Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Những ánh hồi quang

(Rút từ facebook của Đỗ Ngọc Thống)

Không hiểu sao khi gặp một số giáo sư cao tuổi, tôi cứ nghĩ các thầy giống những ngôi sao. Mỗi ngôi tỏa sáng một vùng, theo nhiều cách, nhiều kiểu sắc màu. Nhưng rồi đều giống nhau: cứ dần lặn vào bóng đêm của thế giới bên kia. Chỉ khác ở chỗ: sau khi lặn, một số ngôi sao vẫn hắt lại những ánh hồi quang, còn đại bộ phận là mất hút, “vô tăm tích” trong thăm thẳm cõi trời.
Ánh hồi quang mạnh yếu cũng khác nhau, phụ thuộc nhiều vào những sản phẩm mỗi người để lại. Trước là những công trình mới lạ, những bài viết hay, những luận điểm nổi tiếng, những ý tưởng độc đáo mà hậu thế không thể không nhắc tới; sau là những hành động, những ứng xử “khác thường”, những “tuyên ngôn” sắc sảo một thời.
Cũng không cứ là phải viết nhiều, nói lắm. Có ông sách viết hàng mét mà vẫn không gợn một chút dư âm; lại có người chỉ viết vài bài mà để dấu ấn cả đời. Có ông nói rất nhiều, hết khen mình lại khoe vợ, phô con; tua đi tua lại, chướng vô cùng. Có ông “tuần chay nào cũng có nước mắt”, nói rất to nhưng chỉ như “thùng rỗng”; phát biểu ầm ào nhưng nhạt thoét, chẳng ai để ý; lại có người chỉ nói vài câu mà thiên hạ nhớ mãi, nhắc mãi, kiểu “Cái nước mình nó thế”…


Gần đây, thi thoảng tôi đến thăm GS Nguyễn Đăng Mạnh. Lần nào cũng thế, suốt buổi hầu như chẳng thấy thầy nói câu gì. Ông cứ ngồi im như một ngôi sao lặng lẽ giữa trời. Chợt nghĩ, ngôi sao ấy nếu mai này có lặn, chắc sẽ để lại hồi quang rất MẠNH. Ánh hồi quang ấy trước hết hắt lên từ những bài viết tuyệt hay, những ý tưởng độc đáo, những nhận xét, bình luận tinh tế, sắc sảo của ông. Hậu thế còn tiếp tục đọc, tiếp tục nghĩ về Nguyễn Tuân, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Xuân Diệu, Nguyên Hồng… thì người ta sẽ còn nhắc đến Nguyễn Đăng Mạnh.
Rồi nhớ những lời truyền khẩu, khi ông khuyên các thầy cô giáo “ở ta muốn dạy văn giỏi, tốt nhất là không nên học giáo học pháp”. Lại có lần ai đó phàn nàn về sách giáo khoa tiếng Việt, ông cười bảo: “Muốn tiếng Việt trong sáng, chỉ có cách là thủ tiêu mấy tay viết sách giáo khoa tiếng Việt đi”. Một lần khác khi biết tin GS nọ vừa có cuốn sách mới, ông nói: “Sách của tay ấy, mỗi cuốn in ra là một dấu trừ”…
Những câu cửa miệng ấy nghe như giai thoại và đã làm nhiều người mất lòng, khó chịu… nhưng thiếu nó hình như chân dung Nguyễn Đăng Mạnh không hoàn chỉnh.
Thiếu nó dường như ngôi sao NĐM sẽ bớt đi những ánh hồi quang.
Thứ bảy,18-03-2017


clip_image001

Một lần tới thăm và nghe Tô Hoài kể chuyện (ảnh: Hạnh Mai)