Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

“Mảnh vỡ” về nhà

Zac Herman

Image result for Zac Herman +

 

Debris of Debris, tiểu thuyết của Vĩnh Quyền viết bằng Anh ngữ tại Việt Nam, xuất bản tại Mỹ (ĐH Saint Benedict, Minnesota, 2009), tại Anh (Austin Macauley, London, 2014) là một cách làm mới đời sống văn học Việt Nam. Ấn phẩm này gặp trở ngại thủ tục thông quan trên đường về nhà, cho đến khi bản tiếng Việt – Mảnh vỡ của mảnh vỡ do NXB Hội Nhà văn xuất bản tháng 1-2016 – đoạt giải thưởng. Tháng 9 cùng năm, cũng với nhà xuất bản trên, Debris of Debris ra mắt bạn đọc trong nước. Như thế, ‘mảnh vỡ’ đã chính thức về nhà.

Niệm khúc tuổi trẻ thế hệ mất mát

Tôi không thuộc thế hệ trưởng thành trong chiến tranh. Tôi chẳng đọc tiểu thuyết chiến tranh hoặc xem phim chiến tranh – thật ra, nói vậy không hẳn đúng hoàn toàn. Những cuốn sách sờn gáy của Tim O'Brien như Going After Cacciato The Things They Carried lẩn giữa mớ giáo khoa trong hầu hết tủ cá nhân học sinh trung học Mỹ, còn Apocalypse Now Full Metal Jacket không thể thiếu trong những bộ sưu tập DVD của sinh viên năm nhất, cùng với The Godfather và xêri Rocky của Stallone. Đấy là những tác phẩm kinh điển của văn hóa đại chúng Mỹ, cũng như tiểu thuyết 1984 của Orwell, Brave New World của Huxley hoặc A Clockwork Orange của Burgess là những cái tên quen thuộc trong tủ sách gia đình. Có hàng trăm nếu không nói là hàng ngàn sách hư cấu và phi hư cấu giá trị về chiến tranh Việt - Mỹ, những “best seller” của New York Times như Matterhorn của Marlantes, Vietnam: A History của Karnow và Dispatches của Herr, chỉ là nêu vài cái tên tiêu biểu. Phần lớn kết thúc bởi sự kiện ‘Sài Gòn thất thủ’ năm 1975, một số khác, nhất là viết về cựu binh Mỹ, dẫn câu chuyện đến hiện tại hoặc quá khứ gần như The Time In Between của Bergen. Tuy nhiên, ít tác phẩm khai thác thời kỳ ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, ở Mỹ cũng như Việt Nam.

clip_image002Khi NXB Austin Macauley so sánh Debris of Debris với The Sorrow of War (Nỗi buồn chiến tranh) của Bảo Ninh và khi nhà phê bình Thùy Linh gọi nó là “một chuyện kể chiến tranh giọng nam xuất sắc”, hay khi tôi viết “đó là câu chuyện về thời hậu chiến gian khó” (Two Years With “Debris” - 2013), ngẫm lại, tôi e rằng chúng tôi đã phần nào lạc hướng. Khi biên tập cho lần tái bản năm 2016, tôi nhận ra Debris of Debris tinh tế và khái quát hơn so với tiểu thuyết chiến tranh hoặc hậu chiến, nó mô tả chuyển biến rất chậm và khó nhận ra của quá trình phai bạc tuổi thanh xuân trong sáng đầy lý tưởng. Các nhân vật chính là những sinh viên miền Nam Việt Nam thuộc thế hệ mất mát trong chiến tranh, nhặt lấy những “mảnh vỡ” đời mình và cố gắng bắt đầu lại ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Với góc nhìn này, Debris of Debris khiến ta liên tưởng đến The Great Gatsby của Fitzgerald hay On the Road của Keruoac. Kết hợp tài tình bối cảnh lịch sử vừa cụ thể vừa khác thường, cũng là chất xúc tác các sự kiện, cùng những chủ đề muôn thuở và xuyên thế hệ, các tác phẩm này là hiện thân tinh thần của cả một thế hệ đương thời lẫn mỗi đời người. Bối cảnh và chất xúc tác của Debris of Debris là sự kết thúc cuộc chiến dài 20 năm và thay đổi chế độ chính trị. Chủ đề tiểu thuyết, như nhân vật chính Phan phát biểu: “Sống sót trong chiến tranh là một chuyện, sống hạnh phúc thời hậu chiến là chuyện khác”. Tuy nhiên, sao không diễn đạt khái quát hơn: “Sống sót là một chuyện, sống hạnh phúc là chuyện khác”? Việc Debris of Debris đồng thời đi tìm lời giải cho câu hỏi lớn hơn này chính là điều đã tạo nên đường mạch vừa xuyên văn hóa, vừa xuyên thế hệ mà bất kỳ tác phẩm văn học dài hơi nào cũng phải đạt đến.

Debris of Debris còn chứa đựng nhiều thông tin đặc thù văn hóa và lịch sử, thứ cần thiết đối với bạn đọc phương Tây, những người hiểu biết hạn chế hoặc không biết gì về văn hóa Việt Nam ngoài chiến tranh. Sinh ra ở Huế nhưng phần lớn thời gian sống ở Đà Nẵng, tác giả gợi lên một bảng pha trộn cảnh sắc, nhân vật và giai thoại, cung cấp cho bạn đọc cái nhìn sâu vào xã hội đô thị cũng như những truyền thống phong kiến. Từ vết đạn trổ vào kính chiếc jeep lính Mỹ trông giống chòm sao và những cây đèn dầu bằng thủy tinh màu sáng tù mù trên bàn thờ gia đình Kha, đến những nhân vật độc đáo như Bình - một tiến sĩ lâm học có gương mặt bỏng bom napalm, như Giang - cô gái mồ côi phảng phất mùi bùn sông Hương, cho đến các vấn đề xã hội sâu sắc hơn như nghèo đói và nạn mại dâm, tác giả kéo người đọc vào một thế giới của màu sắc, mùi vị, cảm giác và tình dục, làm sống dậy những bức ảnh đen trắng về một thời đã xa. Các miêu tả thường rất sinh động, tôi không thể không nghĩ rằng những phần ấy của cuốn sách là tự truyện và những nhân vật ấy có mối quan hệ với tác giả. Những câu chuyện chi tiết đến không thể là hoàn toàn hư cấu.

Kẻ tiên phong trong văn học song ngữ Việt Nam

Debris of Debris là tiểu thuyết Anh ngữ đầu tiên được viết bởi một nhà văn Việt Nam sống trong nước. Hơn bất kỳ ngoại ngữ nào, tiếng Anh được thế hệ trẻ Việt Nam sử dụng để tìm hiểu, giao tiếp và khám phá thế giới. Tiến vào thế kỷ 21, Chính phủ Việt Nam đã nhìn nhận tầm quan trọng của việc làm chủ tiếng Anh và mạnh mẽ khuyến khích các nhà trường xem nó như một ngôn ngữ thứ hai. Tôi hoàn toàn đồng tình quyết định này và cũng đặt câu hỏi liệu Việt Nam có hướng đến chính sách ngôn ngữ rất thành công của Singapore như là mô hình cho giáo dục và xã hội, kể cả văn học? Sách song ngữ cần thiết cho mục tiêu này, vì chúng có thể đóng vai trò cầu nối văn hóa và ngôn ngữ tại thời điểm Việt Nam cũng là “cầu nối” cho các ngôn ngữ. Là một tác giả sách song ngữ, tôi hi vọng các cơ quan nhà nước và tổ chức tư nhân sẽ nhận ra tầm quan trọng của văn học song ngữ để hỗ trợ tinh thần, cung cấp đào tạo và tài chính cho những dự án tương tự và rộng lớn hơn như hợp tác làm sách song ngữ với các nhà văn và dịch giả nước ngoài, đồng thời tổ chức dịch văn học Việt Nam cổ điển và hiện đại. Với sự giúp đỡ của trí thức nước ngoài, các tác giả Việt Nam có thể khởi đầu việc đưa tác phẩm của họ ra khỏi biên giới qua một ngôn ngữ quốc tế.

Quá trình sáng tác và xuất bản Debris of Debris có thể dẫn chứng cho sự hợp tác như vậy. Đến nay, công việc này vẫn là khái niệm mới mẻ tại Việt Nam, khác với các nước châu Á khác. Tác phẩm kinh điển của tác giả Trung Quốc như Lỗ Tấn và tác giả Nhật Bản như Natsume Soseki có thể tìm thấy trong những bộ sưu tập song ngữ trực tuyến, cũng như tại các hiệu sách và thư viện đại học phương Tây. Đấy là chưa kể vô số bản dịch tác phẩm văn học hiện đại châu Á đoạt giải thưởng sang nhiều ngôn ngữ khác (như tiểu thuyết của Mạc Ngôn, Haruki Murakami...). Tại thời điểm này, văn học Việt Nam đang thiếu những lựa chọn như vậy cho người đọc nói tiếng Anh. Đối với người Mỹ, đặc biệt thế hệ tôi, để hiểu hơn về một Việt Nam thế kỷ 20 vô cùng phong phú và năng động thì văn học dịch và song ngữ là công cụ quan trọng trong trao đổi văn hóa và nhận thức.

Trong ý nghĩa này, Debris of Debris của Vĩnh Quyền đã mọc lên giữa giao lộ văn hóa, lịch sử và ngôn ngữ.

Đông An dịch

Zac Herman (Mỹ), tác giả tập đoản văn song ngữ Ai biết bay - Who can fly? (NXB Hội Nhà Văn, 2016), dịch giả bộ Truyện cổ Việt Nam (NXB Thế Giới, 2017).

(Bản Anh ngữ:)

‘Debris’ Returns Home

By Zac Herman

Debris of Debris by Vinh Quyen, the first Vietnamese authored English language novel written in Vietnam, published in the US (College of Saint Benedict, Minnesota, 2009) and in the UK (Austin Macauley, London, 2014) is bringing new life to contemporary Vietnamese literature. In the beginning, the work faced procedural hurdles in ‘returning home,’ until its Vietnamese translation – Mảnh vỡ của mảnh vỡ, published in January 2016 by Writers Association Publishers – was awarded a prize. In September, Debris of Debris under the same publisher became available to readers within the country. As a result, the book has officially returned home.

A Lost Generation's Song of Youth

I am not from a generation of war. I do not read war novels. Or watch war films – well, that’s not entirely true. Dog-eared copies of Tim O’Brien’s Going After Cacciato and The Things They Carried are buried among textbooks in most American high school lockers, while Apocolypse Now and Full Metal Jacket are staples of university freshmen’s dvd collections, alongside The Godfather and Stallone’s Rocky series. In short, these works are classics of American pop culture, just as 1984 by Orwell, Brave New World by Huxley, or A Clockwork Orange by Burgess are household titles. There are hundreds if not thousands of well-written, informative works both fiction and non-fiction about the Vietnam-American War, such as the New York Times best seller Matterhorn by Marlantes, Vietnam: A History by Karnow, and Dispatches by Herr, just to name a few. Most works end with the ‘fall of Saigon’ in 1975, while others, particularly about American veterans, pick up in the present or more recent past, such as The Time In Between by Bergen. However, few works have explored the period immediately following the end of the war, whether in America or Vietnam.

While Debris of Debris has been compared to The Sorrow of War by Bao Ninh, and been called an ‘excellent, masculine war narrative’ by the critic Thuy Linh, and even ‘a story of post-war hardships’ by myself in my 2013 article ‘Two Years With Debris,’ I am afraid that in retrospect, we have slightly missed the mark. Upon reviewing the book for its 2016 publication, I realized that Debris of Debris is more subtle and more universal than a war or post-war narrative; rather, the book tells the story of the slow decline and unraveling of the innocence and idealism of youth. The main characters are a lost generation of Southern Vietnamese students picking up the ‘debris’ of their lives and trying to start over after the war ends in 1975. In this respect, Debris of Debris could be seen as the voice of fragmented youth in the same way works like The Great Gatsby by Fitzgerald, or On the Road by Keruoac. By skillfully combining a specific and unique historical backdrop, which at the same time serves as a catalyst of events, together with universal and cross-generational themes each of these works embodies the soul of both a generation in time and of a time of life. The backdrop and catalyst of Debris of Debris is the abrupt and destabilizing end of a two-decades-long war and the ensuing change of political regime. The primary theme of the book, as Phan, the main character states: ‘to survive the war is one thing, to live happily in the post-war time is another.’ And yet, could we not also say, ‘to survive is one thing, to live happily is another’? The fact that the book explores this broader question equally well is what creates the cross-cultural, cross-generational vein running through any enduring work of literature.

At the same time, Debris of Debris is exceptionally culturally and historically informative. This feature is crucial for Western audiences who know little or nothing about Vietnamese culture outside of the war context. Born in Hue yet living much of his life in Da Nang, the author conjures an original blend of scenes, characters and anecdotes that offers the reader insight into both urban society as well as feudal traditions. From the US jeep riddled with bullets resembling a constellation and the dim, stained-glass oil lamps of Kha’s family altar, to one-of-a-kind personalities like Binh, the napalm-scarred forestry professor and Giang, the orphan who smells of mud from the Perfume River, to deeper social issues like poverty and prostitution, the author pulls readers into a world of colors, smells, sensations and sex that awakens the vitality of an age lost to black and white photographs. The descriptions are often so vivid I cannot help but wonder which parts of the book are autobiographical and which characters the author identifies with. The stories are too detailed to be completely fictional.

A Pioneer of Bilingual Vietnamese Literature

Debris of Debris is the first novel written in English by a Vietnamese author living in Vietnam. English is the foreign language, more than any other, Vietnamese young people use to learn, communicate, and discover the world. As Vietnam settles into the twenty-first century, the government has recognized the importance of English fluency, and is strongly encouraging schools to adopt it as a second language. I completely agree with this decision, and also ask whether Vietnam could look to the highly successful language policies of Singapore as a model for the classroom and society, not to mention literature? Bilingual books are good for this purpose, since they can act as a cultural and linguistic bridge at a time when Vietnam is also ‘bridging’ languages. As the author of a bilingual book myself, I hope both governmental and private organizations and agencies will recognize the importance of bilingual literature and provide moral, educational, and financial support for similar and greater undertakings, such as bilingual collaborations with writers and translators from other countries, as well as the commissioning of translations of classic and modern Vietnamese literature. With the support of foreign intellectuals, Vietnamese authors can take the first steps in telling their story on an international stage, with an international language.

The creation and publishing process Debris of Debris has undergone can inform such collaborations. At the moment, this is still a pioneer concept in Vietnam, though not in other Asian countries. Classic works by Chinese authors like Lu Xun and Japanese authors like Natsume Soseki are available in bilingual collections online, and at Western bookstores and university libraries. This is not to mention countless translations of modern award-winning Asian literature into foreign languages (Mo Yan; Haruki Murakami). At the moment, Vietnamese literature is lacking such a selection for English-speaking audiences. For Americans, particularly people of my generation, to better understand the endlessly rich and dynamic Vietnam of the twentieth century, bilingual and translated literature is a crucial tool of cultural diplomacy and awareness.

In this sense, Vinh Quyen’s Debris of Debris is firmly planted at the center of a cultural, historical, and linguistic crossroads.

TRÍCH TIỂU THUYẾT

MẢNH VỠ CỦA MẢNH VỠ

VĨNH QUYỀN

clip_image004

Chiếc jeep quân đội Mỹ với hình sao trắng trên mui chạy chầm chậm qua những đường phố chính trong nắng mai nhạt chưa đủ sưởi ấm khí lạnh đêm qua còn vướng vất trên mặt đất. Kính xe còn nguyên vết đạn trổ lỗ chỗ như bản vẽ chòm sao mới phát hiện nhưng người ngược xuôi trên đường không bận tâm câu hỏi ngày thường là liệu có ai bị thương bị chết vì loạt đạn đó không. Chết không còn là chuyện ghê gớm. Trên gương mặt người đầy chật cảm xúc. Với người này là giấc mơ hào hùng bừng hiện, với người kia là thảm họa đổ ập xuống đầu, đè lên ngực chỉ sau một đêm. Hai nhóm này phân lập hai cực của số phận, trong khi hàng chục triệu người khác lừng khừng đâu đó ở giữa, không chắc chắn chi ngày mai.

Hôm nay các thầy trình diện? Bà chủ nhà lo lắng hỏi khi mang cà-phê vào. Kha và Cường nhìn nhau rồi nhìn bà, gật đầu trong im lặng. Họ nhất định phải đến rồi, nhưng không thể biết chuyện gì sẽ xảy ra ở đó và sau đó. Tuần trước sĩ quan quân đội, cảnh sát và viên chức chính quyền Sài Gòn đã trình diện và được đưa vào các trại học tập cải tạo. Bữa ăn sáng bị rút ngắn, hai thầy giáo trẻ cập rập ai về phòng nấy.

Hình dung cuộc gặp đầu tiên với ‘trí thức cách mạng’, nhưng Kha không nghĩ ra được điều gì hay ho. Gần như anh chỉ biết ‘Việt Cộng’ và ‘cộng sản’ qua báo chí Sài Gòn và BBC, trong khi chính quyền cách mạng tiếp quản thành phố chỉ mấy ngày.vKha bỗng thấy mình trong gương với cà-vạt xanh sẫm. Thói quen ngày thường khiến anh giật mình, tuột cà-vạt khỏi cổ và ném tọt vào góc tủ. Vĩnh biệt mi, Kha buồn bã nói thầm. Chẳng ma nào dám đeo cà-vạt ra đường những ngày này, là những ngày Kha không thể tin rồi anh sẽ lục tìm nó chừng vài năm sau và lại diện nó ra đường.

Cường căng thẳng hơn. Anh đối mặt tâm trạng tồi tệ của mình khi nó phơi hết lên gương soi tủ áo. Từ ngày bộ đội miền Bắc và quân giải phóng miền Nam tràn vào thành phố, đêm nào Cường cũng mất ngủ. Anh là sĩ quan biệt phái ngành giáo dục. Bên cạnh chức danh giáo sư trung học, anh đồng thời là một sĩ quan trù bị của quân lực Sài Gòn, hàm chuẩn úy. Thế là tội lớn với cách mạng rồi, anh nghĩ. Hôm qua, vờ không liên quan tình trạng biệt phái, Cường dò hỏi một bộ đội miền Bắc ra dáng sĩ quan ngẫu nhiên gặp trên đường, rằng anh ta nghĩ gì về sĩ quan biệt phái ngành giáo dục. Có thể là lần đầu tiên nghe ‘biệt phái’, nhưng là một người lính thắng trận đến từ miền Bắc thấy cần phải chứng tỏ với đồng bào miền Nam trình độ nhận thức chính trị của mình, cao giọng: Biệt phái ngành giáo dục? Ồ, bọn này còn nguy hiểm hơn sĩ quan ngoài mặt trận!

Cường giật thót bởi tiếng gõ cửa.

Ê, hôm nay đừng có mà trễ nghe bạn! Giọng Kha nghe nghèn nghẹt từ ngoài hành lang.

Thầy cô giáo ngồi kín hội trường lớn thành phố. Họ thì thầm đoán già đoán non sau cuộc này một số sẽ được ‘lưu dung’, trở thành ‘giáo viên nhân dân’ trong khi số còn lại bị sa thải. Lý lịch chính trị bản thân và gia đình đóng vai trò quyết định trong sàng lọc. Ai nấy tự hỏi rồi điều gì xảy đến với họ nếu họ không được thu nhận vào guồng máy chế độ mới? Câu hỏi sống chết thời điểm này. Nhất là với người từng dính đảng phái nổi cộm như Dân Chủ, Quốc Dân Đảng hoặc có danh phận trong chế độ vừa sụp đổ. Việc kiếm được một chỗ đứng trong chế độ mới có vẻ nhẹ nhàng hơn với thế hệ mới toe như Kha và Cường.

Lo âu không dừng ở tình trạng an ninh chính trị mà cả áo cơm đời thường. Kinh nghiệm của người dân miền Bắc cho thấy lương thực và hàng tiêu dùng chủ yếu phân phối cho ‘người nhà nước’. Giá mua một món hàng trong hệ thống bao cấp thường bằng một nửa giá ngoài chợ đen và hơn thế nữa. Tất nhiên vào thời điểm này không ai có thể tin rằng rồi trong số họ lại sẽ có khả năng tậu những chiếc xe con nhập khẩu trong khoảng hai mươi năm sau.

Họ đến kìa! Ai đó thì thào. Mọi người dừng hết việc đang làm, tò mò nhìn lên những cán bộ ngành giáo dục đang vào hội trường. Họ đến từ miền Bắc hoặc từ chiến trường. Vài người trong số họ mặc đồng phục ka-ki xanh lá rừng của bộ đội và mang súng ngắn bên hông. Họ ngồi vào bàn dài đặt trên sàn gỗ cao thường được sử dụng như sân khấu, đối diện các nhà giáo nội thành ở khu vực khán giả. Bàn phủ khăn trắng và trang trí một bình hoa nhựa sặc sỡ.

Cường và Kha đưa mắt nhìn nhau chia sẻ ngạc nhiên khi nghe cán bộ miền Bắc dùng một số từ mới lạ hoặc đã biến đổi ngữ nghĩa đối với người miền Nam. Một cán bộ thông báo chương trình làm việc, trong đó có câu: Hôm nay thầy cô giáo sẽ được bồi dưỡng. Mọi người dưới khu vực khán giả nghĩ ngay đến một bữa ăn ngon. Hóa ra ‘bồi dưỡng’ ở trường hợp này chỉ có nghĩa học tập chính trị để nâng cao trình độ ý thức, quan điểm lập trường chứ chẳng liên quan gì chuyện ăn uống.

Một thực tế mà Kha không lường trước là những tay ‘cách mạng tại chỗ’ mới làm anh thấy khó gần, trong khi cánh cán bộ miền Bắc vào hoặc trên núi xuống lại có vẻ dễ chịu. Trước khi bắt đầu cuộc gặp, ở hành lang hội trường, có vài người Kha từng biết, giờ bỗng xuất hiện với mũ tai bèo trên đầu, dép lốp dưới chân. Hình ảnh đó gián tiếp giới thiệu họ là ‘Việt Cộng nằm vùng’ hoặc chí ít ‘có công cách mạng’. Sau này Kha biết trong số họ có người đúng là đã hoạt động bí mật ở đô thị, nhưng cũng có kẻ chỉ là ‘cách mạng 30’. Anh khen thầm ‘thằng phản động’ nào đặt cái tên mỉa mai như vậy để chỉ đám người ‘làm cách mạng’ từ ngày 30 tháng Ba, nghĩa là một ngày sau ngày cách mạng giải phóng thành phố Đà Nẵng. Kha cũng không thể tin được rồi đám phường tuồng này sẽ quẳng ‘thời trang cách mạng’ trong vài năm tới, cũng như bản thân anh sẽ lại mang cà-vạt.

Chính trị viên cao cấp trạc năm mươi chủ tọa cuộc hội ngộ Bắc Nam. Phát biểu ngắn gọn mấy lời mở đầu, ông nhường diễn đàn cho báo cáo viên chính, trở về chỗ ngồi, nhìn quanh hội trường bên dưới. Bất chợt ông dừng lại ở Kha, ánh mắt trở nên khác thường.

Tránh cái nhìn đáng ngại, Kha làm như mải hướng về báo cáo viên đang thao thao ‘tình hình mới nhiệm vụ mới’. Lát sau, Kha liếc sang chủ tọa. Ông vẫn đau đáu nhìn anh, như thể không còn nghe biết những gì đang diễn ra chung quanh. Ánh mắt ông khiến Kha đông cứng trên ghế.

Sao lại mình mà không là ai khác? Kha thầm hỏi. Mình đâu có đáng để ông ấy chú mục như vậy trong khi quanh đây có sĩ quan biệt phái ngành giáo dục và cả đảng viên đảng Dân Chủ của Thiệu?

Chủ tọa hơi nghiêng về phía thư ký ngồi cạnh, nói nhỏ điều gì và ngón trỏ của ông chỉ vào Kha. Anh này gật đầu, rời bàn đến trước mặt Kha.

Ở lại sau mít-tinh, đồng chí chủ tọa gặp. Truyền đạt xong, thư ký quay lại công việc. Chủ tọa thì vẫn không rời mắt khỏi Kha.

Bỏ mẹ, hay lão nhầm mình với thằng ác ôn nợ máu nào? Anh bối rối, mất hết tự tin về quá khứ ‘vô can’ của bản thân. Nhưng không có câu trả lời cho anh.

Kha bị giữ lại! Tin giật gân truyền khắp hội trường, thì thào căng thẳng.

Mỹ Thường, vợ chưa cưới, cũng là bạn cùng lớp thời đại học của Kha, từ hàng ghế trên quay xuống: Chuyện gì kỳ vậy Kha?

Không biết nữa. Kha đáp, và kể từ đó, vẫn trong tư thế lắng nghe nhưng đầu anh không tiếp nhận gì cả, lời nói của báo cáo viên chỉ là chuỗi tiếng động vô nghĩa. Kha mải chờ ‘giờ G’ của mình. Cơn khô khát đột ngột dâng lên cổ nhưng anh không dám rời chỗ ngồi bước ra bàn nước ngoài hành lang.

Cuộc gặp kết thúc trong tiếng vỗ tay inh tai. Kha giật bắn người, vỗ tay theo như máy. Thầy cô giáo từng dòng chầm chậm rời hội trường qua bốn cửa lớn mở ra hành lang. Họ nhìn vào Kha đang ngồi lại với ánh mắt tò mò hoặc ái ngại. Điều đó chẳng khác gì cực hình đối với Kha và anh mong sớm thoát khỏi.

Đoàn cán bộ giáo dục cũng đã về, trừ chủ tọa.

Mình chờ cậu ngoài kia. Cường nói và vỗ nhẹ lên vai Kha trước khi nhập vào dòng người đi ra cửa.

Mỹ Thường đến ngồi bên Kha, chia sẻ thời điểm nặng nề của anh. Kha nhìn nhanh sang cô vẻ biết ơn. Hai người đã gắn bó nhiều năm thế mà phải đến mấy ngày trước anh mới biết cha Mỹ Thường là đảng viên đảng Cộng sản, bị giết năm 1960 tại Quảng Nam. Trước đây cô vẫn nói với mọi người cha mình chết bệnh. Là con gái liệt sĩ cách mạng, Mỹ Thường nhìn chính quyền mới với tâm trạng khác Kha, đó là chính quyền cha cô từng góp máu bảo vệ. Cô chuẩn bị nhậm chức hiệu trưởng một trường trung học. Những thay đổi bão táp như vậy làm Kha băn khoăn khi nghĩ về cuộc sống vợ chồng sắp tới của hai người.

Giờ thì hội trường gần như trống không, chủ tọa vẫn ngồi bất động ở vị trí của ông. Mấy chục chiếc quạt trần tiếp tục quay vù trên đầu. Trong tĩnh lặng ban trưa, âm thanh sắt thép ma sát như khoan vào tai ba người ngồi lại.

Chủ tọa đứng dậy, bước xuống khu vực khán giả, dừng lại trước Mỹ Thường: Xin lỗi cô giáo, đây là chuyện cá nhân.

Ông nói dịu dàng nhưng Mỹ Thường hiểu đó là lệnh, cô đành để Kha ở lại một mình sau khi nắm chặt tay anh một lúc.

Khi chỉ còn hai người, chủ tọa ngồi xuống cạnh Kha: Tôi là Tân. Tôi muốn nghe đôi điều về bản thân thầy giáo.

Giọng trầm ấm của ông khiến Kha bất ngờ. Nhưng anh không biết bắt đầu từ đâu. Sau một lúc, ông nhắc lại yêu cầu và kiên nhẫn chờ. Cuối cùng Kha cũng lên tiếng và diễn đạt trôi chảy dần rồi ngừng lại khi nhận ra anh như đang nói một mình. Cằm tì lên tay, ông Tân nhìn vu vơ ra cửa sổ, nơi có cành phượng cuối xuân lá xanh nõn khẽ lay động trong gió thoảng.

Lát sau, ở quán cà-phê gần hội trường, Kha kể cho Mỹ Thường và Cường nghe chuyện vừa xảy ra.

Hóa ra mình giống hệt con trai ông ấy, đứa con ông chưa gặp lại từ sau sáu lăm, là năm ông vượt ngục, rồi ra miền Bắc. Hôm nay gặp mình, ông đã hy vọng… Kha kết thúc, giọng trầm buồn.

Cường thở dài: Chiến tranh mà, tội nghiệp.

Mỹ Thường lặng lẽ lau nước mắt.

Cường trằn trọc suốt đêm. Theo giấy triệu tập của Ủy ban quân quản, sáng mai anh sẽ trình diện ở một đơn vị bộ đội đóng gần sân bay Đà Nẵng, sau đó được đưa đến một trại học tập cải tạo nào đó như một sĩ quan Sài Gòn. Thực ra Cường đã không có giấc ngủ trọn vẹn từ sau cái đêm nhìn qua khe cửa sổ phòng ngủ choáng thấy hai xe tăng T-59 án ngữ ngã ba đường đối diện. Nhưng đêm nay còn bồn chồn hơn, bởi có vẻ là đêm cuối cuộc sống cũ. Gần sáng anh mới thiếp đi.

Tuy nhiên trong giấc ngủ lơ mơ Cường vẫn nhận biết tiếng kẹt cửa mở ra đóng lại. Sau đó là tiếng bước chân khẽ lướt trên sàn nhà. Anh trở mình, mắt vẫn nhắm nghiền, trải rộng cánh tay phải chờ đón. Kim, con gái bà chủ nhà trọ, mặc áo ngủ màu hồng, nhẹ trườn lên giường, nằm gối đầu lên tay anh. Cường không ngạc nhiên về sự xuất hiện của Kim. Đã một tháng qua thỉnh thoảng hai người âm thầm gần gũi nhau ở đây, vào khoảng gần sáng.

Cuộn ôm cô vào lòng, Cường luồn cánh tay trái vào áo ngủ của cô, vờn trên làn da mịn, thật chậm. Kim rướn cong người, nhúm tóc con ở gáy cô dụi vào mặt anh nhồn nhột. Tất cả cộng với mùi riêng tiết ra từ người cô khiến anh nhanh chóng hưng phấn. Cô rùng mình khi hơi thở nóng ran của anh phù vào tai. Hai người giúp nhau trút bỏ các thứ trên người rồi ghì chặt lấy nhau mê đắm.

Mẹ em ở phòng bên cạnh. Kim thì thầm khi anh trườn lên người cô.

Cường sắp đạt đỉnh khoái nhục, tờ giấy rơi nhẹ từ mặt bàn ngủ xuống đầu giường, phơi trước mặt. Anh khựng lại, toàn sinh lực rút ngược lên tim lên não nóng bừng choáng váng, phần thân xác còn lại trống hoang.

Kim mở mắt ngước ánh nhìn ngạc nhiên và thất vọng khi anh rụt thoát khỏi cô.

Ngồi tựa lưng vào tường, Cường đốt thuốc hút lặng lẽ trong khi nhìn trân xuống đầu giường. Ở đó, với ánh sáng tù mù của đèn ngủ, Kim cũng đã nhận ra tờ lệnh triệu tập. Hiểu điều gì vừa xảy đến, Kim an ủi anh chỉ tại những ngày này tâm trí căng thẳng. Rồi cố giúp anh không bận nghĩ chuyện vài tiếng đồng hồ nữa đã phải lên đường, bàn tay cô tìm chỗ nghịch trên anh. Cường cười nhột, dí thuốc vào gạt tàn trên bàn ngủ, nằm chuồi bên Kim, rúc mặt vào ngực cô, bất ngờ dừng lại, bật khóc.

*

Phan thay bộ cánh giải phóng quân đang mặc. Áo sơ-mi trắng khiến anh trông trẻ hơn. Chọn một trong những chiếc jeep chiến lợi phẩm nằm ngổn ngang trong sân cơ quan, anh lên đường giải quyết ‘vấn đề’ của mình. Đến khu phố bình dân, nơi từng thân thuộc trước ngày ‘nhảy núi’, Phan đỗ xe ngoài đường nhựa, đi bộ vào con hẻm tráng xi-măng bong tróc lỗ chỗ và lép nhép bùn dù trời không mưa. Anh hình dung điều sắp diễn ra khi gặp lại Lai, người giúp anh lẩn trốn cảnh sát trước khi tìm được đường dây thoát ra vùng giải phóng. Nhưng khi đứng trước cánh cửa đóng im ỉm, Phan hiểu mọi chuyện không đơn giản như anh mường tượng trong mấy năm qua.

Sau thoáng ngập ngừng, Phan gõ cửa. Có tiếng đáp của phụ nữ trẻ, nhưng không phải giọng của Lai. Một khuôn mặt trát phấn nhô ra từ sau cánh cửa hé mở. Thấy Phan, cô ả nói giọng líu nhíu ngái ngủ, vào đi anh hai!

Nhận ra mình bị nhầm là khách làng chơi, Phan nói thật ra tôi đến tìm Lai.

Cô ả cười rúc rích: Lai, Lan, Loan… thì khác gì chớ? Vào với em đi anh, chẳng ma nào dám đi chơi kể từ ngày cách mạng vào thành.

Đặt vào tay cô gái tờ mười đồng miền Bắc, anh làm rõ mục đích của mình. Tôi là người thân của Lai, cô ấy sống ở đây ba năm trước, em biết Lai không?

Dạ không, chắc chị ấy đổi chỗ trước khi em đến.

Phan thất vọng, quay ra đầu con hẻm, nơi anh có điểm đến thứ hai: đại ca Sâm. Đứng trước ngôi nhà tầng gác gỗ, phía trên cửa còn treo biển Adam Tailor's bằng đèn néon giờ đã bám đầy bụi không phân biệt được màu sắc, Phan như thấy lại mình thời sinh viên.

Dừng honda trước tiệm may Adam Tailor's, Phan đảo mắt nhìn quanh xem có bóng dáng mật vụ hay cảnh sát quanh đó không. Trong tiệm, ông chủ, đại ca Sâm trạc ngoài ba mươi, vóc người cao lớn, diện thời trang, đang lịch lãm giúp vài khách chọn vải và kiểu may. Nhác thấy Phan, ông khẽ nháy mắt với anh, tay nới lỏng nút thắt cà-vạt – ám hiệu an toàn. Trong vai người phân phối vải, Phan bước vào tiệm may, trao một túi xách cho ông Sâm, nói hàng anh đặt tuần trước.

Đại ca Sâm cám ơn và nhận lấy. Khách hàng trong tiệm không ai quan tâm chuyện hai người. Phan tiếp, giọng thấp hơn, thủ trưởng Hoành điều Sơn vào nhóm Sao Mai, anh bảo Sơn đến tòa soạn càng sớm càng tốt.

Toan kêu ca nhóm mình đang thiếu người, nhưng đại ca Sâm chưa kịp lên tiếng thì Phan đã vội chào và quay đi. Anh còn phân phát tờ báo bất hợp pháp đến sáu đầu mối khác trong thành.

Cái gọi là ‘tòa soạn’ đặt dưới tầng hầm một biệt thự kiểu Pháp cũ kỹ bỏ hoang ở khu ngoại thành. Trong ánh sáng lờ mờ ngọn đèn quả trứng, Mây bận rộn bên máy chữ Remington đời cũ. Cô gõ vào các phím thật khẽ để phía trên tầng hầm không nghe được. Những dòng chữ hiện dần trên mặt giấy sáp. Thỉnh thoảng cô dừng lại để đoán những chữ viết tay quá tháu trong bản thảo. Bản lề cánh cửa xuống hầm rít kèn kẹt khiến Mây giật mình ngửng lên, nhưng rồi cô nhẹ nhõm khi thấy Phan.

Có gì mới không Mây?

Dạ không.

Phan ngồi vào chiếc ghế bành có trục xoay đặt gần chỗ Mây, châm thuốc. Mây trở lại với xấp bản thảo đánh dở nhưng không tập trung được. Cô vẫn thường bối rối như vậy một lúc mỗi khi bất ngờ gặp Phan. Em làm món gì anh ăn nhé?

Anh không thấy đói. Khi Phan nói, anh nhận ra ánh nhìn bất an trong mắt Mây. Có chuyện gì sao?

Dạ không. Mây đáp nhanh, nhưng sau một lúc, cô tiếp, chỉ là em luôn thấy lo mỗi khi anh đi vào chỗ nguy hiểm.

Phan nắm tay cô, thì em cũng đang dấn thân vào nguy hiểm đó, Mây.

Mây khẽ nhắm mắt để yên tay mình trong tay Phan. Một lát sau anh dịu dàng buông tay cô, trở lại tư thế trước đó trong ghế bành, tiếp tục hút thuốc và nhìn theo làn khói bay quyện trên trần hầm xám xịt vói tay tới được. Bỗng dưng Mây thấy Phan trở nên xa xôi khó hiểu, như thể mải chống đỡ với điều gì bên trong anh.

Sáu giờ chiều, đại ca Sâm nhận cú điện thoại báo động. Ông hấp tấp ra khỏi tiệm may, nhảy lên chiếc vespa, phóng như điên đến nhà trọ của Phan. Hai ô-tô cảnh sát đã đến trước, đèn xanh đỏ nháy liên hồi. Ông dựng xe, xen vào đám đông hiếu kỳ, hỏi một người phụ nữ đứng gần, chuyện gì dữ vậy?

Tra xét mấy cậu sinh viên ở trọ trong đó, nhưng không biết tìm ai và vì sao nữa. Chị nói, mắt không rời dãy nhà. Bốn cảnh sát và một mật vụ từ bên trong đi ra với vẻ tức tối. Ông Sâm mừng thầm không thấy Phan bị còng tay dẫn theo. Giờ thì ông có thể tìm Phan ở điểm thứ hai. Mười phút sau, ông nhớn nhác vừa đi vừa chạy trên hành lang bệnh viện. Từ phía sau một bàn tay chộp vào vai khiến ông đứng sựng.

Ông Sâm thở phào khi nhận ra Mạnh, cùng khóa với Phan ở trường y nhưng tham gia phong trào trước và đã được kết nạp Đảng cùng lần với ông.

Thăm ai mà hấp tấp dữ? Mạnh hỏi.

Phan, báo cậu ấy biết cảnh sát đang lùng bắt.

Mạnh nhìn quanh, hạ giọng, Phan bị lộ?

Ông Sâm gật đầu.

Cả nhóm Sao Mai?

Ông Sâm lại gật đầu.

Anh em mình?

Không biết nữa.

Mạnh cắn môi suy nghĩ một lúc, nói Phan để em lo, anh tìm cách báo anh em khác trước khi quá muộn.

Ba khách không mời xông vào văn phòng giám đốc bệnh viện. Mặc thường phục nhưng thần sắc và hành vi của họ như muốn ông giám đốc biết họ là mật vụ.

Quý vị là ai? Tại sao không gõ cửa? Ông hỏi giọng không khoan nhượng.

Gã ra dáng chỉ huy đáp mong giám đốc bỏ qua sự đường đột, chúng tôi thực hiện nhiệm vụ khẩn.

Nhưng đây là bệnh viện.

Chúng tôi đang truy bắt một sinh viên y khoa tên Phan thực tập ở đây, đề nghị ông hợp tác.

Bắt người? Đó không phải việc của tôi.

Gã chỉ huy cười nhạt, đặt tờ lệnh xuống bàn.

Yêu cầu ông cho biết tên Việt Cộng này đang ở đâu trong bệnh viện. Đó là việc của ông, phải không thưa giám đốc?

Giám đốc miễn cưỡng dẫn đường nhóm mật vụ đến khoa cấp cứu, nơi Phan đang phụ một giáo sư tiến hành ca phẫu thuật. Gã chỉ huy nhìn lên bảng thông báo nhân sự treo trước cửa. GS.BS Lê Hựu Hoàng – BS thực tập Nguyễn Phan. Nhếch miệng cười, gã nghĩ việc tra còng số tám vào tay tên sinh viên biệt động giờ chỉ còn là thủ tục, và đưa tay gõ cửa.

Giáo sư Hoàng đích thân mở cửa, kéo trễ khẩu trang xuống cằm, để lộ vẻ mặt không hài lòng.

Thế này là thế nào? Không thấy chúng tôi đang dở chừng một ca đại phẫu?

Giám đốc lên tiếng, giáo sư thứ lỗi, các vị này có lệnh bắt khẩn cậu Phan.

Gã chỉ huy bước lên phía trước, giọng lạnh lùng. Xin tránh đường cho chúng tôi.

Giáo sư Hoàng không vừa: Việc gì cũng phải đợi xong ca mổ! Dứt lời là ông đóng sập cửa.

Gã chỉ huy bặm môi tức giận nhưng không thể làm gì hơn. Giám đốc quay về văn phòng sau cái gật đầu chào đúng mực. Nhóm mật vụ đành ngồi xuống băng ghế dài đặt ở hành lang, kiên nhẫn chờ. Khoảng một giờ sau, cửa phòng đại phẫu mở. Ba tay mật vụ bật dậy như lò xo. Ra khỏi phòng đầu tiên là hai y tá đẩy xe-giường đưa bệnh nhân đến khu cách ly, giáo sư Hoàng tiếp theo. Sau lưng ông cửa vẫn mở, nhưng không thấy Phan xuất hiện. Hết kiên nhẫn, gã chỉ huy xông vào phòng. Hai mật vụ phân công, một hỗ trợ cấp trên, một trấn giữ bên ngoài. Dừng lại giữa phòng, gã chỉ huy nở nụ cười lạnh lẽo khi thấy một chàng trai mặc bờ-lu trắng đứng quay lưng, đang rửa tay ở bồn sứ.

Ê Phan!

Người mặc bờ-lu quay lại. Là Mạnh.

Gã chỉ huy điên tiết: Thằng Phan đâu?

Bữa nay hắn không đến, làm tôi phải trực thay. Nói rồi Mạnh bỏ đi trong khi hai gã mật vụ lục soát khắp phòng mổ.

Lát sau gã chỉ huy cay đắng xác nhận: Đ.m, không có ở đây. Hắn đứng yên nhíu mày suy nghĩ, rồi chợt đoán điều gì vừa xảy ra. Phan đã nấp dưới gầm xe-giường có ga trắng phủ quanh và di chuyển trước mắt hắn. Nghĩ đến đó, hắn lại văng tục, lao ra hành lang. Nhưng đã quá muộn.

Trong góc quán cà-phê cách bệnh viện khá xa, đại ca Sâm cho Phan biết cơ sở in báo đã bị cảnh sát vây ráp bất ngờ, Sơn chống đối dữ nên ăn đòn nặng nhất.

Ngoài Sơn còn ai bị bắt? Phan hỏi.

Cả nhóm, Mây, Thân, Thông, và Trịnh.

Phan cúi đầu suy sụp, một lát chợt ngẩng lên: Anh nói Trịnh cũng bị bắt?

Ông Sâm gật đầu. Phan như thể hỏi chính mình: Vậy ai là kẻ hai mang trong nhóm Sao Mai?

Ông Sâm lắc đầu bất lực rồi chuyển hướng câu chuyện: Đã tìm cách liên lạc thủ trưởng Hoành nhưng không được. Tốt nhất anh em mình chờ đến khi nhận được chỉ thị của ổng.

Phan thở dài.

Ông Sâm bảo sau một lúc im lặng: Anh nghĩ chú nên đến nhà anh lánh mặt vài hôm.

Nhưng còn chị? Phan băn khoăn.

Ông Sâm hơi cao giọng: Đã tới lúc bả cần biết anh em mình là ai.

Phan rời khỏi dòng hồi tưởng khi tiếng ho khan trong tiệm may vọng ra. Muốn vợ chồng đại ca Sâm ngạc nhiên, anh lách người qua cửa xếp khép hờ. Đứng giữa phòng ngoài, nơi trước đây tiếp khách hàng, Phan nhìn quanh. Hai dãy tủ kính trưng bày mẫu vải trống rỗng ám bụi khiến anh đoán tiệm ngừng hoạt động đã lâu.

Chị Sâm nghe động bước ra, sững một giây mới rú lên ôi Trời Phật, Phan đó hả?

Vừa đẩy Phan vào phòng trong chị vừa gọi mình ơi, mình không ngờ ai đến thăm mình đâu!

Phan choáng khi nhìn hình hài người anh kết nghĩa trên giường. Chị Sâm thở dài, ảnh nằm vậy từ ngày được đưa ra khỏi nhà lao.

Ông Sâm cố nói với Phan nhưng thều thào không thành lời. Phan cúi xuống nghe cho rõ. Ông muốn biết anh đã gặp Mây chưa. Phan lắc đầu, nói em mới vào thành hôm nay. Ông Sâm không đủ sức tiếp tục trò chuyện, nước mắt trào ra.

Chị Sâm đỡ lời: Mây nhập viện tuần trước. Trong tù nó bị tra tấn, dính đủ bệnh, rộc như mắm. Còn Sơn suy sụp lắm, ý chị nói là tinh thần. Một ngày trước ngày giải phóng cả nhà nó chạy qua Mỹ hết, thế là bây giờ người ta nghi trước đây nó chui vô phong trào sinh viên để hoạt động cho CIA… Chị nghẹn lời, hai tay bưng mặt khóc tấm tức.

Phan nhẹ nhàng đặt tay lên vai chị: Đừng khóc nữa chị ơi, rồi chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua, như ngày xưa ấy.

Sân vườn bệnh viện bình yên trong nắng nhạt cuối ngày. Mây ngồi trên xe lăn, Sơn đẩy từ phía sau, di chuyển chậm theo lối đi trải sỏi giữa những bồn hoa.

Nghỉ dưới tán phượng đàng kia đi anh, Mây nói.

Sơn làm theo lời cô rồi ngồi xuống băng ghế bê-tông gần xe lăn.

Mây chăm chú nhìn Sơn trong ánh chạng vạng, nhận ra anh không còn là chàng trai sốc nổi ngày nào. Thời gian và trải nghiệm khốc liệt trổ khắc nơi anh vẻ đẹp một đàn ông dày dạn, trầm lặng. Cô mỉm cười bảo em tin mấy cô y bác sĩ quanh đây đang ghen vì em ở bên anh. Rồi ngại Sơn hiểu nhầm, cô tiếp: Họ sẽ mừng khi biết chúng ta là anh em…

Sơn thoáng vẻ thất vọng về lời cuối của Mây. Anh lảng sang chuyện khác, điểm lại một chặng đường mà người nghe là Mây đã nằm lòng: Nhóm Sao Mai tụi mình bị mật vụ đánh cho tan nát, em và anh bị đày Côn Đảo, đại ca Sâm bị tra khảo đến bại liệt, còn Phan sống chết thế nào cũng chưa có tin tức…

Cái tên Phan như luồng điện khẽ chạm vào Mây. Sơn không kịp nhận ra điều đó, tiếp: Giờ thì anh không giống ai. Trong mắt gia đình anh là thằng theo cộng sản, nhưng anh lại bị cán bộ tổ chức không tin tưởng, có người còn nghi anh làm việc cho CIA. Anh biết em vẫn tin anh, và anh ấm lòng về điều đó.

Mây đặt bàn tay gầy xanh của cô lên bờ vai vạm vỡ của Sơn: Em nghĩ anh Phan và anh Sâm cũng như em.

Một người đàn bà trẻ trong đồng phục y công bệnh viện đi ngang gốc phượng, tò mò nhìn đôi trai gái trò chuyện. Cô nhíu mày chăm chú quan sát người ngồi xe lăn, thầm hỏi: Lẽ nào? Rồi tự thuyết phục: Đúng là chị ấy mà!

Bác sĩ trở về phòng điều dưỡng sau hội chẩn. Bà thì thầm điều gì với y tá trưởng, cả hai hướng mắt về phía Mây đang nằm trên giường. Không nghe họ nói gì nhưng Mây biết liên quan đến mình. Khi bác sĩ đến cạnh giường, Mây lên tiếng: Chị ơi, có phải em mất khả năng sinh nở?

Chưa kết luận em ạ. Quá trình chịu đựng tra tấn trong tù nhất định để lại tổn thương ở cơ quan sinh sản của em, bọn chị cần thêm thời gian xác định hướng chữa trị tốt nhất cho em.

Chuyện gián đoạn khi một y tá bước vào, gọi Mây ơi, có người thăm.

Sơn hả chị?

Một ông lạ hoắc.

Mọi người tế nhị rời khỏi phòng.

Có tiếng gõ nhẹ lên cánh cửa khép hờ.

Mời vào…

Mây muốn ngất khi Phan xuất hiện giữa khung cửa. Anh đứng yên một lát như cần thời gian làm quen với hình ảnh tiều tụy của Mây dẫu đã được báo trước, rồi chậm rãi bước đến ngồi vào ghế cạnh giường, nâng niu bàn tay xanh gầy của cô bằng cả hai tay, nụ cười mỉm nở trên gương mặt dãi dầu thay lời chào hỏi. Mây rùng mình, nhìn Phan không dám chớp mắt, sợ anh lại biến mất như trong những giấc mơ. Hai người vẫn chưa nói với nhau một lời dẫu nước mắt nóng hổi chảy thành dòng trên má của Mây và khóe mắt Phan đỏ ngầu. Căn phòng yên lặng tới mức có thể nghe được tiếng tích tắc rất khẽ của đồng hồ đặt trên bàn thuốc đầu giường.

Mình đang mơ, phải không anh?

Ừ, giấc mơ vừa thành sự thật.

Làm sao anh biết em ở đây?

Anh chị Sâm.

Mây nhận ra ánh mắt Phan vẫn dịu dàng nhưng u buồn hơn. Ngày trong tù Mây tin lúc gặp lại nhau, nếu điều kỳ diệu đó xảy ra, hẳn là hai người sẽ bùng vỡ niềm vui, và cô sẽ là người gọi lớn tên anh đến khản. Vậy mà lúc này, tay trong tay, cô lại thấy bất an trước sức im lặng của Phan. Cuối cùng, Mây lên tiếng phá vỡ quãng lặng đã đủ dài.

Chị Sâm thường đến thăm và mang thức ăn cho em, còn Sơn thì gần như ngày nào cũng có mặt.

Anh đang nóng lòng gặp Sơn.

Mây ngập ngừng nói em nghĩ Sơn chưa sẵn sàng gặp lại anh.

Chị Sâm đã cho anh biết đôi chút về tình trạng của Sơn, nhưng anh tin cậu ấy sẽ lại như xưa.

Như xưa? Mây nghĩ không ai có thể trở lại như xưa hết, trong đó có Mây và cả Phan nữa, nhưng cô không nói ra. Và hóa ra hai người không có gì nhiều để nói với nhau cho tới lúc chia tay. Phan cúi thấp khi anh nhắn nhủ Mây giữ gìn sức khỏe và hẹn hôm sau. Mây có thể ngửi được mùi thuốc lá trên hàng ria của anh và cô ước gì có thể kéo dài khoảnh khắc này.

Anh đi đâu bây giờ?

Tìm một người.

Mây nhìn Phan với ánh mắt bối rối nhưng kìm được mình không đi xa hơn, khẽ nói may mắn nhé, anh hai.

Cám ơn Mây. Phan đáp rồi rời đi, cũng lặng lẽ như khi đến.

Cô y công trẻ, người đã nhận ra Mây trong vườn hoa bệnh viện, nãy giờ đứng sau góc khuất của một hành lang. Đợi Phan đi khá xa cô bước vào phòng Mây, chào lễ phép. Mây gật đầu đáp lại, hỏi người mới ở đây hả?

Cô y công trả lời bằng giọng Nam bộ: Dạ hông, em bên phòng sinh hóa, rồi hỏi, chị là Mây?

Tụi mình đã gặp nhau?

Ba năm trước, có lần em vào trại giam, tình cờ thấy chị đang sốt cao.

Ờ, lúc đó mình không biết gì chung quanh.

Em tên Lai. Cô y công tự giới thiệu và chuyển câu chuyện sang hướng khác: Người mới vào thăm là chồng chị?

Ô, không, mình chưa lập gia đình. Mây đáp và để ý cô y công hơi đỏ mặt.

Vậy là chồng chưa cưới…?

Đến lượt Mây đỏ mặt khi nói: Một ông anh của mình thôi.

Lai nhẹ nhõm khi nghe. Ban đầu, cô nghĩ Sơn là người yêu của Mây, nhưng rồi nhận ra mình nhầm khi Phan xuất hiện. Nhưng cô vẫn cảm giác tình cảm giữa hai người không hẳn là tình yêu và quyết định tìm hiểu mọi chuyện trước khi từ bỏ hy vọng của chính mình. Trong lúc đó, Mây linh cảm có điều bất thường đàng sau những câu hỏi của cô y công mới tiếp xúc lần đầu.

Cố giữ giọng bình thản, Mây hỏi em biết anh Phan?

Dạ, cũng tình cờ… Lai đáp rồi quyết định kể chuyện mình cho Mây.

Thanh lăng xăng ‘chỉ huy’ người giúp việc dọn tiệc. Cô hạnh phúc được tiếp đón bạn bè Quang, những người đến đây ôn chuyện thời sinh viên đầy kỷ niệm.

Quang đòi khai rượu, chuông điện thoại reo. Thanh nghe xong, thông báo Sơn và Mây đến trễ, đề nghị mọi người chờ. Quang đùa Yes, madam rồi quay sang Phan: Sao, ‘vấn đề’ của cậu tới đâu rồi? Tìm được Lai chưa?

Chưa. Phan đáp vẻ uể oải.

Quang choàng tay quanh lưng Thanh: Này em, trong lúc chờ, nên nghe chuyện Phan và Lai. Hai người đã trải qua nhiều thử thách, so với cặp này tụi mình còn là may lắm. Rồi Quang quay sang Phan: Tao nói vậy đúng không?

Phan khẽ gật đầu.

Nửa đêm. Xe cảnh sát thắng gấp trước tiệm may Adam Tailor's, tiếng lốp chà rít trên mặt đường nhựa đánh thức vợ chồng đại ca Sâm.

Mở cửa!

Ông Sâm và vợ nhìn nhau lo lắng. Cảnh sát xét nhà là chuyện thường, nhưng lần này nguy hiểm bởi Phan đang trong nhà. Ông toan đi mở cửa, nhưng vợ níu lấy vai, thì thầm: Để em, anh đưa Phan ra khỏi nhà trước.

Mở cửa! Mở cửa!

Chị Sâm lên tiếng, giọng nhão ra như ngái ngủ: Ai đó?

Cảnh sát!

Dạ, mấy ông chờ cho chút… Khổ chưa, chùm chìa khóa tui để đâu rồi?

Ông Sâm gửi vợ cái nhìn chia sẻ và biết ơn trước khi chạy nhón chân trên cầu thang gỗ lên tầng gác, lách vào phòng cuối hành lang, lay vai đánh thức Phan, thì thào: Xét nhà!

Phan vùng dậy ngay nhưng lại không biết phải làm gì, người đơ như gỗ nhìn ông Sâm lật bật dùng thanh sắt cạy tấm ván vách ngăn.

Càng xa càng tốt. Ông nói nhanh khi đẩy Phan qua khe hẹp vừa tạo ra và ráp ngay tấm ván lại khi anh vừa khuất vào khoảng tối phía trên trần nhà liền kề. Xong, ông kéo dàn treo áo khách hàng mới may xong che vết cạy.

Bất chấp cơn thịnh nộ của cảnh sát, chị Sâm chỉ mở cửa khi tính đủ thời gian cho Phan kịp thoát. Đặt chân vào bên trong, gã chỉ huy đã quát: Thằng Phan đâu?

Ông Sâm trên gác giật bắn người với câu hỏi lùng bùng trong đầu: ai là kẻ điểm chỉ Phan trốn ở đây? Rồi ông nghe vợ đáp bằng giọng ngơ ngác: Phan nào?

Liên gia trưởng là người nắm rõ tình hình dân sinh trong khu vực, nói với cảnh sát: Ban đêm tụi nó ngủ hết trên gác.

Cả bọn xông lên, chia nhau lùng sục hai phòng cùng lúc, nhưng không thấy Phan trong số thợ may ở lại nhà chủ. Đã có nguồn tin ăn chắc trước khi ra quân, gã chỉ huy cho rằng hắn đang bị qua mặt, liền quay sang tra hỏi ông Sâm và cả người vợ vẫn một mực ngơ ngác.

Tiếng quát, tiếng đấm đá vào người, hẳn là ông Sâm, tiếng van khóc xin tha của chị Sâm xuyên qua vách ván, vang trong óc, dội vào ngực Phan, khiến anh thu mình bất động, không dám cả chuyện phủi mạng nhện vướng vào mặt nhồn nhột. Nhưng cũng chính âm thanh đó nhắc nhở lời dặn của ông Sâm. Biết mình đang trên mái trần liên thông của dãy nhà trọ nối dài đến mấy chục mét vào phía con hẻm sau tiệm may, Phan bò lần mò trên một thanh rầm bằng gỗ trong bóng tối. Khi âm thanh cuộc tra khảo nghe chừng mơ hồ, cũng là lúc thanh rầm gãy đôi, mở toạc một mảng trần, nhả anh xuống quầng sáng néon bên dưới, rơi đúng vào cô gái nằm trên giường đọc truyện ái tình.

Bừng tỉnh sau mấy giây chết sững bởi cú đáp trời giáng của người lạ, cô há miệng kêu cứu. Phan kịp lấy tay bịt miệng cô. Lập tức cô tống chân vào bụng anh, hất tung xuống sàn. Với lần ‘hạ thổ’ này, Phan ngất. Cô gái bật dậy, toan hô hoán nhưng lại thôi khi nhìn vào mặt kẻ vừa trên trời rơi xuống. Người vậy không thể là người xấu.

Tiếng trò chuyện râm ran từ ngoài con hẻm loáng thoáng đến tai cô. Mấy người hàng xóm vừa theo dõi cảnh sát lục soát tiệm may của ông Sâm vừa suy diễn. Một người bảo đang bố ráp bắt lính. Người khác cãi chắc là truy nã Việt Cộng nằm vùng, rồi khuyên mọi người tốt hơn hết đừng dây vào. Nhóm người háo chuyện nghe vậy giải tán dần, ai về nhà nấy.

Qua những gì nghe được cô bắt đầu hình dung lý do người thanh niên phải trốn trên mái trần. Nhìn lên lỗ thủng, rồi nhìn xuống anh chàng nằm bất động dưới sàn, cô ngẫm ngợi phải làm gì. Việc đầu tiên cô nghĩ ra là tắt néon, bật đèn ngủ đầu giường. Bỗng có tiếng đập cửa. Xét nhà, cô gái nghĩ khi dùng hết sức vực vị khách không mời lên giường.

Mở cửa, cảnh sát đây!

Cô gái phủ tấm chăn, như thể anh chàng đang ngủ, rồi vừa đi ra phía cửa vừa trút bỏ áo xống. Đúng lúc ấy Phan mở mắt, hình ảnh tấm thân trần của cô gái trong ánh sáng đèn ngủ là thứ anh trông thấy đầu tiên khi hồi tỉnh. Cửa mở hé, cô gái cười rúc rích với gã đứng bên ngoài mà anh đoán là một trong những cảnh sát hỗ trợ nhóm đã xông vào tiệm may đại ca Sâm.

Anh hai đừng phá em, cô gái nói giọng Nam bộ, cả tối mới có một khứa.

Bàn tay gã chuồi vào giữa hai đùi non khiến cô nhảy lùi: Đồ quỷ!

Rồi sợ gặp phản ứng, cô rút mấy tờ giấy bạc từ túi áo vừa ném xuống sàn, dúi vào tay gã: Thông cảm em nghen.

Gã cảnh sát xua tay, nhìn qua vai trần cô gái, nhe răng cười với anh chàng đắp chăn nằm chết điếng trên giường: Ê, nhỏ này ngon nhất khu vực đó nghe!

Gã bỏ đi, cô gái đóng cửa, chốt kỹ, rồi vừa đi vừa nhặt đồ. Phan quay mặt vào vách, nhắm mắt.

Đừng giả nai, cô gái vừa cười vừa nói, thấy em hết trơn rồi, mắc nợ à nghen!

Phan nằm im. Cô gái ngồi xuống giường, mông trần chạm lưng Phan khiến anh rùng mình. Cô nhìn lên lỗ thủng khi mặc áo: Thấp tịt chứ không thì bẹp cả hai!

Cài xong hạt nút cuối, cô ngoảnh lại, vỗ lên vai Phan: Ông tướng nhà trời, an toàn rồi, dậy đi!

Phan chưa biết phải làm gì, nằm im. Cô nghiêng người vói tay vào vách bật công tắc đèn néon, ngực chạm lướt má Phan, mềm mại và thoảng mùi nước hoa rẻ tiền.

Ánh điện tràn căn phòng nhỏ. Phan dụi mắt ngồi dậy, bỏ tấm chăn sang một bên, nói khẽ cám ơn trong khi vẫn tránh nhìn vào cô gái.

Cám ơn? Cô bỗng xẵng giọng.

Phan bối rối trước phản ứng bất ngờ: Ý tôi là cám ơn em đã cứu tôi.

Cô châm điếu Salem, rít một hơi: Nếu cho là em vừa làm gì đó giúp anh thì quên đi, đừng nói ơn nghĩa, nên nghĩ tiền đâu sửa cái trần cho chủ nhà trọ.

Vừa gật đầu vừa lắc lư người, Phan đặt hai chân xuống sàn: Xin lỗi, tôi không mang tiền theo, nhưng sẽ trở lại bồi thường những gì gây ra.

Phan đứng lên đi về phía cửa, được vài bước đổ vật xuống sàn, hai tay ôm lấy đầu gối phải, nghiến răng chặn tiếng kêu. Cái đau của vết thương nhất thời bị lấn át bởi tình thế căng thẳng, giờ thì nó trở lại với tất cả cường độ khủng khiếp của nó. Anh đoán đầu gối đã vỡ khi đập vào thành giường cô gái. Cảm giác thất vọng ập đến khi Phan nhận ra vết thương buộc anh phải nằm dưới chân ả giang hồ mồm mép sau hai lần thoát vòng vây cảnh sát như xi-nê. Cũng là ý nghĩ cuối cùng trước khi cơn đau buốt óc đánh mê anh lần nữa.

Phan trở lại cõi sống, thấy mình nằm đắp chăn trên giường, đầu gối phải đau râm ran, nặng trịch. Mùi nước hoa rẻ tiền quanh quất cánh mũi và lỗ thủng trên trần giúp anh nhớ lại những gì đã xảy ra đêm trước, nhớ cả tấm thân trần trắng hồng và tiếng cười khúc khích của cô chủ nhỏ mà lúc này hình như vắng nhà. Trong phòng vẫn đọng bóng tối. Nắng mai xiên qua khe cửa, quét một chùm sáng mảnh sinh động với ty tỷ vi trần bay lượn không ngừng, cho phép Phan quan sát chung quanh. Gian phòng gần như trống trơn nếu không tính cái giường anh nằm và bộ bàn ghế nhựa. Khi ánh sáng mạnh hơn, Phan nhận ra nơi anh tưởng bờ tường chỉ là tấm màn vải dầu xanh nhạt giăng ngang, có lẽ để tạo một không gian kín đáo phía sau.

Phan ngồi dậy, mở chăn xem xét đầu gối bị thương. Anh hết sức ngạc nhiên thấy nó đã được băng bó. Với con mắt dân y khoa anh biết mình đã được chăm sóc bởi một người có nghề. Dùng hai tay nhấc chân bị thương đặt nhẹ xuống sàn, Phan thận trọng đứng lên bằng chân trái, đi cà nhắc ngang qua gian phòng, vào phía sau tấm màn. Anh thấy một tủ áo, một bếp dầu, một chậu rửa và một bồn cầu. Sau khi rửa mặt bằng nước mát, Phan thấy tỉnh táo hơn, quay về giường mát-xa nhè nhẹ đầu gối phải, ngẫm nghĩ sẽ làm gì. Nhưng Phan biết anh chẳng có chọn lựa nào ngoài ở lại đây và chờ. Tiếng mở khóa khiến Phan giật mình.

Cô gái hé cửa đủ lách người vào, chốt lại ngay. Điều đó cho thấy cô hiểu rõ ‘ông tướng’ mắc kẹt ở nhà cô đang đối mặt với nguy hiểm bên ngoài. Cô mỉm cười khi nhận ra Phan đã tỉnh và trông khá hơn.

Đỡ chưa, anh hai?

Cám ơn, đỡ nhiều.

Đã nói là hổng nói cám ơn, nhớ hông?

Nhưng tôi thực sự biết ơn…

Quên đi, được hông?

Cô gái vẻ bất cần nhưng Phan thấy ấm lòng vì nhận ra điều ẩn giấu sau bề ngoài đó của cô.

Ừ, thì không nói cám ơn nữa.

Phan không thể tin mình bị lép vế dễ dàng trước cô gái như vậy và ngạc nhiên là anh gần như không bận tâm cô là gái giang hồ. Thật ra anh chưa tiếp xúc thế giới này. Khuôn mặt dày son phấn, ăn nói dung tục là hình mẫu trong đầu anh về gái bán hoa. Do đó anh bất ngờ với vẻ duyên dáng không son phấn của cô. Và những gì cô đã làm để che giấu anh trước cảnh sát còn quan trọng hơn, khiến anh thấy có thể chia sẻ đôi điều.

Thật lòng anh không muốn làm phiền em thêm. Phan nói và nhận ra mình đã thay đổi cách xưng hô.

Cô gái gật đầu nói em biết, nhưng chớ quá bận tâm.

Đêm qua ai làm thuốc cho anh?

Cô bạn em, y tá. Nhân chuyện thuốc men mới nói, anh là Phan, sinh viên y khoa phải hông?

Anh giật mình.

Đừng ngại, em tên Lai. Giờ thì cả xóm biết anh là ai và làm gì rồi. Tối qua hổng tìm được anh, cảnh sát bắt ông Sâm đưa về ty, sáng nay quay lại dán lệnh truy nã tùm lum. Em đọc, thấy nói anh là Việt Cộng nằm vùng, in cả ảnh anh nữa.

Biết vậy rồi, em tính sao?

Em là gái chứ không phải chỉ điểm.

Giúp anh, em rước họa vào thân. Anh phải rời khỏi đây, càng sớm càng tốt.

Lai lắc đầu: Cảnh sát, mật vụ lảng vảng quanh khu phố, anh bước ra là bị tóm liền đó.

Phan thở dài, nghe rõ cả nỗi thất vọng.

Lai xua bầu không khí nặng nề: Phở nghen, em mua rồi đó, ăn kẻo nguội.

Phan lầm bầm: Không đói.

Lai điệu nghệ vẫy nắp chiếc zippo châm điếu Salem, rít một hơi thật sâu, nhả khói chậm ra vẻ thưởng thức trước khi đặt điếu thuốc vào môi anh: Thư giãn chút đi.

Lần này Phan không nói cám ơn, thật ra là không buồn nói gì hết, lẳng lặng hút thuốc, vẻ như giận dỗi ai.

Anh có thể ở lại đây đến khi cái chân đi được. Lai nói khi quay lưng về phía Phan và dọn bữa sáng, rồi phán đoán: Lúc đó chắc cảnh sát cũng rút rồi.

Phan im lặng, không từ chối cũng không xác nhận sẽ ở lại.

Thời gian đầu ở nhà một mình, Phan thỉnh thoảng bị quấy rầy bởi lời chửi tục của những gã đến tìm Lai nhưng chỉ gặp ổ khóa. Loại khách này thưa dần, hẳn cho rằng Lai chuyển chỗ ở. Phan giết thời gian bằng đọc báo, chăm sóc đầu gối bị thương và ngóng tin tức bên ngoài qua ‘giao liên’. Hy vọng của anh nguội dần. Những địa chỉ anh nhờ Lai tiếp cận, nối liên lạc đã di chuyển hoặc bị bắt. Cho đến một hôm, Lai về nhà với tin nóng: Gặp người của anh rồi!

Ai?

Mây!

Quên cái đầu gối chưa lành hẳn, Phan bật dậy với những câu hỏi dồn dập gặp ở đâu, Mây khỏe không, có nhắn gì không…

Hiểu tâm trạng Phan, cô nói ngay: Chiều nay tạt qua bệnh xá trại tạm giam thăm nhỏ bạn, tình cờ em gặp chị Mây.

Phan không hiểu: Bạn em ở trại giam?

Lai đỏ mặt: Thì nó cũng như em, bị bố ráp…

Nhưng Phan chỉ quan tâm đến Mây, lặp lại những câu hỏi nôn nóng.

Chịu. Lai lắc đầu nói.

Sao vậy?

Chị ấy hôn mê. Em biết chỉ tên Mây là do nhỏ bạn. Nó còn cho biết chỉ là sinh viên, sắp bị đưa ra Côn Đảo. Nghe vậy, em đoán chỉ chính là cô gái anh thường kể em nghe. Nhưng em không thể hỏi cho chắc vì chỉ đang trong tình trạng như vậy, cho đến khi em nghe chỉ lầm bầm trong mê sảng…

Mây nói gì?

Lặp đi lặp lại mỗi một câu: Phan, Phan ơi…

Mặt Phan tái xanh không nói gì thêm.

Đợi Phan lấy lại bình tĩnh, Lai hỏi: Hai người yêu nhau, phải hông?

Phan lắc đầu: Bọn anh là những người đồng chí hướng.

Lai nhìn vào bữa tối cô dọn sẵn cho Phan trước khi đi ra ngoài giờ vẫn còn nguyên: Sao anh chưa ăn?

Chờ em về cùng ăn.

Lai thấy mình bất ngờ nhận được niềm vui khó tả. Cô không thể nhớ từ bao giờ chẳng còn ai chờ cô cùng ăn cơm.

Canh nguội rồi, em hâm lại.

Để anh, đi tắm đi.

Phan chuyển bếp dầu ra giữa phòng, nhường nơi tắm cho Lai sau bức màn. Cô mủi lòng thấy anh nhăn mặt vì đau khi di chuyển. Nhưng cô không dám dành việc với anh lúc này. Lai cũng buồn cười bản thân vì đã ở sau màn vẫn ngượng khi cởi bỏ áo xống. Và sau đó cô dội nước thật khẽ như không muốn anh nghe thấy. Điều đó xảy ra thật thích thú và dẫn cô đến cảm giác tưởng đã khô cạn là khao khát.

Lúc chờ canh sôi lòng Phan cũng sôi bởi tiếng nước róc rách sau màn. Anh như trông thấy từng gáo nước mát ngọt chảy lùa trên tấm thân mũm mĩm trắng hồng của Lai. Tấm thân hiển lộ đêm kinh hoàng ấy sẽ lưu lại lâu dài trong ký ức, anh biết vậy.

Trong bữa cơm, Lai như ngồi đó chỉ để phục vụ Phan mà không nghĩ tới mình. Từ thẳm sâu trong cô hình thành một nỗi niềm xao xuyến khó tả. Nó là cái gì mới mẻ không tên, không hình tượng nhưng rõ ràng đang râm ran khắp người. Có thể nói thứ tình cảm tươi tắn lạ lùng đó vừa hồi sinh trái tim đã chai sạn, vô hiệu hóa lớp vỏ tự vệ trong cuộc mưu sinh tủi nhục không lối thoát của cô. Sự xuất hiện bất ngờ của ‘ông tướng nhà trời mạt lộ’ mang lại cho cô khoảnh khắc êm ả chưa từng hưởng.

Trận mưa nặng hạt ập đến át mọi âm thanh thế giới bên ngoài, làm căn phòng nhỏ tăng phần riêng biệt ấm cúng. Sau bữa cơm, Phan trải chiếu xuống sàn, ngồi tựa lưng vào vách, châm thuốc hút.

Mưa, sàn nhà ẩm, tối nay lên giường mà ngủ. Lai nói trổng khi quay lưng về phía Phan, làm như bận rộn rửa chén.

Phan đáp có chiếc chiếu là quý rồi, còn hơn sàn xà-lim.

Hiểu Phan mải nghĩ đến Mây, Lai giữ yên lặng suốt phần còn lại của buổi tối. Từ trên giường Lai kín đáo nhìn xuống Phan trong ánh đèn ngủ tù mù, rồi ngước lên chân dung Đức Mẹ Đồng Trinh treo trên tường, thầm khấn: Con tri ân món quà Người mang đến đời con. Lai không biết điều gì sẽ đến sau những bất ngờ vừa xảy ra, nhưng cô biết nước mắt đang lặng lẽ ứa là nước mắt hạnh phúc.

Một tuần nữa trôi qua. Phan rời mắt khỏi tờ nhật báo. Lai đang trang điểm trước gương. Anh nhìn cô từ phía sau hồi lâu mới lên tiếng, một câu hỏi trổng, lại đi à?

Dạ. Lai đáp gọn vẫn không giấu được giọng khác thường và tiếp tục nhìn vào gương.

Mưa mà.

Dạ.

Phan đặt hẳn tờ báo xuống, lên giọng: Đi đâu mà đi cả mấy đêm liền?

Công chuyện.

Chuyện gì?

Lai đặt ống son xuống bàn, hơi chồm người về phía gương, như muốn nhìn rõ chi tiết nào đó trên mặt: Em chưa bao giờ hỏi công chuyện của anh, phải hông?

Phan nhận ra thái độ của mình thật ngớ ngẩn và ngạc nhiên sao lại có thể gay gắt như vậy.

Tại anh thấy trời mưa.

Không đôi co thêm, Lai dặn: Em đi rồi, anh nhớ tắt hết đèn nghen.

Tiếng mưa từ bên ngoài ùa vào nghe nặng hơn khi Lai mở hé cửa, đứng tần ngần nhìn ra. Phan định nói điều gì nhưng cô đã lách ra ngoài, đóng vội cửa và khóa ngoài như thường lệ. Phan ghé mắt nhìn qua khe cửa: Lai bật dù, rời mái hiên hẹp, bước lầm lũi vào màn mưa xối xả, mấy chốc hòa cùng bóng đêm.

Phan trở lại chiếc chiếu trên sàn nhà lạnh lẽo. Tiếng mưa giờ như vẳng đến từ nơi xa xôi. Châm thuốc, anh rít một hơi dài giận dỗi, không biết giận ai. Có lẽ là bất mãn với bản thân, với sự vắng mặt của Lai, với dầm dề mưa móc. Chợt nhớ lời dặn, anh vói tay tắt đèn.

Âm thanh chìa khóa tra vào ổ từ bên ngoài khiến Phan ngẫm ngợi: tối nay Lai về nhà sớm hơn nhiều so với mấy đêm trước. Lai lách vào, chốt cửa. Đóm thuốc lá rực lên trong bóng tối báo cô biết Phan còn thức. Bật đèn ngủ, cô đến cạnh Phan, nắm tay anh kéo mạnh, giọng căng thẳng: Dậy!

Phan miễn cưỡng làm theo trong khi Lai cuốn chiếu, chuồi dưới gầm giường. Không hề báo trước, cô đẩy anh ra sau bức màn, ém vào góc hẹp giữa tủ áo và bờ vách, năn nỉ: Ngồi yên nghe anh!

Sực nhớ, Lai giật điếu thuốc đang hút dở trên môi Phan ném xuống sàn, dí mũi giày dập tắt. Không hay rồi, Phan nghĩ thầm khi nhìn Lai lo lắng tất bật chuẩn bị cho một điều gì không bình thường. Bên ngoài có tiếng honda dừng lại, tắt máy, sau đó là gõ cửa. Lai đặt ngón tay lên môi ra hiệu Phan im lặng, rồi khoác màn bước ra, mở cửa. Một gã đàn ông bước vào, cái bóng dềnh dàng đổ xiên lên bức màn như đứng ngay trước mặt Phan.

Trên ‘màn ảnh’, anh thấy hắn giang tay ôm Lai từ phía sau khi cô lom khom chốt cửa. Anh nghe cô phản ứng bằng giọng nước đôi, vừa thân thiện vừa miễn cưỡng. Tuy nhiên cô đã xoay người, nhón chân chủ động hôn hắn. Chẳng phí thời gian, áo xống hai người bắt đầu vất vãi xuống sàn. Hắn bế Lai ngang qua gian phòng hẹp, ném cô xuống giường, phủ lên. Lai vói tay tắt đèn, mọi thứ vụt chìm vào bóng tối. Chỉ còn nghe tiếng cọt kẹt gấp gáp của giường sắt bắt nhịp động tác háo hức của hắn.

Đau em! Lai gắt.

Gã đàn ông không gượng nhẹ, cười tục tĩu: Tại em làm anh phát điên.

Lai chuyển giọng năn nỉ: Từ từ thôi.

Phan nghe tiếng thở hổn hển của Lai, rồi sau đó dần lắng, chỉ còn là tiếng nấc cam chịu. Trận mưa giông quay lại mãnh liệt hơn, như trăm triệu ngọn roi quật không thương tiếc xuống mái tôn, át hết mọi âm thanh chết tiệt trong phòng. Nhưng chẳng trận mưa nào có thể át được tiếng kêu cay đắng phát ra từ bên trong con người.

Lai chưa bao giờ tắm lâu như vậy. Kỳ cọ tẩn mẩn quá mức so với ngày thường. Cô muốn kéo dài thời gian lẩn tránh cái nhìn của Phan sau những gì vừa diễn ra. Cuối cùng Lai cũng rời nơi ‘trú ẩn’. Vén màn bước ra, thấy Phan đang mặc áo, cô hỏi trổng: Đi à?

Ờ, phải đi rồi.

Vừa bật lửa đốt điếu Salem Lai vừa bước đến bên Phan. Cô rít một hơi thật sâu, nhả khói từ tốn trước khi đặt điếu thuốc vào môi Phan. Chăm chú nhìn anh hút thuốc rồi như hững hờ cô nói: Giờ đã nửa đêm, anh biết rồi đó.

Nhìn khói thuốc uể oải bay lên, chui qua lỗ thủng trên trần, biến mất, Phan gật gù nói giọng triết gia: Bóng tối là thứ tốt nhất dành cho kẻ chạy trốn.

Lai không dễ bỏ cuộc: Đi đâu giờ? Em vẫn chưa liên lạc được với người của anh.

Không cần! Phan đáp giọng giận dỗi, dậm tắt điếu thuốc hút dở, bước vào sau màn với ý định lấy chiếc quần jeans máng trong tủ.

Khinh em phải hông? Lai lên tiếng từ phía bên kia bức màn.

Phan không trả lời, điều vừa trông thấy khi mở tủ khiến anh lặng người: lòng tủ gần như trống không, những bộ áo đẹp và những đôi giày có giá của Lai đã biến mất. Phan đoán cô phải bán các thứ để trang trải từ bữa ăn, thuốc men cho anh đến các chuyến ‘giao liên’ theo yêu cầu của anh. Bởi từ ngày anh ở đây, Lai không hành nghề, không có đồng vào, cho đến cách đây ba hôm cô phải đội mưa đứng đường.

Ghét em rồi, phải hông? Lai lại hỏi, giọng bây giờ run run.

Phan vén màn đi về phía Lai, muốn xác nhận điều phỏng đoán. Nhưng trước khi anh lên tiếng, Lai rút thứ gì đó từ trong túi xách, đặt vào tay anh: Nhớ từ bữa nay tên Thiên đó nghen.

Phan ngỡ ngàng nhìn thẻ căn cước mới tinh trong tay, trên đó dán ảnh chân dung của anh, còn tên thì Nguyễn Thiên.

Ảnh đâu vậy?

Lấy đồ đi giặt, ví rơi ra, thấy trỏng có ảnh.

Ai làm căn cước này?

Thì hồi nãy đó, trưởng phòng tư pháp quận.

Trả hắn hết bao nhiêu?

Hắn chỉ thích đổi chác vậy đó…

Phan ném thẻ căn cước vào góc phòng, quay lưng: Ai thèm xài thứ chết tiệt này chứ?

Cả hai cứ đứng lặng hồi lâu, cho đến khi Phan quay lại, giọng dịu hơn: Áo quần, giày, bán hết rồi phải không?

Lai khẽ gật đầu, lau nước mắt, bước vào góc phòng nhặt thẻ căn cước, trở lại đút vào túi áo Phan.

Đừng phụ công em. Cô thì thầm hơn là nói.

Phan giang tay ôm chầm lấy cô, áp mặt xuống tóc cô: Anh xin lỗi.

Lai mềm yếu nép mình trong vòng tay Phan, hồi lâu mới ngước lên: Đừng khinh em là được rồi.

Phan đáp lại bằng nụ hôn lên môi còn mặn nước mắt của Lai. Từ lâu đã dửng dưng trước va chạm đàn ông vậy mà lúc này Lai run rẩy đón nhận. Nhưng cùng lúc cô thấy sợ, thấy mình như con ốc vừa mạo hiểm chui ra khỏi lớp vỏ bảo vệ lâu nay và thấy cần thu mình trở lại để không bị tổn thương. Chủ động rời khỏi Phan, Lai nói lảng: Ăn tối đi anh, đói rồi.

Ừ.

Trong bữa cơm, Phan hỏi: Tại sao Nguyễn Thiên?

Lai cười: Em bảo anh hai tao cần căn cước mới để trốn quân dịch. Hắn hỏi tên gì? Quýnh quá trời, có bao giờ hỏi anh muốn tên gì để dùng vào trường hợp như vầy đâu. Nhưng phải nghĩ thật nhanh kẻo hắn sinh nghi. Rồi một cái tên vụt nhảy ra: Thiên, là trời... Anh là người trên trời xuống mà, phải hông?

Cả hai cười muốn sặc.

Trong ánh đèn ngủ tù mù, Lai nằm trên giường, kín đáo nhìn ngắm người đàn ông trẻ ngủ trên sàn nhà và cách cô chưa tới một sải tay. Cô mỉm cười nhớ nụ hôn ban nãy, rồi ngước lên chân dung Đức Mẹ Đồng Trinh: Con tri ân Người giữ chàng lại với con, dẫu một đêm.

Sáng hôm sau, Lai tiếp tục làm ‘giao liên’ và may mắn gặp được người của tổ chức. Ngay trong ngày, giao liên thứ thiệt đến đưa Phan lên cứ. Để tiện vượt qua các trạm gác, Lai và Phan đóng vai đôi vợ chồng trẻ về quê ăn giỗ.

Ra ngoại thành, ba người lên một xuồng tam bản bố trí sẵn, ngược sông Thu vào cứ. Âm thanh vè vè của máy bay thám thính L-19 lượn trên đầu khiến Phan và Lai căng thẳng, trong khi cô giao liên coi như chuyện thường ngày, khéo léo tấp xuồng vào bờ, giấu mình dưới tán cây nhô nghiêng ra mặt sông. Vài phút sau, máy bay nhỏ dần rồi mất hút, trả lại yên tĩnh vùng thượng nguồn vắng vẻ. Lai nhìn quanh, nói phong cảnh ở đây khác hẳn đồng bằng sông Cửu Long và hỏi Phan: Anh đến Năm Căn chưa?

Phan mỉm cười: Cái huyện xa tít cuối cùng nước mình? Sao anh phải lặn lội tới đó khi đang ở bên Năm Căn?

Lai đấm vào vai anh, nhắc lại câu hỏi.

Chưa, nhưng anh đã đọc một đoản văn hay viết về Năm Căn, giờ vẫn nhớ đoạn mở đầu.

Đọc em nghe.

Ừ, tác giả ca ngợi một loài cây tiêu biểu vùng đất cuối Việt.

Cây mắm, phải hông?

Phan gật đầu, hắng giọng: Những cánh rừng mắm Năm Căn gây ấn tượng mạnh mẽ trong tôi. Tôi tin rằng loài cây này đã đóng một vai trò vô cùng đáng giá trong lịch sử hàng nghìn năm mở cõi của đất nước. Từ thuở hồng hoang cây mắm đã níu giữ phù sa từ Cửu Long chín nhánh để ngày đêm không ngừng tô bồi, mở rộng mũi đất phương nam tận cùng Tổ quốc…

Hai người phụ nữ lắng nghe, lòng tràn ngập cảm xúc.

Nhà văn nào vậy anh? Cô giao liên lên tiếng.

Không nhớ được.

Lai nhìn Phan bằng ánh mắt thán phục: Em chưa từng nghe điều gì đẹp đẽ như vậy về cây mắm quê em.

Và cũng vào lúc đó Lai nhận ra dẫu cô và Phan đang bên nhau nhưng vẫn có một đường ranh vô hình giữa hai người. Cô không thể giải thích rạch ròi cảm giác không mong đợi đó, và cũng không dám.

Cuối ngày, cô giao liên bố trí Phan và Lai nghỉ ở một trạm sát bìa rừng và bên bờ sông Thu trước khi cô tiếp tục đi vào bản doanh căn cứ, sắp xếp cuộc gặp giữa Phan và ông Hoành.

Hoàng hôn buông xuống cánh rừng. Muôn nghìn tia nắng xuyên qua tán lá, đậu vàng một vùng bến nước. Phan ngồi trên tảng đá lớn, hút thuốc và trông chừng Lai đang bơi ngoài sông. Cô dừng lại vẫy tay ra dấu muốn anh tắm cùng. Búng điếu thuốc hút dở, anh trượt xuống tảng đá, bơi về phía cô. Hai người nhìn vào mắt một lúc rồi ôm ghì lấy, vùi mặt vào nhau.

Đầu nguồn đang rửa sạch em, phải hông?

Ừ, giờ em một Lai khác.

Yêu em đi.

Đó là lần đầu tiên hai người nhập vào nhau và vào dòng sông.

Nửa đêm, ông Hoành gặp Phan ở trạm, rồi lập tức đưa anh đến một đơn vị ẩn sâu trong rừng. Cô giao liên cùng Lai quay về thành phố. Cuộc chia ly diễn ra chóng vánh trên bến nước, dưới ánh trăng, với lời hẹn gặp lại.

Biết lời hẹn trong chiến tranh là mong manh, nhưng về thành, mình đi tìm Lai ngay.

Phan vừa kết câu chuyện, Thanh đã trách: Vậy mà tối nay anh không đưa Lai đến chung vui với cả bọn.

Giọng Phan trầm buồn: Đó mới là ‘vấn đề’ của mình. Mình đến nhà trọ, nhưng Lai không còn ở đó, chẳng ai biết đi đâu.

Có thể về quê Năm Căn? Quang đoán.

Kha lắc đầu: Chắc còn đâu đó trong thành phố.

Thanh chen vào: Em cũng nghĩ vậy, Lai đang chờ, anh Phan phải tiếp tục tìm cô ấy.

Phan gật đầu, dẫu trong lòng không chắc chi tìm được Lai.

Quang xua bầu khí đang chùng xuống, đùa với Phan: Được rồi, tụi tao chờ uống rượu cưới của mày!

Long thúc cùi chỏ vào hông Quang: Chắc uống rượu cưới của mày trước, trông mày và Thanh háo hức quá!

Ai cũng phì cười, kể cả Thanh. Vừa lúc Sơn và Mây bước vào, mọi người vỗ tay chào đón. Mây lên tiếng: Em xin lỗi, phải chờ bác sĩ cho phép mới đi được.

Trông em khá hơn nhiều. Phan nhận xét với giọng đã vui trở lại, rồi quay sang bắt chặt tay Sơn và nói muốn biết tình hình gia đình Sơn bên Mỹ.

Cám ơn, cũng ổn cả. Sơn đáp chung chung.

Khi buổi gặp mặt đến hồi kết thúc, Mây bước lại gần Phan với cái nhìn khang khác: Tối nay anh rảnh không?

Có việc gì hả Mây?

Một người nhờ em sắp xếp để gặp anh.

Ai?

Lai.

Mọi người ngừng hết việc đang làm khi nghe cái tên. Gian phòng im phăng phắc rồi bùng vỡ tiếng reo và vỗ tay.

Quang dõng dạc: Nghe đây, chưa ai được về, phải mở một chai mới mừng điều kỳ diệu đã xảy ra!

Lai khóc nức nở trong vòng tay Phan. Nước mắt của hạnh phúc và cả của tủi thân. Phan chỉ lặng lẽ hôn lên môi cô, nếm vị mặn nước mắt. Những lời tưởng sẽ nói với Lai giờ thấy hoa mỹ quá. Cuối cùng Lai cũng kiềm chế được xúc động, rời khỏi Phan, ngồi xuống bên cạnh. Hai người ngượng ngập sau chừng ấy năm.

Phòng này hẹp nhưng xinh. Phan nhìn quanh, vu vơ nói.

Dạ, bệnh viện cấp cho em.

Vậy là anh không phải lo chuyện sửa cái trần thủng rồi.

Lời nói đùa liên quan đến kỷ niệm giữa hai người đã cải thiện bầu khí đoàn tụ và giúp Lai lấy lại tự tin. Cô nắm tay anh thủ thỉ: Còn nhớ lần đầu tiên tụi mình gần nhau giữa sông hông?

Phan gật đầu.

Sau đó em có thai, nhưng hổng giữ được, phải vào viện. Khi đã khỏe, có bà bác sĩ tốt bụng xin cho em một chân y công. Dù việc chân tay, em nghĩ anh sẽ vui khi em thay đổi...

Phan lại gật đầu: Anh đã không ở bên em khi em cần anh nhất.

Hổng phải lỗi anh…

Anh đã tìm em trong ngày trở về thành.

Thật trời xui đất khiến để em gặp anh trong bệnh viện.

Sao lúc đó em không đến với anh ngay?

Anh đang ở bên chị Mây.

Anh và Mây là anh em, là đồng đội.

Chị Mây cũng nói vậy, em mới dám nhờ chị thu xếp cho em gặp anh. Anh biết hông, em mất hết tự tin khi gặp lại anh. Trước đây anh cần em, giờ…

Lai, lúc nào anh cũng cần em…

Phan nhận ra là anh đang nói theo những nguyên tắc không thể phá bỏ, trong khi trong đầu anh nhảy múa câu hỏi: ‘Vấn đề’ của mày được đặt ra từ tình yêu hay từ một lời hứa trên thượng nguồn sông Thu năm nào?

Đại ca Sâm ngồi đối diện Phan ở bộ xa-lông nhỏ dành tiếp khách thân quen và cũng là bàn ăn của vợ chồng ông. Phan mừng thấy ông khá hơn nhiều so với hồi ra khỏi chuồng cọp Côn Đảo. Chị Sâm nói vọng lên từ nhà bếp, rằng món nhậu sắp xong. Ông Sâm cám ơn bằng giọng âu yếm rồi quay sang Phan: Chị chú nấu nướng số dách!

Phan chia sẻ bằng nụ cười lơ đãng. Tâm trí anh đang rối. Không còn mấy thân thích, Phan coi đại ca Sâm như ông anh, chính vì thế, anh thấy khó mở lời việc anh cưới Lai. Phan biết quyết định của anh sẽ gây sốc vợ chồng ông Sâm và cả nhóm Sao Mai. Mọi người đinh ninh anh cưới Mây.

Không nhận ra vẻ bối rối trên mặt thằng em, ông Sâm tiếp tục ca ngợi vợ.

Hình như anh chưa kể em giai đoạn chị đơn thân độc mã cứu anh thoát khỏi thần chết. Ông nói.

Chuyện của ông Sâm dọn đường cho Phan vào chuyện của anh, mà anh chưa biết bắt đầu bằng cách nào.

Anh biết không, em cũng được cứu mạng bởi một cô gái.

Cô nào? Ông Sâm mắc bẫy, ngồi thẳng người nôn nóng nghe.

Phan kể Lai bất chấp nguy hiểm giúp anh trốn cảnh sát Sài Gòn thế nào, làm ‘giao liên’ và đưa anh lên cứ ra sao. Rồi nhìn ông Sâm bằng ánh mắt cầu may, anh chốt lại: Vậy đó, em nghĩ Lai sẽ là em dâu của... anh chị.

Ông Sâm trợn mắt: Đừng giỡn ba chuyện đó nghe cha nội!

Dạ, hôn nhân đại sự, em đâu dám đùa hả anh.

Vậy là chú quyết?

Dạ.

Sau một hồi ngẫm ngợi, ông Sâm thở dài: Từ ngày anh em mình kết nhau, trong mắt anh chú là người thận trọng nhất nhóm. Anh tin là chú đã nghĩ kỹ trước khi đi đến chuyện cưới hỏi cô gì đó. Nhưng còn người khác thì sao đây? Anh tin là chị sẽ không đồng ý.

Như dấu chấm câu cho lời nói của ông Sâm, một tiếng ho khẽ phát ra từ cửa thông nhà bếp lên phòng ăn. Hai người ngoảnh lại, chị Sâm đã đứng đó với đĩa cánh gà chiên mắm nóng hổi trên tay. Và Phan nhận ra vẻ thất vọng trên gương mặt phúc hậu vốn không quen giấu cảm xúc của chị.

Xin lỗi, tui không cố tình hóng chuyện cô gái nào đó à nghe. Chị Sâm nói.

Phan kiên nhẫn: Dạ cô ấy tên Lai.

Vậy Mây thì sao?

Tụi em là anh em.

Chị Sâm hơi cao giọng: Nhớ là chị có quyền khuyên chú việc hôn nhân. Nghe thoáng chuyện ngày trước, chị thấy chú không quên ơn nghĩa người ta là đúng, còn cưới thì sai trăm phần trăm!

Nhưng Lai đã cứu em mà chị? Phan nói như van xin.

Chị Sâm lắc đầu: Hai mươi năm chiến tranh, bao nhiêu là ơn nghĩa cứu mạng giữa đàn bà đàn ông, chẳng lẽ giờ phải cưới nhau hết sao?

Giọng chị càng lúc càng mỉa mai khó nghe nhưng Phan tiếp tục thuyết phục: Với anh chị em không giấu, thực ra tụi em đã có quan hệ với nhau trước khi em nhảy núi.

Thở dài chán ngán cho đứa em dại dột, chị Sâm không ngại chạm đến điều kiêng kỵ nhất: Trời đất, nghe chú nói cứ như thể cô gì đó là một tiểu thư trinh trắng…

Thôi! Đại ca Sâm đập tay lên bàn đánh rầm. Không ai nói thêm lời nào và chìm vào bầu không khí ngột ngạt. Cuối cùng chị Sâm xuống nước với ông chồng mới ốm dậy: Em xin lỗi mình, chẳng qua em không muốn thấy đứa em kết nghĩa của mình nhảy vào bể khổ.

Nói rồi chị đặt đĩa thức nhắm lên bàn nghe cái cạch, te tái trở xuống bếp.

Phan thở dài: Lỗi tại em, biết thế này em chẳng dám mở lời.

Ông Sâm lắc đầu: Không ai lỗi gì hết. Dừng lại một lát ông tiếp giọng triết lý: Đời vậy đó!

Kha đứng lên: Em có chuyện phải đi rồi.

Ngồi xuống làm một ly với anh, chuyện đâu còn đó.

Không thể anh à, em phải đi.

Phan không quên chào vói chị Sâm dưới bếp nhưng chị vờ không nghe. Anh lắc đầu buồn bã bước ra cửa. Tiếng bước chân của Phan vừa khuất thì từ dưới bếp tiếng khóc của chị Sâm bật lên, càng lúc càng to.

Đại ca Sâm ngồi vòng hai tay trước ngực, nhìn đĩa cánh gà chiên mắm không còn bốc hơi, buột miệng: Đ.m, đời vậy đó!

*

Kha thức giấc. Sau một lúc chờ dứt hẳn trạng thái ngái ngủ anh mới nhớ được mình đang ở đâu: một trường trung học cấp ba vùng trung du Quảng Nam. Dù nhận ra mình không còn hợp với môi trường dạy học mới nhưng Kha không từ bỏ. Nói rõ hơn là không dám quay lưng với tem phiếu thực phẩm và các tiện ích mà ‘người nhà nước’ mới có.

Nhìn đồng hồ dạ quang, Kha thấy mình dậy sớm. 3 giờ sáng. Mùa đông ở đây khắc nghiệt hơn anh tưởng. Co người trong chăn, Kha hình dung gió như bầy rắn trơn nhớt phát ra âm thanh rờn rợn khi luồn qua khe cửa lớn, trườn vun vút trên mặt đất. Còn tất tật cánh cửa sổ của lớp học nơi anh làm chỗ tạm trú đã bị dân tản cư trong trận đánh cuối cùng năm bảy lăm tháo ra làm củi chụm hết.

Phần đông giáo viên của trường đến từ Đà Nẵng và Hội An. Họ được bố trí ‘xen cư’ trong nhà dân từ thứ hai đến thứ sáu, và cuối tuần về thăm nhà. Trong khi đó Kha và vài giáo viên có lựa chọn khác: bám lấy những lớp học bị hư hại chờ sửa chữa. Sống như thế chẳng tiện nghi chút nào nhưng bù lại được cảm giác riêng tư trong sinh hoạt, thứ mà típ người như họ đặc biệt cần đến. Nghe nói chính quyền địa phương đã có kế hoạch xây nhà ở tập thể cho giáo viên. Tuy nhiên, như hầu hết các dự án tái thiết khác, ngôi nhà ấy vẫn nằm đâu đó trong chồng hồ sơ chờ ký duyệt hoặc chờ rót vốn. Và thầy giáo Kha đêm nay vẫn nằm co người trong chăn trốn gió lạnh thổi thốc từ cánh đồng mênh mông.

Cố ngủ lại nhưng trằn trọc mãi, Kha thò đầu khỏi chăn, nhìn ra cửa sổ. Mảnh trăng non vàng chanh lơ lửng trông như con mắt bí ẩn nhìn soi mói vào anh. Kha thấy tâm đắc từ ‘soi mói’. Cuộc sống tập thể thường mang lại cảm giác không thoải mái cho anh. Làn ranh phân biệt giữa ‘cảnh giác’ và xâm phạm đời tư sao quá mong manh, tạo nên bầu không khí soi mói giữa những người sống và làm việc bên nhau trong trường.

Dòng nghĩ của Kha bị gián đoạn bởi tiếng động phát ra trong bóng tối. Huy, giáo viên dạy toán, vừa trở mình trên chiếc giường tre ọp ẹp. Khác với Kha, Huy mạnh mẽ tự tin, nhưng hai người lại có nhiều chuyện chung để tán gẫu. Họ thường chia sẻ hồi ức tuổi thơ ở Huế, nhớ những phim Âu Mỹ xem trước bảy lăm. Họ bình phẩm tiểu thuyết xuất bản ở Hà Nội, và gặp nhau ở cách đánh giá, rằng mới đọc một hai cuốn thấy lạ, sau đọc nhiều thấy từa tựa nhau.

Lại trở mình, rồi Huy ngồi hẳn dậy, nhìn sang giường bên, nhận ra Kha đã thức trước đó dù vẫn nằm nhắm mắt. Bước đến gần, Huy giật tung tấm chăn của Kha bằng một động tác nhanh gọn.

Khùng hả? Kha gắt và co quắp chống lại cái lạnh vừa chụp lấy anh.

Huy lên giọng triết gia: Bạn ơi, không ngủ được thì hãy đối mặt với bóng tối.

Trả lại cái chăn, chết cóng đây này! Kha năn nỉ.

Thấy Kha run thật sự, Huy ném trả chăn, ngồi xuống mép giường. Kha vội trùm kín chăn từ đầu tới chân. Lát sau, một đóm lửa nhỏ xòe sáng trong bóng tối và tắt ngay. Rồi mùi thơm khói thuốc lá thoang thoảng. Dù cuốn cả người trong chăn Kha vẫn nhận ra hương vị loại thuốc lá anh ghiền, hỏi bằng giọng nghèn nghẹt đầy ngạc nhiên: Marlboro?

Ừ. Huy hững hờ đáp trong khi thư thả nhả khói thuốc. Thuốc lá ngoại cỡ Marlboro là điều không tưởng lúc này, Kha ló đầu khỏi chăn kiểm chứng: Trời, Marlboro thiệt ta, moi đâu ra vậy?

Bí mật! Huy nhếch mép ngạo nghễ, ném bao thuốc đã nhàu nhĩ cho Kha, trong đó còn đúng một điếu. Những ngón tay Kha se nhè nhẹ điếu thuốc, đưa lên mũi hít thật sâu trước khi đánh diêm. Sau mấy hơi khói đã thèm, anh trở lại câu hỏi: Ở đâu cậu kiếm ra thứ này?

Kha tò mò không phải không có lý, bởi sau bảy lăm, những nhãn thuốc lá ngoại quen thuộc như Marlboro, 555, Dunhill… đồng loạt biến mất. Dân miền Nam đành hút thuốc lá sản xuất trong nước, không được thơm ngon cũng chưa có đầu lọc. Lần đầu nhận tem phiếu, Kha tìm hiểu ngay loại ‘D’ như anh thì mỗi tháng được mấy gói thuốc giá bao cấp? Năm. Như vậy phải mua thêm khoảng hai mươi gói giá chợ đen. Cửa hàng quốc doanh chỉ bán những gì được phân phối, nên thỉnh thoảng Kha mua năm gói thuốc lá tiêu chuẩn mà đến ba nhãn hiệu, chẳng hạn Vàm Cỏ, Điện Biên, Sa Pa, hoặc hơn thế nữa.

Trước bảy lăm ở miền Nam thường hút độc một nhãn thuốc lá hợp gu, và chỉ cần hút một điếu khác nhãn lập tức ho sặc sụa. Còn lúc này, lạ làm sao là chẳng thấy ai ho hen khi hút bất cứ nhãn nào có được. Một triết gia phương Tây nói rất đúng: con người là sinh vật rất giỏi thích nghi hoàn cảnh. Nhưng trong những ngày tem phiếu đó ai có thể ngờ chừng mười năm sau sản phẩm của các nhà máy thuốc lá quốc doanh dần dần biến khỏi đời sống, trong khi cùng nhiều mặt hàng thời thượng khác, tất tật các nhãn thuốc lá nổi tiếng của phương Tây quay trở lại, tràn vào thị trường Việt Nam.

Thay đổi ngoạn mục của kinh tế đã kéo theo đổi thay trong nếp sống. Người ta lại chọn ‘gu’ thuốc lá, lại bày đặt ho khi hút thuốc khác nhãn. Đã thế, nhiều dân ghiền còn bỏ cả thuốc lá. Có vẻ họ muốn sống lâu hơn để hưởng sự sung túc mà họ mới giành được.

Giờ trở lại với những điếu Marlboro thời buổi khó khăn.

Kha đánh que diêm thứ hai, thắp cây đèn dầu. Nhưng Huy thổi tắt ngay và nói chẳng nên phí dầu hỏa quý giá như vậy, rồi đút tay vào túi móc ra một bao Marlboro, đưa ngang trước mũi Kha: Mới nguyên.

Kha buột miệng: Trời!

Huy cất lại bao thuốc vào túi: Đến đâu đó hút cho ngon.

Chỗ nào?

Cầu Gãy.

Giỡn hả? Giờ là mấy giờ biết không? Chưa tới bốn giờ sáng, ra ngoài đó để chết cóng chớ hút hít gì?

Vậy mới thú, đứng lên, đi! Huy giục trong khi choàng thêm áo da, rồi dợm bước như thể sẵn sàng đến Cầu Gãy thưởng thức thuốc lá mà không cần có Kha.

Chẳng thể cưỡng được sức quyến rũ của gói Marlboro, Kha nhảy xuống giường, vừa mặc áo khoác vừa theo sát lưng Huy. May bên ngoài gió đã dịu. Hai anh giáo lặng lẽ ra hướng bờ sông. Sau chừng mười phút đi bộ, cây cầu hiện ra lờ mờ từ xa, rồi mỗi lúc một rõ. Gọi Cầu Gãy đơn giản vì nó bị máy bay đánh bom gãy sập từ thời chiến tranh Đông Dương, và nó bị rơi vào quên lãng khi một cây cầu mới được xây cách đó vài trăm mét. Những gì còn lại của Cầu Gãy là một mố bê-tông đen sì và một nửa vài cầu trông giống cánh tay cụt vói lên trời. Huy từng nói với Kha là anh ta thỉnh thoảng đến Cầu Gãy một mình để ngẫm ngợi.

Kha ngồi xuống bên Huy, ngay trên mép gãy của vài cầu, thõng hai chân xuống mặt sông dưới xa, rồi ngước nhìn bầu trời mênh mông, cảm giác đang lơ lửng giữa không trung.

Tuyệt! Kha thốt lên trong khoảnh khắc hưng phấn.

Huy đặt mũ lưỡi trai giữa anh và Kha và trên thảm rêu mịn ẩm phủ kín bề mặt bê-tông cây cầu, rồi đặt bao Marlboro lên trên sau khi rút ra hai điếu cho hai người.

Thùy, bà xã mình biết cậu đó. Huy bỗng nói sau hơi thuốc đầu tiên.

Kha ngạc nhiên: Mình chưa gặp cô ấy mà?

Ý mình là Thùy đã đọc truyện của cậu đăng trước bảy lăm.

Vậy à? Kha không giấu được giọng thích thú.

Thùy học văn như cậu.

Giáo viên?

Không, biên tập viên ở chi nhánh một nhà xuất bản ngoài Hà Nội.

Học trong miền Nam, vô được nhà xuất bản là hiếm đó.

Nhờ ông chú Thùy làm to ngoài Bộ Văn hóa.

Lát sau Huy tiếp: Mình dân toán nhưng thích văn học. Đôi khi vợ chồng mình dành thời gian chuyện trò về một cuốn sách cùng đọc. Hiện mình đang đọc ‘Chiến tranh và hòa bình’ của Lev Tolstoy. Chắc cậu đọc rồi.

Kha gật đầu: Ừ, kinh điển mà.

Cậu thích chương nào nhất?

Andrey gặp Natasha.

Huy bật cười. Kha bị tổn thương: Có gì buồn cười?

Vì thấy cậu và bà xã mình cùng một giuộc, chỉ mê chuyện lãng mạn.

Thay vì tranh cãi, Kha truy ngược: Còn cậu thích chương nào?

Pierre Bezukhov gia nhập tổ chức bí mật. Huy đáp không đắn đo khiến Kha ngạc nhiên.

Nhận ra phản ứng, Huy lại cười: Đùa thôi. Văn chương phải đồng nghĩa với tự do cá nhân. Mình lôi cậu ra đây không phải để tranh luận văn chương, cũng không để hút suông Marlboro, mà muốn hỏi cậu một khái niệm cũ.

Gì vậy?

Đạo hiếu.

Kha tự hỏi anh chàng này thật ra muốn gì? Bởi đạo hiếu là một nguyên tắc đạo đức phổ thông. Nghĩ vậy, Kha đưa ra ý kiến của mình chứ không hẳn giải thích: Đó là đạo lý truyền thống về bổn phận của con cái đối với cha mẹ, nhưng tùy vào hoàn cảnh cá nhân hay xã hội cụ thể mà thể hiện.

Đúng! Huy gật đầu nói rồi im lặng ngẫm ngợi.

Kha cũng vừa phì phèo thuốc lá vừa chiêm nghiệm cuộc chuyển giao từ tốn giữa đêm và ngày. Huy bất ngờ chia sẻ: Ba mình đau nặng, các bác sĩ sợ không qua nổi.

Kha vội quay sang: Ông cụ đang ở đâu?

Huế.

Cậu nên có mặt bên ông cụ.

Huy đáp giọng không bình thường: Như cậu đã nói, chữ hiếu nên theo hoàn cảnh, vậy mình sẽ thế nào đây: túc trực bên người cha hấp hối hay ở một nơi khác thực hiện điều ông cụ muốn nhưng bất lực?

Kha nhận ra Huy đang có gì ẩn khuất, nhưng cũng hiểu được nguyên nhân Huy đắn đo cách thể hiện đạo hiếu. Điều đó khiến anh cảm động, thấy cần chia sẻ với người bạn đồng hương, sống cùng phòng nơi xa lạ này.

Nếu tâm nguyện của ông cụ chưa thành thì mình nghĩ lựa chọn thứ hai có lẽ đúng hơn.

Cám ơn cậu nói trúng tâm trạng mình, giúp mình dứt khoát khi quyết định.

Mình có thể biết tâm nguyện của ông cụ và giờ là của cậu?

Đã có lúc mình tìm cách nói với cậu, giờ thì e là không bao giờ.

Tại sao?

Huy vỗ nhẹ vào lưng Kha, xa xôi: Tại Andrey và Natasha, tại cậu chỉ là một gã lãng mạn dễ mến.

Hai tháng sau Huy bị bắt vì tham gia một tổ chức phản cách mạng. Công an liên tiếp triệu tập Kha lên sở ‘phục vụ điều tra’. Anh phải viết đi viết lại lời khai về thực chất quan hệ giữa hai người. Cuối cùng cũng được yên. Tuy vậy, cuối mùa hè năm đó Kha không quay lại nhiệm sở.

*

Khách mời vắng đến sốt ruột. Nếu không tính nhóm bạn thân của chú rể thì chỉ khoảng hai chục người, chưa tới một phần mười số giấy mời. Phan trực tiếp mời cán bộ cấp trên và đồng nhiệp trong cơ quan nhưng hầu hết vắng mặt. Nhiều người trước đó lựa lời ám chỉ họ không thể dự một đám cưới mà lai lịch cô dâu có ‘vấn đề’. Người thẳng thắn hơn thì nói toạc với Phan là họ không đồng tình lựa chọn của anh.

Biết trước tình hình nên Phan không bị bất ngờ, tuy nhiên không khỏi lo lắng thực tế bẽ bàng có thể đánh gục Lai. Vì vậy sự xuất hiện của thủ trưởng Hoành và Thăng từ Hà Nội bay vào dự cưới là niềm an ủi thực sự đối với anh. Phan chần chừ chưa tuyên bố bắt đầu tiệc cưới vì vẫn hy vọng vợ chồng đại ca Sâm sẽ đến với anh. Cuối cùng ông Sâm xuất hiện với vẻ mặt có lỗi, và chỉ một mình.

Tiệc tan trong không khí gắng gượng.

Khi cánh cửa khép lại sau lưng vị khách cuối cùng là bà Sang mẹ của Thanh, Lai gục đầu vào vai Mây, nấc nghẹn: Nếu biết trước người ta đối xử với anh Phan như vầy, em thà hổng gặp lại anh, hổng có đám cưới. Người ta khinh em thì em chịu được, chứ xin đừng động đến chồng em, ảnh là người tốt mà, phải hông?

Những người bạn nán lại với đôi tân lang, tân nương nghe vậy nghẹn lời, buồn bã nhìn nhau trong im lặng. Ông Hoành đứng bật dậy, đến bên Lai, thân ái choàng tay quanh vai cô, nói giọng oang oang: Em dâu ơi, không đứa chó nào ngoài kia có thể làm tổn thương thằng chồng em. Hắn là đàn ông, đ.m, hắn tự quyết định những gì hắn muốn làm trong đời hắn, và chỉ vậy thôi! Đúng không, anh em?

Tràng pháo tay dội lên đáp lại bài ‘diễn văn’ ngắn và máu lửa. Không khí hưng phấn bùng lên bất ngờ, tiếng nói cười tự tin trở lại. Ai có mặt đều biết ông Hoành cũng lâm cảnh đau đớn đời tư từ sau ngày đất nước thống nhất.

Quang trao cây đàn ghi-ta cho Sơn, rồi bảo Mây: Nào, hát lên vì một thời đã qua!

Giai điệu quen thuộc những bài hát phong trào sinh viên miền Nam sống lại với giọng hát cuốn hút của Mây. Thói quen ngày cũ cuốn Phan bước đến bên Mây. Giọng nam trầm của anh hòa đẹp vào giọng nữ cao của cô. Những người còn lại trong nhóm Sao Mai vỗ tay phụ họa.

Thanh và Lai trở thành hai người ngoài cuộc, nhưng khác nhau. Thanh hạnh phúc còn Lai lo lắng. Cô vừa trải nghiệm cảm giác bị xã hội khước từ, còn giờ đây cô rơi vào một cõi giới xa lạ. Mắt cô mở lớn trước một sự thực là cô không còn nhận ra người đàn ông của đời mình. Lúc này Phan gần như là người xa lạ với cô.

Khi bài hát đi vào điệp khúc, Phan rời Mây bước lại chỗ Lai đang đứng một mình, hơi cúi xuống, hôn lên tóc cô rồi nắm tay dìu đến gần nhóm bạn đang đồng ca, thì thầm: Anh sẽ dạy em những bài hát của bọn anh.

Lai mỉm cười, tựa đầu vào vai Phan, lập tức cô cảm nhận được những rung chuyển nhè nhẹ và nhịp nhàng từ cơ thể anh khi anh cất tiếng hát. Mọi người có thể nhìn thấy nước mắt hạnh phúc mong manh trong mắt Lai. Và không ai kịp nhận ra Mây đang nuốt nước mắt vào lòng.

Có dấu hiệu động thai, Thanh nhập viện. Chiều tối hôm đó vợ chồng Phan-Lai đến thăm. Vừa gặp, Phan hỏi: Quang biết em mang thai đứa thứ hai?

Thanh lắc đầu, chảy nước mắt.

Lai ngồi bên Thanh, đỡ lấy tay cô: Anh Quang là người chồng tốt, thế nào ảnh cũng quay về với chị.

Thanh nói chính cô là người có lỗi và bây giờ không biết phải làm sao. Phan ngồi xuống chiếc ghế bên giường bệnh, giọng từ tốn như nói với em gái: Thanh à, không phải lỗi của em, cũng chẳng lỗi của ai. Cuộc sống sau chiến tranh hoàn toàn khác trước. Cái khác đó, đôi khi là nguyên nhân đau khổ. Trong chúng ta còn đầy những ngăn cách, ngay một gia đình cũng ẩn chứa mầm mống bất hòa, đó là một phần của hậu quả cuộc chiến hơn hai mươi năm. Nên đôi khi chúng ta cứ như những mảnh vỡ. Để tồn tại và để một ngày nào đó tìm thấy hạnh phúc, chúng ta phải học cách hàn gắn những mảnh vỡ, chữa lành những vết thương tâm hồn. Nhưng, sự thật là, không phải ai trong chúng ta cũng may mắn tìm được đúng cách cho những việc như vậy. Hai năm trước có lần Quang bày tỏ với anh về tâm trạng chán chường của nó trong đời sống dù rất yêu vợ yêu con. Anh xin lỗi, đáng ra anh phải thấy trước điều có thể xảy đến…

Dường như những lời Phan nói ra không chỉ dành cho Thanh, có phần lớn lao so với tâm trạng rối bời của cô lúc này.

Ra khỏi cổng bệnh viện Phan nói anh muốn ăn tối ở nhà hàng. Lai dạ khẽ và áp người vào lưng chồng. Chiếc honda chạy chầm chậm dọc sông Hàn, nơi có thể trông thấy những dấu hiệu đổi thay của thời cuộc. Một nhóm du khách Âu Mỹ đang bình yên dạo bước trên vỉa hè, đón gió sông mát lành. Trong lúc đó, ngoài cửa biển, cạnh tàu cá của ngư dân là mấy chiếc tàu đại dương mang quốc tịch phương Tây thả neo. Một trong số đó đang hụ hồi còi dài và vang, như muốn xác tín sự hiện diện của mình ở nơi này.

Lai rùng mình se lạnh khi làn chớp đột ngột xuất hiện cuối chân trời. Có vẻ cơn giông đang hình thành ngoài biển.

Lúc vào nhà hàng Phan bỗng nhói đau đầu gối phải. Anh dừng lại một lát trước khi đi cà nhắc tới bàn ăn. Lai muốn giúp nhưng không dám. Cô quá hiểu tính ương bướng của anh và không còn hoảng hốt như lần đầu thấy anh bị đau như vậy. Cô biết cơn đau sẽ dịu sau một lúc. Và cô cũng biết vậy là thời tiết đang đổi thay. Thỉnh thoảng cô nói đùa ‘anh là phong vũ biểu của em’. Từ sau cú rơi xuống giường Lai, đầu gối phải của Phan có ‘khả năng’ dự báo thời tiết như vậy. Điều đó đã trở thành một bí mật dễ thương của hai người.

Đau hông? Lai dịu dàng hỏi khi hai người đã ngồi vào bàn.

Đủ cho tối nay mưa. Phan đùa, mặt còn tái.

Cô nhân viên nhà hàng vừa bước đến, không biết gì về ‘mật ngữ’ giữa hai vợ chồng Phan, nhanh nhảu góp chuyện: Dạ, chắc tối nay mưa.

Phan và Lai nhìn nhau tủm tỉm cười, rồi chọn món bữa tối. Lai ăn ngon miệng, trong khi Phan uống bia nhiều hơn ăn. Đột nhiên, anh để ý hai gã đàn ông ngồi ở bàn bên phải, gần cuối phòng. Chúng đang nhìn Lai, ánh mắt cười cợt. Anh không thể nghe chúng nói gì, nhưng biết nói về vợ mình.

Lai ngửng lên toan nhắc Phan ăn, nhưng cô im bặt khi gặp ánh mắt sắc lạnh của chồng. Cô ngoảnh nhìn theo, nhận ra hai ‘khách’ cũ, thậm chí một gã còn nháy mắt với cô. Xấu hổ lẫn hốt hoảng, cô cúi gầm mặt.

Ăn đi! Phan nhắc nhưng nghe như ra lệnh.

Lai vẫn nhìn xuống cho đến khi anh gắp miếng thịt đặt vào chén cô. Khẽ nói dạ, Lai tiếp tục bữa cơm, nuốt thức ăn chan nước mắt.

Sau vài cốc bia, hai gã đàn ông đàng kia kéo nhau vào toa-let.

Chờ ở đây. Phan bảo Lai khi đẩy ghế rời khỏi bàn, cà nhắc vào toa-let. Lai biết chuyện gì sắp xảy ra, nhưng còn biết tính Phan hơn, đành ngồi yên.

Một trong hai gã đàn ông vừa nói vừa đái rổn rảng vào máng: Con nhỏ đã lắm, mày nhớ nốt ruồi son dưới rốn nó không?

Gã đang rửa tay ở la-va-bô gần cửa toa-let cất tiếng cười dung tục. Hắn toan góp chuyện thì nhìn trân vào gương soi, gương mặt hung hãn của Phan vừa hiện lên ở phía sau. Hắn vội nhún thấp người, quay lại, nhưng chưa kịp phản ứng đã lãnh trọn cú đấm sấm sét vào mặt, ngã ngửa xuống sàn, lóp ngóp bò, cố tránh xa đối thủ. Gã còn lại xông vào Phan nhưng chỉ một lát đã chung số phận với đồng bọn.

Lai đang lo lắng cho Phan thì thấy hai gã ‘khách’ cũ dìu nhau chạy ra khỏi toa-let, mặt bê bết máu. Một gã ném tiền lên quầy, không kịp nhận tiền thối, cả hai lẩn nhanh ra phố. Vẫn không thấy Phan ra, Lai đi nhanh vào khu toa-let nam.

Phan thở phì phò, nhìn mình trong gương. Một gương mặt dữ dằn xa lạ. Xoay người định đi, nhưng anh lảo đảo. Đầu gối phải đau xé như muốn vỡ ra từng mảnh sau trận đấm đá bạo liệt.

Lai chạy đến đỡ Phan: Hổng sao chớ?

Không sao.

Anh điên rồi, biết hông?

Xin lỗi.

Em đưa anh về, ở đây hổng thở nổi.

Lần này thì Phan để Lai choàng tay qua lưng, dìu đi từng bước.

Sau những gì vừa xảy ra, cô hầu bàn mất hết tính nhanh nhảu, quên cả nói cám ơn khi Lai giúi vào tay cô tiền quà lúc thanh toán bữa ăn tối dở dang.

Đầu gối Phan dự báo chính xác, hai người về tới nhà thì mưa lớn kèm giông quật xuống thành phố, sau đó dịu dần nhưng kéo dài qua đêm. Phan nằm nghiêng nhìn ra cửa sổ. Sấm chớp kéo nhau chạy về cuối trời, mất hút. Khoảng lặng bất ngờ giúp anh nghe rõ hơn tiếng mưa ngoài hiên. Âm thanh rả rích của đất trời làm tăng nỗi tịch liêu con người. Lai nằm quay lưng vào lưng Phan. Hai người đã im lặng quá đủ kể từ khi rời nhà hàng.

Sấm sét bỗng đùng đùng trở lại, rền như chuỗi đại bác, mà người ta thường gọi ‘sấm cắt mưa’. Lai lên tiếng: Em sợ.

Phan từ từ quay lại, ôm vợ vào lòng, nói nghe vậy chứ xa lắm. Nhưng anh biết Lai không sợ mưa gió sấm chớp ngoài trời mà là sợ giông bão trong lòng anh.

Hổng ngủ được, phải hông? Hồi lâu Lai hỏi khẽ.

Phan luôn thấy thương câu hỏi đuôi giọng Nam bộ của vợ: Ừ, cái đầu gối…

Lai ngồi dậy, bối tóc cao, xoa nắn nhè nhẹ đầu gối phải của chồng bằng đôi tay mềm dịu, nói ngọt ngào như hát ru: Ngủ đi, ngủ đi anh...

Lát sau Phan nhắm mắt vờ như đã ngủ.

Nhìn lên ảnh tượng Đức Mẹ Đồng Trinh trên tường, Lai thì thầm: Xin Người ban lòng bao dung của Người cho chồng con...

Lời cầu xin khiến Phan nhớ tới điều anh nói với Thanh ban chiều, ‘đôi khi chúng ta cứ như những mảnh vỡ, thậm chí là mảnh vỡ của mảnh vỡ’.

Phan mở mắt nhìn Lai, đúng lúc Lai nhìn xuống, tất cả trở nên dịu mềm trong ánh đèn ngủ. Anh nhẹ kéo Lai nằm trên anh, hôn nồng nàn lên môi cô, như thể đang cố hàn gắn hai mảnh vỡ.

Coi chừng đầu gối… Lai nhắc khi anh lật người, trườn lên.

Kệ!

Lai thở dài, nồng nàn đón chồng.

Nửa đêm về sáng Lai gặp ác mộng. Như trò đánh lừa, giấc mơ đưa cô trở lại dòng sông Thu ngày đã xa. Hàng ngàn tia nắng chiều muộn xuyên tán lá trên cao, đậu vàng một vùng bến nước. Phan ngồi trên tảng đá lớn, vừa hút thuốc vừa trông chừng Lai đang bơi tung tăng ngoài sông. Cô dừng lại vẫy tay ra dấu muốn anh tắm cùng. Anh búng điếu thuốc hút dở, bước xuống nước, bơi về phía cô. Hai người im lặng nhìn vào mắt rồi ôm ghì lấy nhau.

Sông đang rửa sạch cho em, phải hông? Lai thì thầm.

Ừ, từ nay em là một Lai khác.

Yêu em đi, anh… Lai nói trong nước mắt.

Nhưng giấc mơ không tái hiện toàn bộ những gì từng xảy ra. Đoạn kết hạnh phúc bị thay thế. Lúc hai người sắp nhập vào nhau thì vô số bàn tay ma quỷ lông lá móng vuốt vươn lên khỏi mặt nước tóm lấy Lai, kéo cô khỏi vòng tay bất lực của Phan, dìm xuống đáy sông đen. Cô vùng vẫy dữ dội nhưng không thoát được.

Phan bị đánh thức bởi tiếng ú ớ của vợ. Anh gọi Lai, lay nhẹ vào vai, kéo cô khỏi ác mộng. Run rẩy tỉnh giấc, Lai níu chặt vai chồng như níu phao cứu sinh giữa dòng. Mắt cô dại đi và trán đẫm mồ hôi lạnh.

Đừng bỏ em nghe anh. Cô thì thầm.

Mơ thôi mà, ngủ lại đi em. Anh dỗ, giọng ngái ngủ.

Dạ…

Lai ngoan ngoãn đáp và nhắm mắt như thể đã bình tâm. Trong khi đó, chính Phan mới là người ngủ lại trước, càng lúc càng sâu. Lai ngồi dậy, hơi cúi xuống chăm chú nhìn Phan, như cô từng có lần nhìn anh nằm bất tỉnh trên sàn nhà năm nào. Lúc này, gương mặt Phan trông thư giãn và quen thuộc như cô từng biết, hoàn toàn khác với gương mặt làm mọi người chết khiếp ở nhà hàng. Đó là gương mặt của giận dữ, hay tổn thương? Lai tự hỏi rồi tự trả lời có lẽ cả hai, và hơn thế nữa. Từ khi cưới Lai Phan phải chịu đựng nhiều đàm tiếu, khiến anh đã mấy lần chuyển công tác. Lai thường tự hỏi đâu là nguyên nhân của những điều tệ hại, và lần nào câu trả lời cũng là ‘chính ngươi’.

Lời nói của Phan bỗng vang trong đầu Lai ‘để tồn tại và để một ngày nào đó tìm thấy hạnh phúc, chúng ta phải học cách hàn gắn những mảnh vỡ, chữa lành những vết thương tâm hồn. Nhưng, sự thật là, không phải ai trong chúng ta cũng may mắn tìm được đúng cách cho những việc như thế’. Lai đưa tay bịt miệng ngăn tiếng khóc. Cô vừa chợt nhận ra mình là mảnh vỡ không có khả năng hàn gắn.

Phan ơi, em xin lỗi...

Nước mắt ràn rụa, Lai lẩm nhẩm ‘em không thể, em không thể…’ trong khi thay áo, thu nhặt vài thứ tùy thân vào một túi xách, vội vàng như sợ mình thay đổi ý định. Cô dừng lại ở lối ra, một tay mang xách, tay kia đặt hờ lên nắm cửa. Sau cái nhìn lần cuối bức ảnh cưới trên tường, cô mở cửa với động tác dứt khoát, bước ra ngoài, đóng lại. Bóng tối ẩm ướt phủ lấy người đàn bà.

Mưa vừa tạnh. Nước đọng trên hai hàng cây ven đường rơi xuống mặt đất vang lộp bộp không đều. Lai bung cây dù như để tăng thêm lòng quả quyết trước khi rời khỏi mái hiên nhà mình. Cây dù trông nhỏ bé và tội nghiệp trong bóng đêm, quá tương phản với vòm trời bao la đen kịt bên trên.

Gót giày gõ lóc cóc lên mặt đường nhựa theo mỗi bước đi của Lai như đếm quãng đường vô định hun hút phía trước. Càng lúc càng thấy sợ chính âm thanh mình phát ra, cho đến lúc không chịu được nữa, cô cúi xuống cởi phăng đôi giày, ném vào góc khuất bên vỉa hè, nơi đèn đường không soi tới. Cú ném bất ngờ đúng vào chỗ con mèo hoang ẩn náu, làm nó giật thột, nhảy phóc lên đầu bờ tường rào, quay nhìn người đàn bà bằng đôi mắt vàng hung ác và cất tiếng gầm gừ đe dọa. Lai khiếp sợ ghì chặt hai tay lên ngực, bỏ chạy với đôi chân trần.

Không rõ bao lâu sau đó, và có lẽ do tiềm thức dẫn dắt, tự nhiên Lai thấy mình đứng trước cổng bến xe liên tỉnh, nơi hàng quán rộn ràng với kẻ đến người đi suốt đêm. Khi chiếc ô-tô đầy khách ôm cua ra cổng bến, luồng sáng đèn pha quét qua hai gái điếm đứng nép sát vào nhau san sẻ hơi ấm dưới gốc cây long não.

Lai rùng mình trước bóng ma quá khứ, vùng chạy tiếp trên con đường không biết dẫn về đâu.

*

Kha đến nhận việc tại văn phòng đại diện nhà xuất bản. Thùy là người đón tiếp. Hôm trước trên điện thoại, Thăng từ Hà Nội cho anh biết Thùy đã phải rời vị trí biên tập để vào vai một nhân viên. Lý do thì Kha đã rõ: cô là vợ Huy, người bị bắt vì tham gia tổ chức phản động. Còn lúc này, khi đứng trước Thùy anh thấy như có bàn tay vô hình sắp đặt, dẫn anh đi từ người chồng đến người vợ.

Thùy chào Kha đúng mực trong khi anh bỏ qua thủ tục giao tiếp, hỏi ngay Huy thế nào. Cô không trả lời cũng không giấu được vẻ bối rối. Điều đó khiến Kha thấy cần giải thích.

Tôi là bạn của Huy.

Dạ, em biết, trước đây thỉnh thoảng anh Huy có nói chuyện về anh. Thùy nghẹn lời một lúc trước khi tiếp: Xin lỗi, chỉ tại em cảm kích khi có người hỏi thăm anh Huy. Gần như không còn ai dám nhận là bạn của nhà em.

Thoát nhanh khỏi chuyện riêng, Thùy hướng dẫn Kha đi một vòng chào các đồng nghiệp. Cuối cùng cô đưa anh vào một văn phòng có cửa sổ nhìn ra đường.

Đây là phòng của anh, cần gì thêm anh cứ bảo em.

Khi còn lại một mình, Kha thả người xuống ghế ngó quanh, không nén được tiếng thở dài. Anh vừa được biết đây là phòng của Thùy trước khi bị điều chuyển.

Làm quen không gian mới một lúc, Kha nhìn khá lâu máy điện thoại trên bàn trước khi nhấc tổ hợp gọi Thăng, đề nghị bố trí cho Thùy một việc thích hợp hơn. Nhưng Kha chỉ nhận được câu trả lời lạnh nhạt từ đầu dây bên kia: ‘Xin lỗi, chuyện này nói trên điện thoại không tiện’. Tuy nhiên, sau đó ít lâu Thùy cho Kha biết cô đã bị thôi việc nếu không có bảo lãnh của Thăng và ông chú ở Bộ Văn hóa.

Vài tháng sau cuộc gọi của Kha, một buổi chiều, Thùy gõ cửa phòng anh: Em cám ơn.

Về chuyện gì?

Thùy bước hẳn vào, trao Kha tờ quyết định có chữ ký của Thăng. Theo đó, từ đầu tháng sau cô là cán bộ phụ trách phát hành.

Anh Thăng cho biết anh đã đề xuất, em cám ơn.

Cầu may thôi, anh đâu có vị trí đề xuất.

Dạ, nhưng trường hợp em, ngoài anh chắc không ai dám giúp. Trải lòng mình vậy, rồi Thùy ngỏ lời mời Kha về nhà dùng cơm tối với gia đình. Cô giải thích: Anh biết hoàn cảnh em rồi đó, em không thể đi vào nhà hàng với anh được.

Hết giờ làm việc buổi chiều, Kha phóng xe máy theo Thùy về nhà. Khi hai người đến nơi, bé Linh, con gái bốn tuổi của Thùy chạy ra cửa đón. Thấy khách lạ, bé chào lễ phép nhưng rụt rè nép sau mẹ. Nét mặt của bé nhắc Kha nhớ Huy và khiến anh áy náy nhận ra mình chỉ nghĩ đến Thùy khi đến đây.

Mẹ của Thùy đã chuẩn bị xong cơm tối trước đó. Suốt bữa Kha kể cả nhà nghe kỷ niệm của Huy và anh hồi chung phòng trong trường, nhưng không nhắc buổi chuyện trò lần cuối trên Cầu Gãy.

Bỗng nhớ điều gì, Thùy đứng lên mở tủ kính rồi quay lại với một chai Jack Daniels. Cô nói khi rót rượu: Chai này anh Huy mua trước bảy lăm. Thay mặt anh Huy, em xin nâng ly tỏ lòng biết ơn những gì anh đã làm cho gia đình em.

Thùy nhấp ngụm nhỏ, mặt đỏ bừng và nước mắt ứa ra. Kha ái ngại, biết Thùy phần vì uống rượu lần đầu, phần ngập tràn nỗi xót xa người chồng vắng mặt. Bé Linh lên tiếng: Mẹ ơi, phụ nữ không được uống rượu.

Người lớn bật cười, bé Linh ngơ ngác rồi cũng cười theo. Mẹ của Thùy lau nước mắt: Đã lâu nhà này không có tiếng cười.

Mẹ ơi, bao giờ ba về với con? Câu hỏi trẻ con làm nguội không khí đang vui.

Sau bữa cơm, mẹ của Thùy đưa cháu đi dạo ở công viên gần nhà. Thùy nói trong khi rót trà mời Kha: Chủ nhật tới em được thăm anh Huy, lần đầu tiên từ ngày ảnh bị bắt.

Lâu nay có tin gì không?

Dạ chỉ biết ảnh được ra khỏi khu biệt giam, nhưng em lo lắm.

Vì sao?

Những người có kinh nghiệm bảo tù như Huy mà được đặc cách cho thăm thường là lý do sức khỏe.

Kha không biết phải làm gì để an ủi Thùy. Mãi đến khi chia tay anh mới nghĩ ra: Anh muốn gửi ít thuốc lá cho Huy.

Dạ, anh Huy sẽ mừng lắm khi còn có người nghĩ tới.

Huy bị suy nhược thần kinh, không kiểm soát được hành vi. Dù được phòng y tế của trại chăm sóc, bệnh tình xem ra ngày càng tệ. Có hôm nhóm cán bộ quản giáo xuống thăm, Huy móc con chuột nhắt còn sống ngắc ngoải từ túi quần, cắn đứt phăng cái đầu, vừa nhai vừa cười, máu đỏ nhểu thành dòng xuống cằm, rồi bất ngờ phun toẹt vào một cán bộ đứng gần khiến anh này té ngửa, nôn tại chỗ. Sau lần đó, ban giám đốc làm thủ tục chuyển Huy đi bệnh viện tâm thần. Chừng ba tháng sau đó, bệnh viện cho phép Huy hưởng chế độ chữa bệnh tại nhà.

Được tin, Kha đến thăm. Cơn buồn nôn dâng lên khi Kha theo Thùy bước vào phòng dành cho Huy. Lúc ấy Huy nằm trên giường, dưới tấm chăn vải che thân trần truồng. Anh không điều khiển được hành vi vệ sinh cá nhân.

Kha thấy không cần cố gắng bắt chuyện bởi biết Huy còn không còn nhận ra vợ và con. Anh châm thuốc, đặt vào miệng Huy, hy vọng hương vị Marlboro có thể đánh thức hồi ức của Huy về buổi trò chuyện trên Cầu Gãy năm ngoái. Nhưng Huy hút giống một rô-bốt hơn là tay nghiện mà Kha từng biết. Huy cũng không biểu lộ thái độ cám ơn người mời thuốc, trong khi ánh mắt Thùy nhìn Kha đang nói lên điều đó.

Mẹ của Thùy bước vào, giọng thì thầm: Có hai công an bên kia đường, cứ nhìn chăm vào nhà mình.

Thùy đến bên cửa sổ với vẻ thận trọng, ghé mắt vào kẽ màn nhìn ra. Từ phía sau, Kha thấy đôi vai cô run rẩy, và nhận ra đôi vai ấy quá mảnh để gánh chịu một hoàn cảnh thế này.

Chuyện bình thường thôi, Kha trấn an. Cơ quan chức năng sẽ theo dõi như vậy cho đến khi Huy thụ án xong.

Mẹ của Thùy mời Kha ở lại dùng cơm tối. Anh cám ơn bà và nói đã đến lúc phải đi. Thực ra anh cần không khí thoáng đãng cho cái đầu đang nặng trĩu. Thùy tiễn Kha đến cổng. Hai người cùng nhìn sang bên kia đường, nhưng công an đã bỏ đi trước đó. Khi Kha khởi động xe máy, Thùy nghiêng vào anh thì thầm: Em muốn đi đâu đó một chút.

Kha cho xe chạy chậm dọc bờ biển. Khác vẻ ngoài lặng lẽ, hai trái tim nóng đang đập vội, mà gió biển không đủ làm dịu. Khi trăng nhô lên khỏi mặt biển, Thùy đòi Kha đưa về. Trên đường, Kha bỗng nắm tay Thùy, đặt lên hông mình, rồi giữ yên ở đó. Thùy không phản ứng.

Kha ngồi trong quán cóc trước cổng Ga Đà Nẵng. Mỗi thứ bảy Thùy đáp tàu đi Huế với khoảng năm mươi cân đường Quảng Ngãi bỏ mối quen chợ Đông Ba, rồi chiều chủ nhật quay lại với một bao tời phụ tùng xe đạp sản xuất ở các nhà máy cơ khí ngoài Bắc. Ngoài đồng lương Thùy phải ‘phe phẩy chợ đen’ mới đủ chu toàn cho gia đình. Nhưng cô chẳng làm được gì nếu Kha không ra tay như một gã cửu vạn. Anh có mặt ở sân ga mỗi chuyến đi về của cô, bốc dỡ hàng lên tàu xuống tàu, xô đẩy giành giật một chỗ ngồi, thậm chí một chỗ đứng cho cô.

5 giờ rưỡi chiều, qua hệ thống loa điện, nhà ga rè rè thông báo chuyến tàu Hà Nội–Thành phố Hồ Chí Minh sẽ vào Ga Đà Nẵng trễ hai tiếng đồng hồ. Tin như thế nhưng không làm ai trong số người chờ tàu ngạc nhiên hay thất vọng. Họ đã quen chịu đựng những chuyến tàu không bao giờ đúng giờ. Phải mất bao nhiêu thời gian cho con tàu chạy hết tuyến đường sắt một trăm cây số Huế–Đà Nẵng? Sáu hay mười hai tiếng đồng hồ? Không ai ở đây và lúc này trả lời được. Cho nên họ càng không thể tin mười năm sau cùng một cung đường như vậy tàu chỉ chạy hơn hai tiếng, lại có ghế nằm bọc da và cả toa lắp điều hòa không khí.

Thông báo tàu trễ vừa rồi có thể chưa phải lần cuối. Khi ly cà-phê đá đã cạn, Kha gọi thêm ly nữa. Nhá nhem tối, vài tia chớp ngoằn ngoèo như lưỡi loài rắn phóng ngang bầu trời xám xịt màu chì, báo hiệu cơn giông đến.

Cuối cùng, hệ thống loa cũng hoạt động trở lại với chuỗi âm thanh sột soạt vì nhiễu điện rồi thông báo đoàn tàu sắp vào ga. Giọng phát thanh viên uể oải, không buồn không vui, dù thông báo tàu trễ hay chuẩn bị khởi hành.

Kha hớp cạn ly cà-phê, trả tiền, đi nhanh về phía làn đường tàu sẽ đỗ và lập tức bị cuốn vào cảnh náo loạn. Gần trăm con người tất tả chạy theo đoàn tàu đang chậm chạp trườn trên những mét đường ray cuối cùng trước khi dừng hẳn. Người bên dưới lỉnh kỉnh hành lý cố chen lên toa sớm chừng nào hay chừng đó, giành lấy một chỗ cho chuyến vào Nam dằng dặc, kẻ trên tàu thì len lách đến gần cửa toa để xuống sớm chừng nào hay chừng đó.

Bóng đèn vàng quạch trong toa không đủ soi tỏ mặt người lố nhố Kha vẫn nhận ra Thùy. Cô bị nêm chặt giữa đám hành khách đổ dồn về phía cửa lên xuống.

Thùy, anh ở đây!

Dạ, anh!

Hai người gào lên trong âm thanh hỗn loạn, cảm giác nhẹ nhõm khi được nhìn thấy nhau. Kha chỉ vào bao tời đựng hàng: Ném xuống!

Sau khi đón bao hàng, thấy Thùy vẫn chưa di chuyển được bước nào, Kha giục: Thùy, cửa sổ!

Cô cười, lắc đầu. Tràng sấm chớp kéo ngang trời. Kha giang hai tay trong tư thế đón Thùy: Mưa đến rồi!

Vừa chống chọi với khối người thúc chèn sau lưng Thùy vừa cười e thẹn. Kha đáp lại nụ cười tội nghiệp ấy và vẫy tay động viên. Cuối cùng, qua bậu cửa sổ toa tàu, Thùy buông mình vào tay Kha. Anh ôm giữ lấy cô, từ từ hạ xuống, những đường cong kín của cô miết vào anh, cho đến khi hai người như nhập thành một. Cảm nhận cái rùng mình bất thường của Kha, Thùy sực tỉnh, đẩy anh ra.

Cơn mưa giông đến thật đúng lúc, như thể nó từ trên trời cao dội xuống chỉ với mục đích giúp giấu đi bí mật của con người.

Chuyến xe khách từ Huế vào Đà Nẵng đến lúc hai giờ chiều. Kha vẫy xe thồ về nhà. Cảm giác trống trải chộp lấy anh khi đặt chân vào căn hộ độc thân. Không buồn thay bộ cánh đi đường, Kha thả người xuống giường, nằm ngửa mặt nhìn trần. Anh nhớ thời còn bé vẫn thường nằm dán mắt lên trần khi một mình. Vân gỗ và vết ố nước mưa ngấm trên đó dẫn dắt trí tưởng tượng cậu bé vào những câu chuyện phỏng theo các truyện đã đọc và nhân vật chính được thay thế bằng chính cậu. Bây giờ những hình ảnh ngoằn ngoèo trên trần đang dẫn anh đến cảnh sân ga trong trận mưa chiều hai tuần trước.

Kha nhớ rõ cách anh đỡ Thùy ra khỏi toa tàu qua cửa sổ và nhẹ nhàng hạ đặt Thùy xuống sàn bê-tông sân ga như thế nào. Thùy ôm chặt anh, trượt thật chậm trên anh. Anh cảm nhận đường cong kín của cô miết vào người anh, cho đến khi hai người như nhập làm một, cũng là khi anh rùng mình phóng thích toàn bộ sinh khí. Sau trạng thái hoan lạc cực điểm là xấu hổ, cũng cực điểm. Kha cũng nhớ anh đã thầm biết ơn cơn mưa ập đến đúng lúc thế nào. Nó giúp anh che giấu dấu vết mất kiểm soát. Nhưng nó không giúp anh gột rửa được cảm giác có lỗi.

Đêm đó Kha lang lang qua nhiều đường phố đèn đóm cái đỏ cái tắt, dừng chân ở một quán cóc nhấm nháp xị rượu thuốc, không quan tâm đến vị nhạt thếch của nó, mải nghiền ngẫm khoảnh khắc bên Thùy. Không chịu nổi ý nghĩ phải về căn hộ độc thân, vì vậy cái vẫy tay của cô gái đứng đường được Kha đáp lại. Anh cố hình dung ả là Thùy trên giường, nhưng thất bại, và thấy ghê tởm bản thân. Bỏ cuộc, anh dúi vào tay cô mấy tờ giấy bạc, gần như xua đuổi. Sau đó là cảm nhận tột cùng hoang lạnh khi chỉ còn một mình trong căn hộ. Cảm giác trống trải đó lúc này đang trở lại, bao chiếm tâm trí Kha.

Chuông đồng hồ báo bốn giờ chiều. Chợt nghĩ giờ này Thùy đang ở cơ quan, Kha vùng dậy, nhặt chùm chìa khóa, đi ngay.

Cơ quan đã vắng nhưng cửa phòng Thùy còn mở, đúng hơn là khép hờ. Kha gõ cửa, không tiếng trả lời. Gõ tiếp, lần này có phần rõ hơn, bên trong vẫn im lặng. Anh nghiêng đầu vào sau cánh cửa. Thùy không ở đó, nhưng túi xách của cô trên bàn viết. Hẳn Thùy còn đâu đó, anh nghĩ khi đi dọc hành lang. Ngang qua lối vào nhà kho, nơi chứa sách chờ phát hành, Kha nghe tiếng khóc tấm tức từ bên trong, rồi nhận ra giọng Thùy. Sau một thoáng chần chừ, Kha đẩy cửa nhà kho, bước vào. Giữa những chồng sách mới nồng mực in, Thùy ngồi xếp hai chân trên sàn với mái tóc xõa che gần kín gương mặt đẫm nước mắt. Cô cúi thấp đầu khi Kha bước đến gần.

Kha giữ im lặng cho tới khi vai Thùy ngừng rung.

Chuyện gì vậy?

Thùy chỉ lắc đầu. Kha ngồi xuống, lưng gần chạm vào lưng Thùy, giọng trầm ấm: Có chuyện gì buồn nói anh nghe.

Em không thể...

Tại sao?

Huy...

Cái tên được nói ra khiến Kha ân hận. Nó không hề vướng bận khi anh phóng đi tìm Thùy.

Bệnh Huy tệ hơn?

Thay vì trả lời Thùy quay lại, vén tóc để lộ vết bầm tím trên gò má. Hiểu chuyện gì xảy ra, tuy nhiên Kha không thể nén lại câu hỏi không cần thiết: Cậu ấy đánh em à?

Thùy gật đầu im lặng. Kha thấy mình bất lực. Dẫu là gã tâm thần Huy vẫn là chồng Thùy. Anh đưa Thùy chiếc khăn tay, lựa lời an ủi: Trách gì người bệnh.

Thùy lau nước mắt, hé mở tình cảnh và tâm trạng: Em cam chịu số phận, nhưng anh biết không, em chưa thấy ai mắc bệnh tâm thần mà như Huy. Ảnh không thể tự chăm sóc, từ chuyện vệ sinh cá nhân, em sẵn sàng phục vụ. Nhưng những gì em nhận được từ ảnh chỉ là những trận đòn vô cớ.

Sao không đưa Huy trở lại bệnh viện?

Không nỡ, và mẹ chồng em cũng sẽ không cho phép. Trong gia đình chẳng ai dám trái ý bà.

Mẹ Huy ở Huế?

Dạ, nhưng thường xuyên vào chăm sóc anh Huy. Thùy bỗng nhớ ra điều khiến cô băn khoăn: Thiệt tình, có lúc em không hiểu được hai mẹ con ảnh...

Thùy nói vậy là sao?

Em không rõ nữa, nhưng một lần về nhà sớm hơn thường lệ, em thấy Huy và mẹ nói chuyện trong phòng. Dù không nghe được, em thấy Huy nói năng tỉnh táo, cử chỉ cũng bình thường, cứ như đã khỏi hẳn.

Vậy là quá tốt, phải không? Anh muốn nói là em có thể tin một ngày đó Huy sẽ hồi phục.

Lúc đó em cũng nghĩ như anh, quá mừng khi thấy Huy trở lại như xưa. Nhưng em vừa bước vào phòng, tình trạng tâm thần của Huy lại tái diễn.

Tâm thần là bệnh không điều trị nhanh được, cần kiên nhẫn.

Thùy bật khóc: Em biết, nhưng em sợ…

Sợ gì?

Khó nói lắm anh ơi.

Có thể chia sẻ với anh.

Em vẫn yêu Huy dù gần đây ảnh trở thành một người khác hoàn toàn. Ảnh không nhận ra vợ con? Em chịu được. Ảnh không thể chăm sóc bản thân? Em cũng chịu được. Nhưng em không thể sống chung với một người mắc bệnh sa-đích. Em không nói đến những trận đòn, mà là cách tra tấn. Em sợ chết khiếp mỗi lần bị đánh thức lúc nửa đêm bởi một người trùm khăn trải giường. Em phải giả vờ ngủ say không hay biết chuyện đang xảy ra. Lúc đó ảnh sờ vào người em, cứ như em không phải là vợ ảnh. Đã mấy lần em cố dìu để ảnh làm chồng, nhưng ảnh không làm được. Có lẽ thời gian ở trại hoặc ở bệnh viện đã ảnh hưởng tới chuyện ấy. Cả điều này em cũng chịu được nếu vợ chồng cùng nhau vượt qua khó khăn, đằng này...

Xin lỗi Thùy, anh...

Anh không hình dung nổi, phải không?

Hết sức bất ngờ, Thùy mở nút áo sơ-mi, kéo nịt vú xuống, nói như tiếng kêu đau đớn lẫn xấu hổ: Anh xem...

Trên bầu ngực Thùy còn nguyên dấu răng cắn bầm tím. Kha hoa mắt và ù tai. Anh biết mình rơi vào tình trạng này không chỉ vì đau xót cho vết thương mà còn vì choáng với cái đẹp của Thùy. Cảm giác đê mê khi đường cong kín của Thùy miết vào người anh trên sân ga hôm nào sống dậy, choán đầy não trạng. Thay vì nói lời an ủi, anh vùi mặt môi xuống ngực trần phơi mở của Thùy.

Đừng anh… Thùy thì thào. Thật khó phân biệt là lời trách giận hay hài lòng. Nhưng Thùy đã phản ứng, đẩy Kha ra khỏi người cô. Những động tác đó yếu dần và cuối cùng cô ghì chặt anh, kéo anh xuống sàn, làm đổ ngổn ngang những chồng sách chung quanh. Hành động điên rồ nhất trong đời Kha bộc phát, anh bất ngờ cắn nhẹ vào nuốm vú đang vẩu lên của Thùy, gần bên vết bầm tím cũ.

Thùy rùng mình cong võng người, buông tiếng thở dài.

Sáng hôm sau Kha đến văn phòng sớm hơn thường lệ sau một đêm trằn trọc không ngừng nghĩ tới Thùy. Qua cánh cửa mở hé từ phòng mình, Kha lắng nghe tiếng động bên ngoài. Chúng sẽ báo anh biết khi nào Thùy đến. Phòng của cô đối diện phòng anh, cách một hành lang hẹp. Mãi tới tám giờ, khi mọi người đã vào việc, Kha vẫn không nghe thấy gì từ phía bên kia. Anh hiểu chờ đợi chẳng ích gì nữa, bởi Thùy luôn đi làm đúng giờ.

Sau những gì xảy ra giữa hai người trong nhà kho chiều qua, Kha đã ngờ sáng nay Thùy muốn tránh mặt. Cũng như anh biết chuyện có vẻ như bất ngờ đó thật ra không tránh khỏi một khi anh và Thùy có cơ hội rơi vào vòng tay nhau. Nhưng Kha có phần không chắc về tâm trạng của Thùy dành cho anh, khi anh nhớ lại đã cắn vào ngực cô thế nào và cả cái cách anh hối hả nhập vào cô nữa. Nhưng không thể kìm hãm được lòng khao khát gặp Thùy, anh gạt phăng mọi ái ngại, rời văn phòng, phóng honda ra đường.

Người hiếu kỳ vây quanh cổng nhà Thùy. Trong nhà đầy bóng sắc phục công an. Kha lo lắng hỏi những người đứng gần. Đêm qua cả nhà Thùy đã vượt biên. Kha lặng người. Hóa ra anh chẳng là gì đối với Thùy. Cô đã giấu anh tất cả.

*

Phan đáp chuyến tàu khách khởi hành từ thành phố Cà Mau về thị trấn Năm Căn, mũi đất cuối Việt. Anh nhớ lần anh và Lai ngồi trên thuyền tam bản ngược thượng nguồn sông Thu. Hôm đó Lai hỏi anh đã bao giờ đến Năm Căn quê của cô chưa, anh đùa chẳng cần vì đã có ‘Năm Căn’ bên cạnh. Vậy mà giờ đây anh một mình đi Năm Căn tìm Lai.

Dù đã hết lòng tìm kiếm, kể cả sự tham gia tích cực của bạn bè, nhưng hơn sáu tháng rồi mà Phan vẫn không thu thập được tin tức gì của Lai từ khi cô đột ngột bỏ đi. Thế rồi hôm trước, trong lúc Phan theo Mây đến bệnh viện thăm Thanh, vợ của Quang sinh bé gái, tình cờ gặp một nữ y công từng làm việc chung với Lai. Cô này nhận ra Phan và hỏi thăm Lai. Phan cho biết tình cảnh của anh, cô nói cô tin Lai đã quay về Năm Căn. Phan bảo anh biết Năm Căn là quê của Lai, nhưng Lai từng bảo không còn người thân ở đó và cũng chưa bao giờ nói ra một địa chỉ cụ thể. Cô y công lắc đầu, bảo có thể do Lai không muốn anh hệ lụy gia cảnh mình, vì cô còn nhớ đã có lần Lai cho cô biết cha của Lai đang sống ở An Lạc, một thôn ngoại ô thị trấn Năm Căn.

Tàu cặp bến.

Một lượng lớn tàu thuyền và ghe xuồng từ mạng lưới hàng trăm sông và kênh đào vùng đồng bằng sông Cửu Long tập trung về đây rộn ràng mua bán. Cảnh tượng đó mang lại cho Phan, người từ miền Trung lần đầu đến đây, cảm giác ngỡ ngàng thú vị nhưng đồng thời có phần lạc lõng đơn độc.

Mặt trời bắt đầu lặn sau rừng đước phía xa khi Phan đặt chân lên cầu cảng. Sau chuyến đi dài trên sông nước, anh thấy đói sớm hơn ngày thường. Nhìn quanh tìm chỗ ăn tối, anh để ý dãy hàng quán nằm dọc bến tàu vừa lên đèn. Phần lớn nhà cửa ở đây được xây dựng bằng chất liệu cây dừa nước, và điểm đặc biệt là hầu như mọi nhà đều có hai cửa lớn, một hướng ra đường bộ, và một nhìn xuống bến sông.

Phan chọn quán gần bến tàu nhất, cũng là nơi đông khách. Khi anh bước vào, mọi người trong quán, từ thực khách đến nhà chủ, ngừng mọi việc đang làm, nhìn theo vẻ tò mò, bởi họ nhận ra ngay anh là khách phương xa.

Không phải chọn lựa vì chỉ còn một bàn trống trong góc, Phan ngồi vào, nhìn lên bảng thực đơn treo trên vách gần đấy. Lập tức nó làm anh phát ốm vì hầu hết các món đều được chế biến từ thú hoang như cá sấu, trăn, rắn, rùa, dơi, và cả chuột đồng.

Trong khi Phan chưa biết làm thế nào để có một bữa cơm tối vừa miệng thì anh nghe có ai thì thầm từ phía sau. Ngoảnh lại, anh thấy đầu một con rắn nhún nhảy với cái lưỡi dài phóng ra thu vào liên tiếp. Kêu oái một tiếng, Phan bật dậy như lò xo, đội đầu gối vào gầm bàn, làm đổ hết muỗng đũa và các lọ gia vị xuống sàn.

Mọi người trong quán cười ngất. Thì ra con rắn đã bị nhốt trong lồng mắt cáo bằng sắt chờ mổ thịt, và cái lồng cách Phan gần một sải tay. Anh cười theo mọi người khi nhận ra tình huống của mình, rồi xin lỗi bà chủ về những đổ vỡ. Bà xua tay đừng bận tâm và quay lại cô gái đang đứng cười khúc khích sau quày: Ra giúp người ta một tay.

Cô gái chừng hai mươi, tiếp tục cười khi ra thu dọn. Nhưng Phan không thấy khó chịu với kiểu ứng xử trẻ con đó, còn nhờ cô ‘tư vấn’ vài món dễ chịu hơn so với rắn, chuột...

Thái độ cởi mở của khách khiến cô gái thấy dễ gần. Một thoáng do dự, cô hỏi: Em nói chuyện với ông được hông?

Được chứ, ngồi xuống đây.

Hổng ngồi đâu, chỉ muốn nghe giọng Huế thôi.

Vì sao?

Tức cười lắm!

Vậy hả?

Dạ!

Em tên gì?

Suchia.

Xin lỗi?

Suchia, tên Khmer đó.

Em người Khmer?

Dạ.

Tên em có nghĩa gì vậy?

Điềm lành.

Cái tên quá hay. Em biết không, em là người Khmer đầu tiên tôi nói chuyện đó.

Thiệt hông?

Thiệt. Em làm ở đây bao lâu rồi?

Suchia tinh nghịch hỏi lại: Bộ ông thấy em giống người giúp việc?

Phan nói xin lỗi rồi nhìn bà chủ, đoán: Con gái bà chủ, đúng không?

Bả người Việt, hổng phải Khmer, là khách hàng thôi. Ông biết hông, em giao hàng cho các quán nhậu ở đây.

Suchia chỉ vào con rắn vừa dọa Phan chết khiếp, che miệng cười: Của em đó.

Phan cũng không nhịn được cười.

Ba em là thợ săn, em giúp ba giao hàng, hiểu kịp hông?

Phan gật đầu, câu hỏi đuôi giọng Nam bộ của Suchia khiến anh chạnh lòng nhớ Lai.

Suchia tiếp: Ở đây mọi người giúp đỡ nhau là chuyện thường à.

Hiểu rồi.

Ông đến Năm Căn lần đầu?

Phải.

Đi chơi hay công tác?

Việc riêng thôi.

Xin lỗi, em nhiều chuyện quá, phải hông?

Không có gì, là em quan tâm thôi mà.

Ông ăn ngon miệng nghen.

Suchia mỉm cười với Phan rồi quay đi.

A, chờ chút, em có thể chỉ cho tôi khách sạn nào gần đây nhất?

Chỉ có một khách sạn quanh đây thôi. Suchia nói và chỉ tay qua cửa sổ, về phía một ngôi nhà cao tầng cách đó vài trăm mét.

Phan gật đầu nói cám ơn, bỗng anh sực nhớ chuyến đi hôm sau. Chuyện này nữa, em biết thôn An Lạc ở đâu không?

An Lạc?

Phải, mai tôi có việc đi An Lạc.

Em có nghe An Lạc, nhưng từ đây vào trỏng xa lắm, và em cũng chưa đến bao giờ.

Vậy thì khó cho tôi rồi…

Giọng đầy cam chịu của ông khách đến từ miền Trung khiến cô gái Khmer ái ngại, nhưng đến lúc cô phải về.

Chừng một giờ sau Phan đã yên ổn trong khách sạn. Dành sức cho chuyến đi dự kiến sẽ vất vả, anh đi ngủ sớm. Tuy nhiên, một lát sau anh bị đánh thức bởi tiếng gõ cửa.

Phan mở cửa, thấy gã lễ tân khách sạn nhe răng cười.

Xin lỗi anh hai.

Chuyện gì vậy?

Anh hai thích, em giới thiệu mấy nhỏ xinh đẹp.

Cám ơn, không phải đêm nay.

Trước khi bỏ đi gã lễ tân còn chào hàng ở đây có hàng chục em sẵn sàng phục vụ ‘thượng đế’ bất cứ lúc nào.

Sáng hôm sau, từ đầu cầu thang Phan trông thấy Suchia ngồi trên ghế nhựa màu đỏ đối diện quầy lễ tân. Vẫn là cô gái tối qua ở nhà hàng, nhưng bây giờ trông cô xinh hẳn và kín đáo trong áo váy truyền thống Khmer.

Phan đến gần, lên tiếng chào thân thiện.

Suchia đứng lên, đáp lại với vẻ bối rối, hai bàn tay bắt xoắn vào nhau trước ngực.

Chào ông.

Phan không thể tin đây chính là cô gái tinh nghịch anh gặp tối qua.

Nhập hàng cho khách sạn?

Đây cũng là khách hàng thường xuyên, nhưng sáng nay em chỉ chờ ông…

Chờ tôi?

Dạ.

Phan bất ngờ khi nghe Suchia nói vậy. Và anh không nghĩ mình lúng túng trước một cô gái kém mình những hai mươi tuổi. Lấp khoảng trống của câu chuyện, anh lên tiếng: Suchia ăn sáng với tôi nhé.

Dạ, nhưng sẽ ăn trên thuyền với ba em.

Ba em?

Ba em đang chờ ông.

Nhưng…

Tối qua, em về kể chuyến đi của ông, ba em nghĩ phải đưa ông đi An Lạc.

Vậy hả?

Dạ, mình đi.

Em và ba em tốt với tôi quá.

Có nhớ em nói với ông tối qua hông? Giúp nhau là chuyện thường ở đây mà.

Phan mỉm cười gật đầu.

Cha của Suchia bước ra mạn thuyền đón khách. Phan nắm lấy bàn tay người đàn ông Khmer rám nắng và khỏe mạnh, nhảy lên thuyền.

Cám ơn, tôi thật sự bất ngờ khi nhận được sự giúp đỡ này.

Hổng có gì, nghe anh cần đi An Lạc, mà từ đây vào trỏng không có tàu khách, dân ở đó thưa lắm.

Vậy thì quá may cho tôi khi gặp Suchia và ông, tôi tên Phan.

Tôi, Ba Trăn. Nếu muốn đi An Lạc về trong ngày thì lên đường ngay, càng sớm càng tốt. Có bánh mì xíu và cà-phê, vừa đi vừa điểm tâm.

Bến cảng Năm Căn chẳng mấy chốc ra khỏi tầm nhìn, chiếc thuyền máy như lạc giữa rừng đước không ngừng mở ra khép lại sau mỗi khúc quanh gấp của những con sông đan vào nhau.

Ba Trăn cầm lái phía sau, Suchia ngồi cạnh Phan trước mũi thuyền. Nhìn hai tay anh bám chặt mạn gỗ, cô tủm tỉm: Đi thuyền máy lần đầu, phải hông?

Phan cười gật đầu. Anh hít sâu không khí trong lành của đất trời cuối Việt và bắt gặp mùi hương từ cô gái Khmer.

Suchia tiếp tục chuyện trò: Chắc cũng là lần đầu ông vào rừng đước?

Phan lại gật đầu.

Từ phía đuôi thuyền ông Ba Trăn cất tiếng hỏi Phan: Việc gì quan trọng mà phải đi cả quãng đường từ ngoải vào tận An Lạc dữ vậy?

Tôi tìm người.

Dạo này có nhiều người miền Trung vào Nam đi kinh tế mới, nhưng chưa thấy ai tuốt tới An Lạc.

Hả?

Tôi bảo không thấy người Trung vào An Lạc!

Gió trên sông thổi bạt giọng của hai người, họ phải nói thật to mới có thể nghe nhau.

Tôi tìm người gốc ở đây.

Bạn?

Vợ.

Vợ?

Vợ.

Sau đó là khoảng lặng.

Suchia và cha cô bối rối khi nghe Phan lặn lội tìm vợ nơi tận cùng đất nước, ở ngôi làng mang tên An Lạc, một từ trong kinh Phật hàm nghĩa bình an vui vẻ, trong khi hai cha con chỉ thấy nét u buồn trên mặt anh.

Tiếng nổ của thuyền máy nghe đanh hơn, tôn thêm tĩnh lặng của sông nước, rừng cây và cả con người.

Phan thấy muốn chia sẻ với Suchia và cha của cô, những người sẵn sàng quan tâm tới người khác. Anh kể họ nghe câu chuyện dài và phức tạp giữa anh và Lai. Chuyện kết thúc, Suchia lau nước mắt rồi dịu dàng nắm lấy tay anh bằng cả hai tay. Còn ông Ba Trăn lắc đầu nói đi nói lại tội nghiệp, tội nghiệp. Và để xua bầu không khí nặng nề, ông kể Phan nghe một chuyện mà chuyện của anh khiến ông nhớ lại.

Năm ngoái, một phụ nữ Mỹ đến tận Năm Căn tìm chồng, một sĩ quan Mỹ được cho là mất tích khi thi hành nhiệm vụ vào tháng Ba năm bảy ba, là thời gian những người lính Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, vì bà bất ngờ nhận được thông tin thật khó tin về sự tồn tại của chồng ở Việt Nam. Số là vài cựu binh Mỹ, trước kia cùng đơn vị với chồng bà, đi thăm chiến trường xưa tại một rừng đước ở Năm Căn, vùng gần biên giới Campuchia. Từ khoảng cách chừng năm mươi mét, họ bất ngờ trông thấy một người da trắng. Dù người này vội chạy vào rừng, những cựu binh Mỹ tin đó là bạn của họ, người đã biến mất hơn hai mươi năm trước. Đó là lý do dẫn bà đến với Năm Căn và ông Ba Trăn được thuê dẫn đường.

Phan mong được nghe một câu chuyện có hậu, nhưng ông Ba Trăn dẫn anh đến kết cục buồn. Người đàn bà Mỹ đến nơi có tin chồng bà từng xuất hiện. Dân địa phương xác nhận thỉnh thoảng thấy một người da trắng trong rừng, nhưng mấy tháng qua chuyện đó không xảy ra. Cho tới giờ, không ai biết tại sao sĩ quan Mỹ kia quyết định ở lại chiến trường cũ, sinh tồn thế nào, và thậm chí không biết ông ta còn sống hay đã chết.

Câu chuyện sẽ ám ảnh Phan mãi, còn lúc này anh cảm giác nó là điềm chẳng lành cho cuộc tìm kiếm của anh. Và đúng như dự cảm, cuối hành trình Phan tìm được nhà của Lai bên bờ một kênh đào, nhưng là nhà bỏ hoang.

Phan muốn biết thêm thông tin về Lai qua người phụ nữ Khmer ngồi nhai trầu dưới mái hiên nhà bên cạnh. Nhưng bà khó lòng hiểu được sắc giọng miền Trung. Ông Ba Trăn phải thay anh hỏi bà bằng tiếng Khmer. Bà ta đáp với thái độ nhiệt tình. Suchia thông dịch cho anh, rằng hai tháng trước Lai về nhà chôn chất cha, sau đó không ai ở đây thấy cô hết.

Từ cửa sổ quán nhậu, Phan nhìn ra bến tàu. Trông nó hoang vắng trong ánh sáng vàng ệch của dãy bóng điện. Tàu thuyền lớn nhỏ thả neo san sát dọc bến sông, dập dềnh trên mặt sóng lăn tăn. Anh có thể nghe âm thanh mạn tàu miết vào nhau, như tiếng nghiến răng của người ngủ mê. Ngoài xa lác đác mấy cụm lục bình theo con nước thủy triều lặng lẽ ngược dòng. Một tia chớp dài lóe sáng, ngoằn ngoèo rạch đôi bầu trời đen. Ngay sau đó là tiếng sấm rền chạy từ biển vào đất liền.

Ba Trăn giật mình tỉnh cơn gà gật, dụi mắt nhìn Phan, giọng nhừa nhựa: Xị nữa?

Phan nhìn đồng hồ rồi nhìn bà chủ ngủ khoèo trên băng ghế trong góc quán: Được thôi, nhưng 2 giờ sáng rồi, bả còn đóng cửa.

Vậy thì uống tiếp ở khách sạn! Ba Trăn đề nghị và gọi bà chủ dậy.

Phan móc ví nhưng Ba Trăn xua tay nói bữa này là của ông và ở đây không cần phải tiền nong liền tù tì như vậy, cả tháng sau đến trả cũng chẳng ai rầy.

Chừng mười phút sau hai người về tới khách sạn, bày cuộc rượu mới. Gã lễ tân đón nhận yêu cầu của Phan với câu nói đầu môi có ngay anh hai, bất cứ lúc nào anh hai, rồi nhanh nhẹn dọn bàn tại sảnh.

Phan bỗng đau nhói đầu gối phải và như nghe giọng Lai bên tai ‘phong vũ biểu của em’… Anh cất tiếng dự báo như một thói quen: Mưa.

Người đàn ông Khmer đã say khướt, không còn bắt kịp ý nghĩa, đáp hùng hổ: Ừ, không say không về!

Chừng nửa giờ sau dự báo thời tiết của Phan thành sự thật. Gã lễ tân liếc mắt lên đồng hồ treo tường, bước đến bên Phan, cúi xuống thì thầm: Đêm nay em ‘thiết kế’ hàng xịn cho anh hai nghen?

Với cái đầu trống rỗng, Phan nói tại sao không.

Gã lễ tân trở lại quầy, gọi điện. Phan thoáng nghe lời dặn ngắn ngọn ‘vào ngả sau nghen’. Rồi gã đi lên tầng trên với chùm chìa khóa, biến mất ở đầu cầu thang. Lát sau gã trở xuống sảnh, nháy mắt ranh mãnh với Phan: Sẵn sàng, anh hai!

Phan dúi vào tay hắn xấp giấy bạc.

Mưa càng lúc càng nặng hạt, kéo Ba Trăn tỉnh lại.

Tôi phải về, con Suchia chờ. Ba Trăn nói vậy rồi quay sang gã lễ tân: Tao mượn cái dù.

Tôi tiễn anh. Phan đứng lên nói.

Khỏi.

Nhưng Phan khăng khăng tiễn Ba Trăn. Hai người dừng lại một lát dưới mái hiên khách sạn. Người đàn ông Khmer ngước mặt nhìn trời đêm, hít hít bụi mưa cho tỉnh táo hơn, rồi vỗ mấy cái vào lưng Phan thể hiện lòng quý mến trước khi bung dù bước hẳn vào mưa.

Phan quay về bàn, tì tì uống cạn phần rượu còn lại trước khi lên phòng bằng những bước đi cà nhắc. Anh muốn say tới bến để có thể ngủ vùi sau khi đặt mình vào giường.

Nhưng Phan tỉnh hẳn khi mở cửa phòng. Trong ánh sáng vàng dịu của đèn ngủ, người đàn bà trẻ mặc xường xám bó sát thân trong tư thế nửa nằm nửa ngồi trên giường, mải nhìn nước mưa ràn rụa ngoài mặt kính cửa sổ. Anh chợt nhớ lời gã lễ tân ‘sẵn sàng, anh hai’.

Sau một thoáng ngập ngừng Phan hắng giọng. Người đàn bà uể oải ngoảnh lại, giật nảy mình khi nhận ra khách, đưa hai tay bịt chặt miệng chặn tiếng kêu.

Hai người nhận ra nhau cùng lúc.

Phan đứng sững, bâng khuâng tự hỏi làm sao anh có thể chịu đựng được tình cảnh thế này.

Cuộc đoàn tụ bẽ bàng đến mức cảm xúc của đôi vợ chồng đông cứng chốc lát.

Cuối cùng, Phan lại hắng giọng, và bằng những bước chân cà nhắc anh chậm rãi đi về phía Lai.

Đầu gối đau phải hông? Giọng Nam bộ của cô vẫn như xưa.

Ừ, trở trời…

Sáng sớm hôm sau, tiếng mưa quật vào kính cửa sổ đánh thức Phan. Anh nhận ra Lai không còn bên cạnh, cũng như không còn ở trong phòng. Dấu hình Lai mờ lõm trên mặt nệm và mùi nước hoa rẻ tiền thoang thoảng là bằng chứng những gì xảy ra đêm qua không phải là ảo giác cơn say.

Phan thay áo, đi như chạy xuống sảnh lễ tân. Lai không có ở đó, mà là Suchia với chiếc dù đỏ.

Chào ông, em đến trả dù cho khách sạn. Suchia bẽn lẽn lên tiếng, như thể sợ Phan biết thực ra cô đến để được gặp anh. Nhưng Phan đã lao ra cửa, chạy về phía bến tàu với hy vọng đuổi kịp Lai.

Suchia tất tả chạy theo Phan, giương cánh dù đỏ che mưa cho anh. Chiếc váy dài Khmer ướt nhẹp, dính bết vào hai đùi cô, bay phần phật về phía sau.

Tất nhiên Suchia không bao giờ được biết chuyện gì đã xảy ra với Phan tối hôm trước.

*

Thư của Thùy là điều kỳ diệu nhất Kha có được sau chừng ấy năm.

Kha ơi, bây giờ đang vào thu ở Mỹ, đêm lạnh lắm vùng sa mạc California.

Nhà thờ gần nhà em đang đổ chuông ngân vang trên những đường phố. Dư âm của nó xuyên qua tường dày và cửa đóng, lẻn vào phòng em. Em tự hỏi liệu ý niệm của em về anh có xuyên thấu tất cả để đến với anh bên kia trái đất?

Em nhẩm đếm, mười tiếng chuông tất cả, rồi không gian khu phố chìm vào yên lặng của đêm tối. Mười giờ đêm em bên này, khoảng mười giờ sáng anh bên kia. Điều gì khiến anh và em như mặt trời mặt trăng?

Cuốn tiểu thuyết của anh trên tay em đây và em có cảm giác chạm vào anh.

Em vừa về nhà từ buổi hội thảo văn học, ở đó cuốn sách mới nhất của anh được giới thiệu bởi một nhà văn Mỹ, Thomas Keller, người mà em từng gặp khi anh và em còn làm việc bên nhau ở nhà xuất bản.

Đã lâu em không đến những nơi đông đảo như vậy, nhưng đêm nay vì anh. Tên anh trong một mẩu tin trên báo đã kéo em ra khỏi nếp sống ẩn dật. Và ở đó em tình cờ gặp Giang, người nhận lời chuyển thư này.

Đọc tiểu thuyết của anh, em có cảm giác anh đang trò chuyện với em và chỉ một mình em. Vì vậy em không thể không viết ra điều gì đó, cho anh hay cho chính em, hay chẳng cho một ai cả.

Anh có nhận ra chữ viết của em nguệch ngoạc thế nào không? Em run khi viết cho anh đó, không vì cái lạnh đêm tháng Mười, mà vì cảm xúc dạt dào trong em. Điều này mới mẻ với em vì từ lâu lòng em như mặt hồ lặng sóng.

Có lẽ em vừa ra khỏi giấc ngủ đông của mình, để cuối cùng hiểu được sự khác nhau giữa lãng quên và chôn giấu tâm tình. Em muốn nói là em biết mình không thể quên quá khứ, không thể quên anh.

Kha ơi, em muốn viết ra đây điều em chưa bao giờ nói thành lời trước đây, là em yêu anh, yêu anh nhiều lắm. Không ngày nào trôi qua mà em không nghĩ đến lần đầu tiên, cũng là cuối cùng, anh và em hòa nhập vào nhau trong kho sách cách đây mười lăm năm.

Chiều hôm đó, sau khi rời khỏi anh, em về nhà, rơi ngay vào tình huống không ngờ. Huy đã vứt bỏ lớp ngụy trang điên dại, kết thúc vở kịch ‘khổ nhục kế’. Với sự giúp đỡ của những người cùng tổ chức chính trị, Huy đã bí mật lên kế hoạch vượt biên. Em rối bời tâm trí, nhưng không là người được phép chọn.

Huy giữ riêng em trong phòng, khóa ngoài. Đó là lần đầu tiên em nhận ra em là người vợ sợ chồng hơn là yêu.

Khoảng nửa đêm, Huy đưa em và bé Linh đến một bờ biển vắng, lên một tàu đánh cá. Ít nhất có khoảng năm mươi người đến trước bọn em, chen chúc dưới hầm tàu.

Khi mặt trời mọc, tàu đã ở hải phận quốc tế, nhắm hướng Hồng Kông. Bé Linh còn chịu tác dụng thuốc an thần, ngủ ngon như đang ở nhà. Đó cũng là lúc Huy nhìn em trong im lặng và bằng ánh mắt người chồng. Em xúc động trước cử chỉ của Huy nhưng đồng thời xấu hổ. Đã có những lúc anh với em tình tứ trước mặt Huy. Đọc được tâm trạng em, Huy nắm tay em, nghiêng đầu thầm thì em ơi chuyện cũ qua rồi.

Em vùi mặt vào vai Huy khóc nức nở. Sau đó bọn em ngồi bên nhau trong im lặng, như thể không còn gì để nói. Thật ra đó là khoảnh khắc hạnh phúc mà bọn em từng chạm tới được.

Chiều tối cùng ngày tàu đi vào vùng áp thấp. Trong gió to sóng lớn tàu bỗng chết máy, trôi dạt suốt đêm. Thuyền trưởng quyết định ném các phuy dầu xuống biển để cứu tàu khỏi chìm.

Bình minh thứ hai đến với mây mù và nỗi lo. Thuyền trưởng thông báo tàu đã trôi tới vùng biển phía Nam nên phải đổi điểm đến. Malaysia thay vì Hồng Kông.

Đến trưa thì chữa xong máy tàu, nhưng cần dầu cho hành trình. Chỉ đến khi hoàng hôn buông xuống mới có một con tàu xuất hiện gần chỗ bọn em. Quên đói khát, quên mệt mỏi, mọi người vẫy khăn, gào to cầu cứu. Nhưng niềm vui bị thay thế bởi nỗi kinh sợ khi thuyền trưởng nhận ra đó là tàu cướp biển Thái Lan!

Bọn cướp dễ dàng khống chế đám người vượt biên. Nữ trang, vàng và đô-la Mỹ chưa đủ. Chúng giở trò hãm hiếp phụ nữ, bắt đầu với những cô gái trẻ nhất. Rồi một tên túm tóc em, kéo mạnh khỏi tay Huy, đưa sang tàu hắn. Huy xin buông tha, nhưng hắn đẩy Huy té ngửa trên sàn tàu, tiếp tục kéo lê em. Như sói điên, Huy bất ngờ phóng lên ghì chặt lấy hắn. Tên cướp buông em ra để chống trả. Cả hai lăn trên sàn tàu. Em nghe tên cướp rú lên ằng ặc, rồi nhận ra hắn đã bị Huy cắn ngập vào cổ. Một tên cướp chạy đến giải cứu đồng bọn. Phát súng vang lên. Máu trào loang ngực Huy. Đó là hình ảnh cuối cùng em thấy trước khi ngất đi.

Về sau, em được biết tiếng súng gây chú ý cho tàu tuần tra hải quân Thái Lan và con tàu vượt biên được cứu.

Người ta chôn Huy trên bãi san hô hoang vắng gần nơi anh ấy đã chiến đấu tới chết để bảo vệ em.

Đôi khi em tự hỏi liệu em có xứng đáng với một hy sinh như vậy?

Và tối nay, cầm trên tay tiểu thuyết của anh, một câu hỏi khác không chờ đợi đã đến: Liệu em có nên quay về nơi đã ra đi?

*

Kha thấy thèm điếu thuốc lá. Anh khẽ đắp chăn mỏng lên người Thùy trước khi bước ra khỏi boong-ga-lô bằng chân trần. Cô cần ngủ sau chuyến bay nửa vòng trái đất và hàn huyên với anh gần như trắng đêm.

Khu du lịch Lăng Cô im ắng mùa vắng khách.

Sương mù xám bạc nối liền bầu trời mặt biển và mặt trời mọc muộn nhắc Kha nhớ mùa xuân quanh quất đến gần.

Vừa hút thuốc vừa thư thả đi về phía những con sóng xô bờ, đột nhiên Kha dừng lại. Trước mặt anh dải cát vàng vỡ nát dấu chân người chiều tối qua giờ phẳng mịn tinh khiết như vẫn vậy tự hồng hoang.

Kha bước nhẹ trên bờ biển trinh nguyên, nghe cát ẩm đóng ván vỡ lạo xạo dưới chân, có cảm giác là người đầu tiên chạm mặt đất.

- Kha ơi…

Thùy háo hức chạy về phía Kha, gió biển áp tà áo ngủ màu trắng sát vào người cô và bay phần phật về phía sau.

Ném điếu thuốc, Kha giang tay đón Thùy. Khoảnh khắc đó anh chợt biết điều mình sắp nói để bắt đầu ngày mới của hai người.

‘Từ biển con người có thể học cách tự chữa lành vết thương hôm qua’.

Cũng sẽ là câu mở đầu cuốn tiểu thuyết quan trọng của anh sau này.