obama cho thấy, Tư tưởng Phan Châu Trinh, cũng như thơ Nguyễn Du và toán học Ngô Bảo Châu, là những sản phẩm trí tuệ của con người Việt Nam, mà có thể "sáng ngang", "vươn tới" hay chí ít là "tương thích" với các giá trị đã tạo nên sự thịnh vượng của nước Mỹ. Đồng thời, sự ghi nhận đó cũng có thể hiểu là một "gợi ý", một "chỉ dấu" về tư tưởng Phan Châu Trinh như là một "định hướng" hay "giải pháp" cho những khó khăn của xã hội Việt Nam đương đại; đó là "gợi ý" hay "chỉ dấu" của Barack Obama - một trong những Tổng thống suất sắc nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, tiến sĩ Luật hiến pháp và là người đã được trao giải Nobel Hòa bình.

Trong hội thảo lần này, HopeLab và diễn giả khách mời - Chị Lê Thủy Tiên, sẽ đi sâu phân tích và cùng toàn thể "các thầy và các bạn" thảo luận về tư tưởng Phan Châu Trinh ở hai khía cạnh: "sự tương thích với các giá trị Khai Sáng" và "sự phù hợp với hiện trạng xã hội Việt Nam đương đại". Đồng thời, hội thảo lần này cũng là sự khắc ghi của một "thế hệ mới" đối với những cống hiến của Bậc chí sĩ Phan Châu Trinh cho dân tộc, nhân 91 năm ngày mất của Người.

Các tài liệu có liên quan và nên tham khảo trước:

A. Các tác phẩm lý luận tiêu biểu của Phan Châu Trinh:

1. Ðạo đức và luân lý Đông Tây

2. Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa

3. Đông Dương chính trị luận

4. Thư thất điều

5. Tỉnh quốc hồn ca 1

6. Tỉnh quốc hồn ca 2

7. Bản yêu sách của nhân dân An Nam, bút danh chung Nguyễn Ái Quốc

...............

B. Các tác phẩm lý luận chính trị kinh điển (phần lớn nằm trong Tủ sách Tinh Hoa - NXB Tri Thức):

1. Khế ước xã hội, Rousseau

2. Khảo luận thứ về chính quyền, Locke

3. Bàn về tự do, Mill

4. Chính thể đại diện, Mill

5. Những quy luật tâm lý về sự tiến hóa của các dân tộc, Le Bon

6. Cách mạng Pháp và tâm lý học của các cuộc cách mạng, Le Bon

7. Tiểu luận "Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì ?"

8. Nền dân trị Mỹ, Tocqueville

9. Những ghi chép về quyền tự do lựa chọn, Nguyễn Văn Trọng

................

Xin chân thành cảm ơn !