Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Minh triết phương Tây (kỳ 31)

Bertrand Russell

Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng chuyển ngữ

Kết từ

Chúng ta đã đến đoạn cuối của câu chuyện trong cuốn sách này. Bạn đọc đến đây có thể hỏi mình đã thu hoạch được gì, và có lẽ ta nên nhắc nhở với nhau dăm điều. Trên mỗi một chủ đề ta bàn cãi có hàng hàng bộ sách, và ta chỉ có thể tóm lược được ít nhiều. Dẫu đọc kỹ một cuốn sách với những phạm vi và đối tượng rộng, điều biến độc giả thành một nhà chuyên môn là bất khả. Không thể chỉ đọc, dẫu nhiều lần, để kiện toàn hiểu biết về một vấn đề gì đó. Muốn thế, ngay với thông tin thu hoạch từ sách vở, ta phải tự mình suy tư về chúng. Đây là cũng là lý do bào chữa cho sách vở về Lịch sử Triết học vì mỗi một vấn đề ta đề cập có một lượng thông tin rất lớn do chuyên gia cung cấp. Với người đọc bình thường, và ngay cho học giả, rất quan trọng là ta ngồi xuống và tìm ra một tầm nhìn tổng hợp. Để làm việc này, ta cần một cái nhìn khái quát, đừng quá chi tiết kềnh càng, và nhất là chỉ qua trí tuệ chính ta để đảm bảo sự nhất quán. Tổng quan của cuốn sách này không có tính toàn thư (encyclopaedic) ở nghĩa đen. Vì cần thiết, tôi đã phải chọn lọc về cả tư duy lẫn con người. Và cao nhất, ta chỉ hy vọng có được một tường trình về những khuynh hướng chính trong Triết học. Ngoài ra, bối cảnh lịch sử đằng sau những khuynh hướng này thường quá xúc tích nhưng lại được trình bày khá giản lược. Cuốn sách này không có mục đích diễn giải lịch sử, chỉ mong lúc này lúc khác lưu ý người đọc hậu trường của triết học mà ta không bao giờ nên quên. Đồng thời, nó cũng nhấn mạnh tính liên tục của truyền thống văn hóa phương Tây từ thời cổ đại Hy Lạp đến ngày nay.

Chúng ta có thể hỏi tại sao những trang sách trên lại chẳng có gì liên quan đến điều trong tựa đề ta gọi là sự Minh triết của phương Tây. Giải đáp, hẳn có, và nhiều. Thứ nhất, hai chữ là hai chữ rời ghép lại với nhau, mỗi chữ được triển khai độc lập với chữ kia, và một giải trình về tư duy Triết học Tây phương là khả đắc. Nhiệm vụ này khá đáng kể, nhưng ta có thể giới hạn phạm vi của vấn đề bàn cãi. Nhưng sau điều vừa đề đạt, có một khó khăn khác biện minh cho việc không đụng chạm đến sự Minh triết. Truyền thống tư duy Tây phương khác với tư biện Đông phương. Không có một nền văn minh nào ngoài Hy Lạp mà Triết học đồng hành tay trong tay với truyền thống khoa học. Chính vì thế mà văn minh này rất đặc thù, và tạo truyền thống uốn nắn tạo hình cho nền văn minh phương Tây.

Sự đeo đuổi một số nghiên cứu khoa học trong những bộ môn khác nhau không phải như trong Triết học. Nhưng một trong những nguồn cội của tư duy triết lý nằm trong khoa học. Khi chúng ta soi xét xem cái gì là khoa học, chúng ta đối mặt với một câu hỏi của Triết học. Định chế của phương pháp khoa học thuộc phạm trù Triết. Một vấn đề triết gia quan tâm là đề xuất cái gì như là thế giới, nhưng ta cần nói ngay Triết học không mô tả sự kiện như khoa học. Đó không phải là mục đích của Triết. Không phân biệt giới hạn này khiến hệ tư tưởng lý tưởng sẽ bị gạt ra lề. Điều mà Triết học cung ứng là cách thế nhìn nhận những kết quả đến từ chứng nghiệm và góp nhặt để sắp xếp chúng theo một trật tự nào đó. Chỉ làm như vậy, Triết học vận hành trong giới hạn của mình. Đồng thời, ta có thể nói rằng hoạt động khoa học cũng là đã chấp nhận một cách thế triết lý trong cách nhìn thế giới. Hành xử thông tục chẳng qua là một vết khâu móc nối những giả thiết tiềm ẩn về bản chất sự vật. Và đặt trọng tâm trên điểm này là công trình của Triết học Phê phán. Có lẽ không thừa khi ta nhắc lại rằng lý thuyết khoa học đều khởi đi từ tìm hiểu cái gì là sự thật trong thế giới, bất chấp lợi hại của hành động ta có thể làm. Điều này đôi khi bị những người nhìn Triết học đơn thuần như một hệ thống trừu tượng hình thức quên lãng, cái quên lãng hệt như quên những con số khi họ đếm.

clip_image002

Thế giới chúng ta tìm hiểu nhưng lại không tạo ra nó. Chính vì thế chúng ta cũng sai phạm lỗi lầm và đầy ảo tưởng, nhưng thật khó mà biết được như vậy. Tuy thế, một vài niềm tin về cái gì đúng có thể tạo dăm niềm vui và an bình. Kẻ tin mình có khả năng tài chánh vô hạn vì tin thế khiến anh ta khoái chí. Có những người cũng tin như vậy, nhưng luật lệ Tòa án và những nhà quản trị Ngân hàng thì không. Tương tự, kết quả tìm tòi trong Triết học có thể sai, nhưng chúng không được mang tính chủ quan. Phải nhận rằng lầm lạc là lầm lạc nhận thức. Thiên nhiên vô tội, vì Thiên nhiên không đề xuất gì, và chỉ con người mới phát biểu những mệnh đề có sai có đúng. Lý thuyết Thực dụng xuất phát từ điểm này. Nếu sai lầm thuộc chủ quan ở nghĩa nó dính đến người sai phạm, và lại chẳng có gì bảo đảm chống lại những sai lầm đó, ta có thể có cảm tưởng bị chúng bao vây. Nhưng thế là sai. Vì sai lầm ta nói là có, nhưng bảo ta không bao giờ có thể đúng là một chuyện khác. Nếu ta bảo một sự vật là khi nó là như vậy, không có gì có thuộc tính chủ quan. Trong trường hợp sai lầm, và nếu ta sai, là ta sai trong sự kiện diễn giải thế giới. Ta cần lưu tâm tới tính khách quan của những tìm hiểu vô vụ lợi về những sự thật độc lập. Kẻ cho rằng sự thật là chủ quan không biết rằng mọi tìm hiểu như vậy đều không thể làm được. Song song, họ nhầm khi cho rằng người đi tìm hiểu không quan tâm đến lợi ích của những kết quả họ tìm ra. Dĩ nhiên chuyện này không phải lúc nào cũng vậy, nhưng cũng không phải không có những chuyện như thế. Lịch sử khoa học chẳng chỉ là một kết toán Thực dụng. Sự tôn vinh những sự thực khách quan là cái thắng kìm lại những ảo tưởng vô bờ đẻ ra từ cách thế chủ quan vô lối.

Điều vừa nói đẩy ta đến một khai triển khác của tư biện triết học. Cho đến nay, chúng ta nói về khoa học và những nguyên tắc vận hành chính. Nhưng như một sinh vật xã hội, con người còn tìm hiểu thế giới vì phải hành động trong thế giới đó. Khoa học thuộc diện phương tiện, nhưng ở đây, vấn đề còn lại là mục đích cứu cánh. Và chính vì tính xã hội mà con người đối mặt với những vấn đề đạo đức. Khoa học chỉ đường làm sao đạt được một mục đích, nhưng nó không cho phép chọn lựa mục đích nào.

Trên phương diện đạo đức, ta thấy rất nhiều đề giải khác nhau. Với Plato, đạo đức và khoa học hợp nhất và vận hành song song. Sự Toàn Thiện chính là Tri thức, và quả rất đáng phấn khích khi được như vậy. Nhưng Plato có chiều quá lạc quan và tích cực. Người nắm được cái biết có thể dùng để phục vụ cái xấu xa tội lỗi. Điều gì phải làm, phải nói, xưa nay vẫn còn là một vấn đề rất lớn.

Đây là vấn đề tổng quan của lý tính và ước vọng. Nếu chúng ta bác bỏ quan điềm cho rằng nới rộng phạm trù thì có thể lý tính và ước vọng sẽ trùng hợp, chúng ta mặc nhiên coi đây là hai thực thể độc lập. Nói thế, không phải chúng không có quan hệ nào với nhau. Lý tính có thể, và đã từng, kiểm tra và hướng dẫn ước muốn cũng như đam mê. Nhưng ước muốn, nói ngay, là động cơ chọn lựa những mục tiêu cuối cùng.

Không thể biện minh cho nguyên tắc đạo đức hoặc mục đích ta đeo đuổi qua khoa học. Ta chỉ có thể biện giải nếu ta chấp thủ một vài tiền đề đạo đức. Chẳng hạn, ta chấp nhận những thao tác của con người nhắm bảo tồn xã hội, hoặc mạng sống, và xa hơn, những hành động mang đến thay đổi tốt đẹp cho cộng đồng xã hội. Một khi chấp nhận những tiêu chuẩn này, chúng ta có thể phân biệt tốt xấu và định ra cung cách ứng xử. Cái cần nhấn mạnh là không có loại tiền đề đạo đức bắt ta ‘phải’ làm gì, mà chỉ có những tiêu chuẩn cho phép ta rút kết luận là nên làm gì.

Đòi hỏi đạo đức của con người rất đa dạng, và chẳng lạ gì khi họ không đồng thuận với nhau. Vấn đề lớn là làm sao tìm ra một nguyên tắc mang thuộc tính phổ quát. Đòi hỏi này phải độc lập với người làm ra nó, và phải được áp dụng cho toàn thể xã hội nói chung. Đây không phải là cho rằng mọi người đều bình đẳng trên mọi phương diện. Có là điên mà nói thế, vì rõ ràng là họ khác nhau về tài năng, mục tiêu, và vô số điều khác. Nhưng khi một tiêu chuẩn đạo đức áp dụng thì điều đó không chỉ giới hạn cho một số người đặc biệt nào đó. Giả dụ ta bảo một số người phải cư xử lương thiện, điều này không liên quan đến sắc da, mầu tóc… của những con người cụ thể trước mặt mà là tất cả những ai ta gọi là con người. Trong nghĩa này, vấn đề đạo đức làm nổi lên quan niệm huynh đệ bác ái. Điều này được xưng tụng rõ rệt trong giáo điều Khắc kỷ và sau trong Ki-tô giáo.

Phần lớn những nguyên tắc cho đời sống văn minh đều có tính đạo đức. Chẳng có lý do khoa học nào bảo rằng tàn ác với đồng loại là xấu. Đối với tôi, đó là xấu và tôi tin rằng cách đánh giá như thế khá phổ thông quảng đại. Nhưng tự thân chuyện tàn ác là xấu thì tôi không chắc có thể giảng giải với lý luận thỏa đáng được. Những gì được gọi là nguyên tắc đạo lý thât sự không khác gì một lời biện hộ đặc biệt.

Tôi (tức B. Russell) đã thưa rằng một nguyên tắc đạo đức áp dụng là cho mọi người, và điều này không cho phép diễn nghĩa như họ hoàn toàn bình đẳng vớí nhau. Một nét nổi trội là sự khác biệt của hiểu biết giũa họ. Và hiểu biết không chỉ là vì lượng thông tin họ có, mà là do tri thức kết hợp được. Ta thấy với Socrates, tri thức được đồng hóa vào sự Toàn Thiện, và ta từng phê phán cho rằng lý thuyết này quá duy lý. Với Socrates, tổng số lượng những điều một người biết rất nhỏ nên sự tiếp tục truy tìm của mỗi người rất quan trọng. Thiện là những truy lùng tìm kiếm sự thật, một nguyên tắc đạo đức từ thời Pythagoras. Từ Thales, sự truy lùng này là tiềm lực đạo đức khiến khoa học vận hành chuyển động. Và nó chẳng dính dáng gì chuyện lạm dụng những phát minh sáng chế. Dẫu phải đối mặt với vấn đề này, ta cũng chớ trộn lẫn lộn những khía cạnh khác nhau để rồi không đạt thêm được hiểu biết được gì.

Những người làm nghiên cứu thường có hai vấn đề phải giải quyết. Thứ nhất, họ đeo đuổi với hết sức mình đối tượng nghiên cứu đề ra mà không cần quan tâm đến kết quả họ thích hay không thích, vì chúng không buộc phải chiều cảm tính của người nghiên cứu. Sau là vấn đề xử dụng khám phá mới vào những mục đích đánh giá là tốt ở nghĩa đạo đức.

Cuối cùng, đeo đuổi truy tìm Sự Thật phải hay không phải là một chuyện tốt thể theo nguyên tắc đạo đức? Không tất cả ai trong chúng ta cũng đều có khả năng nghiên cứu khoa học. Con người không chỉ nghĩ thôi, mà còn phải hành động. Nhưng có một chuyện ai cũng làm được là để cho người khác quyền tự do không phán xét những vấn đề họ không quan tâm. Điều này chỉ rõ những nghiên cứu vô vụ lợi mật thiết với tự do, một thực thể tự thân là tốt. Lòng khoan dung là điều kiện cần để trăm hoa đua nở trong cuộc truy lùng cái Thật. Tự do tư duy và ngôn luận là đòn bẩy cho một xã hội trong đó những người đi tìm chúng có chỗ khả dụng. Trong chiều hướng này, ai cũng có chỗ đứng để góp phần vào sự toàn Thiện. Nhưng không vì thế mà chúng ta buộc phải cùng quan điểm trên mọi sự, mà đơn giản, ta chỉ không đóng lại bất cứ cánh cửa nào có khả năng mở ra những chân trời mới. Và cho con người, một đời không soi xét lý giải, là không đáng sống.

Nam Dao

chuyển ngữ

7/10/2012

Phụ Lục: Học giả Bertrand Russell

(trích từ Wilkipedia)

clip_image004

Tượng Russell ở Red Lion Square

Bertrand Arthur William Russell, 3rd Earl Russell (18-05-1872 – 2-02-1970) rất đa nămg. Ông là triết gia, nhà Lôgich học, toán học, sử gia và nhà phê phán xã hội. Russell khởi xướng phong trào “phản - lý tưởng” đầu thế kỷ 20. Ông được coi như một trong những người đặt nền tảng cho học thuyết Triết lý Phân tích, cùng với triết gia tiên phong Gottlob Frege, và Ludwig Wittgenstein, bạn ông. Ông cũng được vinh danh như nhà Lôgich hàng đầu ở thế kỷ 20. Đồng tác giả với A.N. Whitehead, trước tác Principia Mathematica của ông là một công trình đặt toán học trên cơ sở Lôgich. Và trong luận đề “On denoting” (Về vấn đề biểu thị), ông đã sáng tạo một hệ hình cho triết học.

Công trình khoa học của B. Russell ảnh hưởng đến sự triển khai của nhiều ngành như Lôgich, Toán, Lý thuyết Tập hợp, Vi tính, Triết học, và đặc biệt nhất là Ngôn ngữ học dưới góc độ Triết giải, Nhận thức luận và Siêu hình học.

Russell còn là một người phản chiến nổi tiếng, nhân vật có một không hai chống Đế quốc, và từng tù tội vì tranh đấu cho hòa bình vào thời Thế chiến thứ nhất. Sau đó, ông bài bác Adolf Hitler, phê phán chế độ toàn trị Stalinít, và kết tội nước Mỹ đã tiến hành chiến tranh Việt Nam (Ng.d: với Toà Án Russell, đồng Chủ tịch là J.P. Sartre), và là một phát ngôn nhân quyết liệt đòi hủy bỏ vũ khí hạt nhân trên thế giới.

Cùng với K. Marx, S. Freud và F. Nietzche, Russell đề xuất một trường phái tư duy mới mà Greg Epstein gọi là “vô thần đối kháng”, luận bàn về quan điểm cho rằng tôn giáo là lỗi thời và mất dần ảnh hưởng trong tương lai. Năm 1950, Russell được trao giải thưởng Nobel văn học vì “đã viết những điều có ý nghĩa phục vụ những lý tưởng nhân bản và quyền tự do tư duy”.

Sách chọn lọc của Bertrand Russell:

Ngoài hàng trăm cuốn sách đã in, B Russell còn viết rất nhiều dưới dạng những bài tiểu luận, bài cổ động, và thơ cho nhiều nhà xuất bản, vv. Công trình của ông được gom trong The Collected Papers of Bertrand Russell do Đại Học Mc Master in phần đầu năm 1983. Kho lưu trữ tài liệu B. Russell ở Đ.H. Mc Master có hơn 30, 000 tài liệu, thơ tín.