Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Augustin, Kaddour, Meursault

KAMEL DAOUD

Hiếu Tân dịch

Kẻ xa lạ” của Camus luôn luôn và mãi mãi mê hoặc. Bằng chứng từ “Đi tìm Kẻ xa lạ” của Alice Kaplan.

Những chìa khóa quyến rũ: Meursault, nhân vật ám ảnh này, có phải anh ta có người cha là ông thánh Augustin dấu mặt, và nỗi đau kì lạ sau cái chết của Monique, mẹ anh? Những chữ đầu lúng búng của cuốn “Kẻ xa lạ” có tiếng vọng trong lời thú tội của vị thánh không thể khóc mẹ với nỗi đau đớn hoàn toàn và đích thực, rồi chọn sau đó đi tắm và đi ngủ. Đây là chiếc chìa khóa về những suy tưởng và cái ám ảnh của Albert Camus về nỗi không thánh thần không Thượng Đế, mà cái chết trẻ của ông đã làm nó hoàn toàn mất hút. Tất cả những điều trên được gợi ra khi đọc cuốn sách gần đây của Alice Kaplan, “Đi tìm Kẻ xa lạ” (Gallimard). Chính là vì cuốn tiểu thuyết kia vẫn còn hấp dẫn mê hồn. Đời cho nó êm đềm lên địa vị “thánh kinh,” không phải vì tác giả của nó là thần thánh, mà vì cái xu hướng giải thích nó như chú giải văn bản cổ. Tóm lại là, tiểu sử một cuốn sách. Alice Kaplan, giáo sư đại học Yale, đã viết về cuộc đời một cuốn sách, sự ra đời của nó, trong truyền thống phê bình thuần túy phả hệ học từ xưa. “Kẻ xa lạ” đột hiện như một điều huyền bí. Tính đồng đại tồi tệ, bệnh hoạn và nghiệt ngã của Meursault vẫn còn là điều kì dị lôi cuốn hàng triệu độc giả. Sự chính xác lạ lùng của một thứ ngôn ngữ rỗng, được điền đầy bằng nội dung duy nhất uy nghi của cái thế giới tản mát này, vẫn còn nguyên bí ẩn như thể tôn gíáo: người ta giải thích cái biểu tượng của “khí hậu” này, nhưng người ta không đi đến cùng. Ngay bản thân Camus trong những cuốn sổ tay cũng thừa nhận sự kì diệu của cuốn sách mà ông thấy trong ông, trước cả khi tin rằng đã viết nó trong một căn phòng tối tăm ở một khách sạn Paris.

Tìm tòi của Kaplan dẫn đến một cảnh tượng “tội ác”: cái cảnh nổi tiếng, vẫn còn quyến rũ các bạn đọc, quyến rũ thế giới, và kéo dài vấn đề tính khác biệt về phía triết học. Mảnh đất kinh khủng nơi giết người dưới ánh mặt trời đã thực sự tồn tại, cuộc ẩu đả đã diễn ra và những vai chính của sự kiện đã trở thành người sáng lập huyền thoại của thân phận chúng ta gần như có thật và có cả những tên tục. Tuy nhiên cái từ “có thật” không thích hợp với “Kẻ xa lạ” của Camus hoặc tiểu sử một cuốn sách của Alice Kaplan, nói “có thật” dẫn đến thất vọng và làm nguội lạnh huyền thoại này. Đây đồng thời là nơi sinh một con người mà cái chết và thời đại làm nên một Che Guevara theo nghĩa này, một mưu toan thánh hóa con người không cần trời, một việc tầm thường biến thành kinh thánh, một phong cách biến sự gò bó thành mê li ngao ngán, và một sự khước từ cái thế giới đã biến trì độn thành trang trọng. Vấn đề không còn là “có thật” nữa, mà là “trải nghiệm một sự thật.” Vậy “Đi tìm Kẻ xa lạ” đã tìm lại được người A Rập ấy: anh ta đã có một cái tên, một bệnh lao, một người vợ, và một gia đình vẫn còn sống ở Oran! Dưới mắt tôi. Trò tiêu khiển của thế giới siêu việt[1], thế giới của những ngẫu nhiên, nó tặng cho anh một trong những chiếc chìa khóa để giải ẩn ngữ (énigme) dưới đế giày của người hành hương. Cái viễn cảnh này đào sâu hơn nữa vào kiệt tác không bao giờ cạn: chi tiết đời thực của nó là chính xác, cuốn tiểu thuyết trở thành “thật” và cuốn tiểu sử của Kaplan trở thành chuyến du hành được đổi mới để về thăm lại “Kẻ xa lạ”. Qua điều tra sự ra đời của một cuốn tiểu thuyết, người ta vượt qua cái chết của một con người để đạt được sự hồi sinh của một nạn nhân. Người ta tìm lại được sự đa dạng, nhưng cái đó không bao giờ đủ; người ta biết nó đã được viết như thế nào, nhưng không bao giờ người ta biết nó sẽ được đọc lại như thế nào. Đây không phài là một cuốn tiểu thuyết, một cuốn sách, một hành động hoặc một lí thuyết. Đây là một khoảnh khắc trong lịch sử văn học. Nói đúng ra, nó không phải là lịch sử, mà là một khoảnh khắc, trần trụi như một viên đá cuội, được dựng lên như một tượng đài, khôi phục sự tu hành đã bị xuống cấp vì sự tách lià khỏi xác thịt và khỏi Nhà thờ, biến tật điếc đặc của thế giới thành cơ hội làm sáng tỏ ý nghĩa. Rốt cuộc? “Kẻ xa lạ” là cuốn tiểu thuyết hiếm hoi có thể làm đối tượng cho một cuốn tiểu sử vì nó sinh động. Từ “phi lí” đã hơi bị người đời dùng ẩu. Người ta thích dùng từ này thay vì nói nhân phẩm đối mặt với sự trống rỗng. Một sự cám dỗ điên rồ: hãy đọc lại cuốn tiểu thuyết này, và thay Meursault bằng Augustin, cùng sinh ra trên một mảnh đất. Cuốn sách lúc đó trở thành “những lời thú tội” về một vụ giết người khác, lần này là người cứu chuộc. Vả lại, dưới ánh mặt trời này, cả đất nước tôi là vung ven của một siêu hình học cổ đại.

Bài trên Le Point, 29 Septembre 2016

[1] “Thế giới siêu việt”: tạm dịch chữ “L'Arrière-monde”: thế giới bí ẩn, vô hình, ẩn dưới thế giới thực tại (một khái niệm triết học do Friedrich Nietzsche đưa ra)