Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Hôm nay giỗ "Bồ tát" Yersin

(Rút từ facebook của Võ Văn Tạo)

(Cao Bá Quát bái hoa mai. VVTạo bái Yersin)

Ảnh: Đội mưa đưa Đào Tiến Thi viếng mộ Yersin (tấm bia đá thân thế, sự nghiệp Yersin do UBND tỉnh Khánh Hòa đặt làm 1990, nhân dịp cụm di tích Yersin ở Khánh Hòa được xếp hạng Di tích lịch sử, văn hóa Quốc gia).

 

1890, trước cánh cửa danh vọng đang rộng mở ở Paris – kinh đô ánh sáng và hoa lệ, chàng tiến sĩ Y khoa 27 tuổi Alexandre Yersin (22/9/1863 - 1/3/1943) đột nhiên bỏ ngang sự nghiệp để viễn du khám phá. Louis Pasteur và đồng sự can ngăn thế nào cũng không nghe.
Pasteur đành viết thư giới thiệu với Ngoại trưởng Pháp để xin cấp hộ chiếu cho Yersin. Thư có đoạn: "Tôi tin rằng người này sẽ mang lại vinh quang cho nước Pháp".

Và đây là lý do Yersin bỏ nghề:

"Con rất thích được khám bệnh và trò chuyện với mọi người, nhưng con không muốn theo nghề bác sĩ. Con không bao giờ có thể đòi hỏi bệnh nhân tiền công chăm sóc họ. Con xem ngành Y như một thiên chức, như mục sư. Đòi tiền chăm sóc bệnh nhân, như có phần nào nói với họ: TIỀN, HAY MẠNG SỐNG? Đồng nghiệp không phải ai cũng chia sẻ ý nghĩ ấy. Song đó vẫn là điều con nghĩ khó và sẽ khó lòng từ bỏ..."
(Thư gửi mẹ ở quê nhà Thụy Sĩ)

Cuối đời, ngoài chăm lo nghiên cứu và phát triển Viện Pasteur Nha Trang, Yersin có trở lại nghề bác sĩ. Ông chỉ lấy tiền công và thuốc men với bệnh nhân khá giả. Có lần, bệnh nhân nghèo còn lấy trộm ví tiền của ông. Ông không giận, mà hiểu rằng người bản xứ lấy làm sung sướng như lập chiến tích khi ăn cắp được của người Pháp. Ông viết thư kể lại câu chuyện với mẹ và tự đặt câu hỏi: "Vả lại, người Pháp thực dân sang Đông Dương để làm gì, nếu không phải là để ăn cắp của người An Nam?".

Hè 1894, khi Yersin mạo hiểm một mình đến "thành phố chết" Hồng Kông để tìm ra tác nhân gây bệnh dịch hạch, tiền đề điều chế huyết thanh kháng dịch, giáo sư lừng danh người Nhật Kitasato ngộ nhận và công bố đã tìm ra nó, Yersin không mảy may quan tâm, tranh cãi.
1938, khi cộng đồng khoa học thế giới công nhận Yersin mới đúng là người tìm ra vi trùng dịch hạch từ 1894, Yersin đề nghị lấy tên người thầy là Louis Pasteur để tri ân cha đẻ ngành Vi trùng học. Rốt cuộc, sau khi Yersin tạ thế (1/3/1943), theo thông lệ (phải là người tìm ra), Tổ chức Sinh vật Thế giới quyết định lấy tên Yersin (Yersinia pestis).

Tại các cuộc mít tinh kỷ niệm và hội thảo quốc tế về Yersin ở Nha Trang, các Đại sứ Pháp, Thụy Sĩ, các nhà khoa học VN và quốc tế đều bày tỏ ngưỡng mộ tài năng hiếm có, đức độ vô song của Yersin và cho biết, do gần như cả đời sống và làm việc ở Đông Dương, Yersin chưa được biết đến một cách tương xứng ở Âu châu. VN cũng chưa làm tốt việc quảng bá về ông. Ông là niềm tự hào của nhân loại, đặc biệt 3 nước: VN, Pháp và Thụy Sĩ.

Di chúc Yersin có đoạn:
"Tôi muốn được chôn cất đơn giản, không rình rang. Không điếu văn, điếu từ gì hết".

Thể theo di chúc, giới chức Pháp và Nam triều làm tang lễ và an táng Yersin rất giản dị (trừ loạt súng trường tiễn biệt – nghi thức với người được nhà nước Pháp vinh danh Bắc Đẩu Bội tinh). Sinh thời, Yersin chỉ bất đắc dĩ phải đeo Bắc Đẩu Bội tinh và Long Bội tinh (Nam triều vinh danh) khi tiếp xúc giới chức Pháp và Nam triều để đòi hỏi điều gì đó cho người dân, như: trừng phạt quan tham ở Bình Thuận, đề nghị xây trường học, đập nước...
Yersin say mê mọi tiến bộ kỹ thuật tân kỳ (ô tô, kính thiên văn, máy chiếu phim, radio...), ưa mạo hiểm khám phá miền đất lạ. Ông là người đầu tiên ở Trung Kỳ có ô tô. Sau lần suýt đụng phải một cháu nhỏ, ông bỏ luôn ô tô, đi xe đạp. Quan sát thiên văn, ông báo ngư dân đừng ra khơi khi sắp dông bão. Những ngày mưa bão, biển động, ngôi nhà kiên cố của ông là nơi trú ẩn cho ngư dân làng chài Xóm Cồn.
Ông đặc biệt ghê tởm lối sống vương giả, dối trá, kênh kiệu của giới thượng lưu Paris, khinh ghét đám thực dân hống hách. Ông rất yêu quý trẻ em, thương mến và hết lòng cưu mang dân nghèo bản xứ. Ông dị ứng với mọi cuộc tiếp tân hào nhoáng, phô trương.

Mộ Yersin ở Suối Dầu (Cam Lâm, Khánh Hòa - cách Nha Trang 23km về hướng SG, cách QL1A 700m) xây xi măng, đơn sơ như mộ nông dân nghèo ở Pháp, vỏn vẹn dòng chữ "ALEXANDRE YERSIN 1863 - 1943". Nhưng nhiều ngôi chùa và nhà dân ở Khánh Hòa để ảnh thờ "Bồ tát" Yersin.
Ông di chúc: "Hãy chôn tôi ở Suối Dầu (trang trại nuôi ngựa để điều chế huyết thanh kháng dịch và trồng thử nghiệm các cây công nghiệp di thực nhập ngoại), đừng cho ai mang tôi đi đâu hết".
Nha Trang là mảnh đất kỳ lạ, đã níu giữ mãi mãi bàn chân Yersin – con người từng tâm niệm: "sống mà không dịch chuyển, không phải là sống".

Trừ một khoản tiền nhỏ gửi ở Ngân hàng Lyon giúp người cháu giáo viên ở Thụy Sĩ và anh chị em anh này và vài khoản nhỏ tặng những người Việt giúp việc nghèo khó, toàn bộ di sản khổng lồ của Yersin được để lại cho hệ thống Viện Pasteur Đông Dương.

Ít bác sĩ VN biết ngày 27-2-1902, Yersin cùng Toàn quyền Pháp ở Đông Dương Paul Doumer đặt viên đá đầu tiên để xây dựng Trường Thuốc Đông Dương – tiền thân Đại học Y và Đại học Dược Hà Nội.

Gần như cả đời sống và làm việc ở Nha Trang, nhưng Yersin lại được bầu làm Chủ tịch danh dự Hội đồng Khoa học Viện Pasteur Paris.

Mời xem phim về Yersin. Đạo diễn Trần Văn Thủy viết kịch bản theo gợi ý của VVTạo. Hãng Tài liệu & Khoa học TW thực hiện 12/2015:
https://drive.google.com/folderview…