Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

SEMINAR: PHÂN TÂM HỌC – DIỆN MẠO VÀ ẢNH HƯỞNG

clip_image002

14:00, thứ Sáu, ngày 24/02/ 2017, Hội trường tầng 3, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), 53 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Đơn vị tổ chức: NXB Tri Thức

Chủ trì: GS Chu Hảo

Diễn giả: PGS. TS Lê Công Sự, giảng viên triết học, Đại học Hà Nội

Nội dung seminar:

1. Sự ra đời của Phân tâm học

Người sáng lập phân tâm học là bác sỹ, nhà tâm lý học người Áo Sigmund Freud (1856 -1939), nên ban đầu giới khoa học thường gọi là Freudism. Về sau Freudism được đánh giá, mở rộng và phát triển theo nhiều hướng khác nhau nhờ công một số học trò của ông như Alfred Adler, Carl Gustav Jung, Erich Fromm, Jacques Lacan.

2. Những nội dung cơ bản của Phân tâm học

Phân tâm học có thể được định nghĩa như một phương pháp nghiên cứu và chữa trị những bệnh rối loạn tâm lý và thần kinh. Tiếp cận phân tâm học từ phương diện triết học, có thể nêu mấy điểm cơ bản sau:

2.1. Lý thuyết về cấu trúc nhân cách (The theory of Personality structure)

2.2. Lý thuyết về Libido (The theory of Libido)

2.3. Quan niệm về sự dồn nén và con đường giải tỏa dồn nén

3. Ảnh hưởng của phân tâm học

Khi mới ra đời, phân tâm học vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của xã hội, đặc biệt từ phía các nhà tư tưởng marxist. Bởi vì Freud đề cập những vấn đề cấm kỵ truyền thống như tình dục, sự loạn luân, cái chết., ông đụng chạm đến cốt lõi tinh thần của Marxism khi khẳng định rằng vô thức là yếu tố quyết định mọi hoạt động con người, trong lúc đó Marx đề cao vai trò của ý thức. Nhưng rồi, vượt qua thời gian và thử nghiệm cuộc sống, dần dần phân tâm học được xã hội chấp nhận và ảnh hưởng lớn đến phương pháp luận một số ngành khoa học như: Tâm lý học, Y học, Xã hội học, Ngôn ngữ học, Giáo dục học, Nhân bản học, Tôn giáo, Nghệ thuật, v.v.