Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Phát biểu của Hội đồng giải về hai tiểu thuyết được giải Văn Việt lần thứ hai

Ra khỏi vùng an toàn

Cả hai tiểu thuyết được giải Văn lần thứ hai năm 2016 của trang Văn Việt đều không ở trong vùng an toàn. Cả hai tác giả Nguyễn Khắc Phục và Nguyễn Viện đều không chọn cách có mặt an toàn.

Tiểu thuyết của họ có thể không quá mới, quá hay, và về mặt nào đó chưa hoàn thiện, nhưng rõ ràng, nó hoàn toàn khác với cách viết, cách dựng nhân vật và cách dẫn dắt câu chuyện mà người đọc đã quá quen, luôn có thể đoán biết chính xác diễn biến cũng như mục tiêu có tính chính trị trong rất nhiều tiểu thuyết đã in.

Cả Hỗn độnNhảy múa để chết đều có nhân vật chính là nhà văn, và trong cuộc sống của những kẻ cầm bút này không có nhiều niềm vui hay sự thụ hưởng bình yên.

Hỗn độn “nặng ký” hơn: 206.867 từ, gấp bốn lần so với 47.059 từ của Nhảy múa để chết. Không thời gian của Hỗn độn cũng rộng dài hơn: có mấy thế hệ người sống ở các lục địa khác nhau đã bị cột trói vào nhau do huyết thống, lịch sử, và cả nghiệp chướng cũng như sự luân hồi ngay trong một kiếp người. Không ai có thể thoát khỏi tiểu sử, quá khứ của chính mình và ngay cả thứ quá khứ mà mình không có quyền chọn lựa: những việc mà cha mẹ, người thân và người trong cùng cộng đồng đã làm trước khi mình ra đời.

Yêu thương và thù hận, những tình cờ oái oăm của số phận bên cạnh những nguyên lý của sự gieo-gì-gặt-nấy, những vay trả - trả vay của nhà Phật. Đúng như tên gọi, đó là một thế giới người hỗn độn với biết bao điều hư thật thật hư mà Rơm, nhân vật chính đã xâu chuỗi lại.

Rơm, người điên đã viết một bản thảo mà sau đó trở thành hàng cân ký của bà ve chai. Trong thế giới tự tạo của mình, ngoài rất nhiều những ngổn ngang điên loạn của đời thường, bỗng bật ra những câu mà chỉ những người-điên-tuyệt-vời mới có thể viết ra: “Cái sống xuất xứ từ đâu chỉ cái chết biết/ Cái chết xuất xứ từ đâu chỉ cái sống biết/ Vì chúng là xuất xứ của nhau...”

Vậy Rơm là ai?Người Rơm là tất cả những ai bị xóa bỏ hay tự xóa bỏ, toàn bộ nhân thân, gốc rễ, ký ức, tương lai... của mình, bị xua đuổi hoặc trốn chạy, rơi vào tình trạng vô thừa nhận không riêng trên những miền đất hứa mà ngay tại nơi mình chôn nhau cắt rốn.

Nếu không đột sinh, làm mới chính mình, linh hồn chúng ta sẽ thối rữa theo dòng thời gian...”… “Cả thế giới cởi truồng/ Sao ta còn ý tứ/ Hồn ta rửa sạch trơn/ Đùng đùng ngọn lửa/ Xác ta vừa phục sinh/ Vĩnh biệt lốt xưa cũ “… “Chúng ta không có quyền chọn lựa giữa cái tốt và cái xấu. Chúng ta chỉ có quyền chọn giữa cái xấu và cái ít xấu hơn thôi. Sự thật này mãi mãi là một “vết thương không bao giờ kín miệng” trong ký ức và tâm hồn của ít nhất vài thế hệ nữa. Mà anh sợ nhất là những điều ấy sẽ viêm nhiễm, biến chứng và mưng mủ trong lòng những đứa trẻ như con gái anh”…. “Sự thật là tôn giáo của kẻ tự do, có người đã nói thế. Nhưng sự thật cao nhất chính là Tình Yêu, sự thật tối hậu con người muốn vươn tới”…

Dù sao, Hỗn độn cũng đã được ấn hành bởi nhà xuất bản Phụ Nữ, nghĩa là Nguyễn Khắc Phục đã lách thành công lưỡi kéo kiểm duyệt, cho dù qua cách nói gián cách của anh, bất cứ người đọc trung bình nào cũng có thể hiểu chính xác những gì anh muốn bày tỏ. Điều đáng tiếc là Nguyễn Khắc Phục không thể tiếp tục phần sau của tiểu thuyết, bởi phần Một đã được hoàn thành vào thời gian cuối của cuộc đời anh, khi anh đang bị căn bệnh ung thư quái ác đày đọa.

Còn Nhảy múa để chết của Nguyễn Viện gần như chắc chắn không tổng biên tập nào dám ký duyệt cho in. Nhảy múa để chết gọn nhẹ, với một số nhân vật vừa phải, một không thời gian vừa đủ. Nhưng Nguyễn Viện sát sườn quá, thời cuộc quá, nhiều đoạn như thể trích từ biên bản cuộc làm việc giữa nhà văn với người nhà nước.

Trong Nhảy múa để chết, những tiêu đề gần như tóm lược nội dung của đoạn văn. Không ấp úng, né tránh, và nói như dân gian thì mọi thứ cứ “chẻng bẻng” ra, trần trụi đúng như sự thật. Sự việc thế nào thì cứ gọi đúng tên, dù là cuộc đối thoại giữa nhà văn với nhân viên an ninh hay giữa người đàn ông với người đàn bà. Sự minh định quá hiển nhiên ấy khiến tiểu thuyết bộc lộ rõ chất luận đề rất thời sự, giữa nhà văn với những người muốn kiểm duyệt mình.

“Trong khí quyển của cuộc sống này, hoặc thánh hay đồ con heo mới không văng tục. Văng tục là chân lý và sự cứu rỗi”… “Hắn mua 10 thi sĩ loại một. Cô tư hỏi: “Sao anh mua nhiều thế”? Hắn bảo: “Một thằng tâng bốc thì không ai tin, nhưng cả mười thằng cùng tâng bốc thì hiện tượng sẽ biến thành bản chất”… “Viết, trước hết là một thái độ. Tôi cho rằng sự phủ định mọi lề thói hay truyền thống được hiểu như những tự sự là một thái độ văn học tuyệt đối. Cũng có nghĩa là một thái độ sáng tạo… Viết, sau cùng là một phương pháp. Với người sáng tạo, chẳng có phương pháp nào là mẫu mực”… “Tôi đã chui vào trong cái chai và tự thả mình trên biển. Để cho sự tình cờ ngẫu nhĩ tương phùng với vạn sự. Có thể sóng sẽ dập tôi vào ghềnh đá. Và tôi sẽ hoàn toàn mất tích. Nhưng nếu có một sự may mắn nào đó, bạn thấy cái chai và đọc lá thư tôi viết, tôi cũng chẳng mong gì câu chuyện sẽ được kể lại như về một người mơ mộng cuối cùng. Tôi chỉ muốn bạn nở một nụ cười. Và trả lại cái chai cho biển cả”…

Nếu ai đó muốn chê bai, kết tội Nhảy múa để chết, họ có thể trích dẫn nhiều chi tiết có tính “thô tục”, hiểu theo ngôn từ thông dụng. Nhưng liệu những chi tiết đó có nhằm mục đích dung tục hay không khi câu kết của tiểu thuyết là: “Làm sao có thể từ bỏ tất cả? Làm sao có thể trở thành không là gì? Cái chết không phải là cách giải quyết cho mọi vấn đề của con người, bởi cái chết cũng chỉ là một vấn đề. Hắn vẫn nằm trên phiến đá nóng như trên một cái chảo lửa thinh lặng và nghĩ. Dường như tất cả mọi mũi súng đều hướng về hắn. Và trên mỗi một đầu súng, hắn nhìn thấy một khuôn mặt con người”.