Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

Ngày xuân nhớ Văn Cao

Đào Như

image

Văn Cao – ‘Mùa Xuân đầu tiên’

Vào một sớm mai thức sớm, ông già ngâm nga câu hát: “Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về - Mùa bình thường mùa vui nay đã về…”. Nhìn qua khung cửa, mặt hồ Michigan mênh mông băng giá, gió và tuyết, ông già nói một mình: Mới đó mà đã gần 40 năm! Mùa xuân trong suốt gần 40 năm ấy đã lặng lẽ qua khung cửa này. Tại thành phố Chicago này, gần 40 cái Tết đã đi qua cõi lòng ông. Dù ở xa quê hương ngàn vạn dặm, hơn nửa vòng trái đất, mỗi khi Tết về, ông lại tha thiết nhớ quê hương, nhớ đến bài hát: “Mùa Xuân đầu tiên” của Văn Cao. Ông nhớ đến Tết Binh Thìn 1976, chính ông đã chọn bài hát này cho tóp ca Đoàn Thanh niên khoa Ngoại của Bịnh viện Đa Đa khoa Hậu Giang hát để chào mừng Cách mạng. Và sau đó cách mạng và đảng ủy của bịnh viện Đa khoa Hậu Giang phê bình ông và tốp ca đoàn thanh niên khoa Ngoại có thái độ tiêu cực với “Mùa Xuân Đại Thắng”… Rồi ông lại tiếp tục ngâm nga một mình: “…Mùa xuân mơ ưóc ấy đang đến đầu tiên/ Với khói bay trên sông/ Gà đang gáy trưa bên sông/…Niềm vui phút giây như đang long lanh/…”.

Không ngờ sau mấy thập niên vừa mới được quyền cầm bút trở lại sáng tác, Văn Cao vẫn là nguyên ngọc sáng ngời. Văn và Nhạc của Văn Cao vẫn giữ nguyên chất thép của thuở nào. Giữa không khí “Mùa Xuân Đại Thắng”, Văn Cao tự trầm mình trong thế giới của riêng mình. Ông lắng nghe hồn mình tự tình: “nhìn khói bay trên sông/Gà đang gáy trưa bên sông/… Niềm vui phút giây như đang long lanh…”. Nghe dường như có điều gì cô đơn, quạnh quẽ. Văn Cao đang cuối xuống lòng mình. Và buồn. Nỗi buồn thế sự. Nỗi buồn dân tộc. Nỗi buồn về một mùa xuân không ai mong đợi đã đến. Nỗi buồn vận nước còn nhiều nổi trôi, còn nhiều hận thù, còn nhiều đấu tranh: “Người mẹ nhìn đàn con nay đã về/…Từ đây người biết quê người/Từ đây người biết thương người/Từ đây người biết yêu người/…Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu/ Với khói bay trên sông/ Gà đang gáy trưa bên sông/ Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.”.

Tháng bảy, năm 1995 khi được tin Văn Cao bỏ Hà Nội, bỏ Hoàng Cầm, bỏ Trần Dần… theo cụ Phan Khôi về Trời, ông ngậm ngùi suốt cả tháng. Chính nơi bệ cửa này, nhìn ra hồ Michigan bao la nhớ Văn Cao ông xúc động, Tết năm đó, ông viết bài thơ:

NGÀY XUÂN NHỚ VĂN CAO

Ngày Xuân lưu vong nhớ anh

Nhớ đến “Mùa Xuân đầu tiên”

Nhìn xuống trang thơ

Lửa bốc cháy

Nhìn ra hồ

Tiếng hát Trương Chi vời vợi ngàn trùng…

Tiếng ai réo gọi

Bản tình ca bất diệt

Cho Tình yêu

Cho Độc lập

Cho Tự do

Cho mọi trái tim

Cho mỗi con người

Văn Cao

Chưa hề gặp anh

Sao tôi vẫn nhớ

Chưa ai hề gặp Trương Chi

Sao vẫn có Trương Chi trong cõi đời mình…

Chicago – 2017