Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Doanh nhân Việt, người là ai?

(Rút từ facebook của Thái Kế Toại)

 

Tôi đã khỏe lên một chút. Nhiều bạn và người thân bảo anh tạm nghỉ đi, bàn việc nước mãi cũng mệt, chẳng có tác động gì.Song tôi nghĩ lịch sử vẫn cứ bò đi, tuy ngoằn ngoèo song vẫn cứ phải đến cái đich một dân tộc chờ đợi. Bài này viết đã lâu, dang dở chưa hoàn hảo lắm nhưng vì các bạn đang bàn luận sôi nổi về bài Việt Nam: Đừng đòi hỏi đạo đức ở các doanh nghiệp, nên cứ đưa ra đây để các bạn góp thêm vào.
Tôi muốn người Việt hiện đại có thêm nhiều doanh nhân tốt, có lương tâm với dân tộc.
TKT

Khi nhà văn Lê Lựu còn khỏe có một dạo chúng tôi hay đi với nhau để bàn về việc anh với nhà văn Nguyễn Hồng Thái viết cho Điện ảnh Công an một kịch bản phim truyện 2 tập về đề tài trại giam. Quan hệ chúng tôi là thân tình bởi vì khi đổi mới tôi còn ở an ninh văn hóa đã làm thủ tục cho anh và nhà văn Ngụy Ngữ đi thăm Mỹ. Bây giờ thì việc đi lại thăm thú nước ngoài đã là chuyện bình thường, nhưng trong bối cảnh những năm ấy việc hai nhà văn lần đầu tiên đi Mỹ là cả chuyện đại sự được bao nhiêu cơ quan bàn đi tính lại. Cá nhân tôi thì thành tâm ủng hộ các anh và tin rằng việc giải quyết cho hai anh đi thăm Mỹ gây ra hiệu quả tốt cho cả các anh cũng như giới văn nghệ sỹ, cho đất nước. Anh Lê Lựu quý tôi từ ngày đó nên khi tôi với tư cách Giám đốc Điện ảnh Công an yêu cầu anh giúp đỡ làm một bộ phim truyện có chất lượng anh sẵn sàng nhận lời.


Cũng vào dịp đó anh đang bận thành lập và khởi động Trung tâm Văn hóa doanh nhân. Cầm những số tạp chí Văn hóa doanh nhân đầu tiên in đẹp, giấy tốt tôi mừng cho anh đã khởi đầu một sự nghiệp mới có lẽ có ích cho đời sống chẳng kém gì sự nghiệp viết văn của anh. Rồi những buổi trao Giải thưởng Doanh nhân đất Việt được truyền hình trực tiếp rất hoành tráng. Tôi còn thoáng chút ghen tỵ với sự ủng hộ ban đầu của đội ngũ doanh nhân đối với anh. Tôi cũng hy vọng có thể bằng nội lực văn hóa Lê Lựu sẽ làm cho đội ngũ doanh nhân Việt Nam mạnh hơn, đẹp hơn, sánh tầm với doanh nhân các nước tiên tiến trên thế giới. Anh nói với các phóng viên là:
- Thành lập Trung tâm là ý tưởng của tôi. Bởi tôi nghĩ rằng phải có một đội ngũ văn nghệ để xây dựng nền tảng văn hóa cho doanh nhân, lực lượng nòng cốt xây dựng kinh tế đất nước. Tôi muốn giúp họ làm giàu không chỉ bằng tiền mà còn nhờ trí tuệ, tình cảm, văn hóa. Mặt khác, tôi muốn thay đổi một quan điểm. Đó là nếu đã xác định doanh nhân là dũng sĩ trong xây dựng đất nước thì không nên nhìn người ta như đám con buôn, chụp giật, trốn thuế, lừa đảo. Tất nhiên trên thực tế, cũng có một bộ phận doanh nhân không chịu tu dưỡng, coi tiền là tất cả. Nhiệm vụ của nhà văn là giúp họ ý thức được trách nhiệm làm giàu chính đáng.
Dự định của Lê Lựu cũng hoành tráng:
- Trung tâm hiện gồm 7 đơn vị thành viên. Tôi đã mời những người có uy tín tham gia ban quản lý như nhà thơ Nguyễn Ngọc Oánh, Vũ Quần Phương, nhạc sĩ Thuận Yến, Huy Thục, Văn Ký, đạo diễn Đặng Nhật Minh, Lê Mạnh Thích, Trần Văn Thủy... Bên cạnh đó, dự án xây dựng 7 làng văn hóa doanh nhân ở Khoái Châu (Hưng Yên) sẽ được tiến hành trong 4-5 năm. Đó là làng cổ VN các thời kỳ, làng các dân tộc VN, làng văn hóa, thể thao, làng du lịch sinh thái, làng văn hóa ẩm thực. Hiện có 2 công ty đã đầu tư cho Trung tâm văn hóa doanh nhân của tôi để thực hiện dự án này.
Lần đầu đến thăm trụ sở của anh ở tầng 1 nhà I ngõ 319 đường Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội tôi không khỏi băn khoăn. Một vị trí quá xa, heo hút nữa. Đó là một căn hộ của một nhà tập thể 4 tầng ở tận cuối nhà, xung quanh đã bịt kín bởi các căn hộ nhà dân. Để vào được nhà chúng tôi phải bỏ xe ô tô ở khá xa, còn nếu đi xe máy thì chỗ để cũng khó khăn. Lê Lựu cho tôi biết nhà này là do là ông Chủ tịch thành phố Hoàng Văn Nghiên bạn cùng đơn vị bộ đội cũ cấp cho, cứ ở tạm rồi tính tiếp.

Sau khi nghỉ hưu hai năm tôi mới lại đến thăm Lê Lựu. Vô cùng ngạc nhiên vì khung cảnh ảm đạm của trụ sở Trung tâm. Những tấm áp phích cũ kỹ đã rách. Những chồng Tạp chí Văn hóa doanh nhân xộc xệch phủ đầy bụi. Khuôn mặt tờ tạp chí cũng xuống cấp thảm hại. mất vẻ hoành tráng thưở trước. Chiếc ti vi đời cũ luôn kêu sột soạt với những cái chớp giật hình nhòe nhoẹt. Tôi hỏi những người cộng tác với anh, người ốm chết, người lừa anh một cú, người bỏ đi, người xin nghỉ... Tôi đọc một bài phỏng vấn anh của Tamnhin.net:

PV: Nói đến Trung tâm Văn hóa Doanh nhân (TTVHDN) là nói đến nhà văn Lê Lựu, nhắc đến Lê Lựu là cái hồn của TTVHDN, giờ đây sức khỏe của ông yếu, liệu người kế nhiệm có giữ được cái hồn và tìm lại được hào quang năm 2005 của trung tâm không?
Lê Lựu: Người ta bảo tôi 93 mới chết, tôi hi vọng làm 10 năm nữa người thay thế cho tôi vẫn giữ được cái mục tiêu ban đầu của trung tâm. Nay cái thiếu nhất của trung tâm là nhân lực, trước có 50 người giờ chỉ còn lại 5 người nên không đủ người làm. Lực lượng marketing thì yếu… Tạp chí doanh nhân hiện nay thường xuất bản để biếu tặng và các doanh nhân đặt mua chứ không bán ngoài. Cái người đọc thì không có tiền, người không đọc thì lại có tiền. Hiên nay tạp chí đang lỗ nặng, in hết 30 nghìn bán ra ngoài 20,5 nghìn thế nên càng in càng lỗ.
Tôi hỏi lại chuyện chuyển đổi trụ sở về gần trung tâm hoặc phía đầu Rồng, gáy Rồng cho có thanh thế, Lê Lựu lắc đầu quầy quậy: Khó lắm ông ơi, sức tôi không làm nổi nữa rồi. Tôi lại hỏi các doanh nhân không giúp à. Thay câu trả lời khuôn mặt anh cười như mếu máo.
Thế là tôi hiểu trong cái Văn hóa doanh nhân của anh có vấn đề rồi. Tại sao một lực lượng hùng hậu như thế, tiền bạc như thế mà lại để cho một người đại diện cho nền văn hóa của họ tàn tạ như thế?
Lúc sắp nghỉ hưu tôi lập trang web Mactoc.net và tổ chức làm bộ phim tài liệu nhiều tập về nhà Mạc và dòng họ Mạc kịp phục vụ lễ Khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Vương triều Mạc ở Kiến Thụy, Hải Phòng. Phim Tiếng kèn nhà Mạc 5 tập đã xong, đã phát hành rộng rãi, trang web đã hoạt động, bà con họ Mạc, gốc Mạc cả nước vui mừng, xúc động nhưng chúng tôi lại mắc nợ tiền máy quay, máy dựng của chú Châu Râu, con rể họ Mạc, em giai nhà thơ Trần Hòa Bình. Tôi đã kêu gọi các doanh nhân họ Mạc tài trợ, số tiền cũng không nhiều, chỉ khoảng trên một trăm triệu. Nhưng cùng lúc lại đang có cuộc vận động quyên góp xây dựng Khu tưởng niệm Vương triều Mạc. Riêng họ Mạc, chủ yếu là các doanh nhân cũng đã đăng ký hơn mười tỷ đồng. Không một ai lên tiếng giúp đỡ đoàn làm phim và trang web một đồng nào. Tôi cay đắng nhận ra cũng là việc họ nhưng những người anh em doanh nhân kia đang cần một cái danh trên bảng vàng bia đá hơn là trên phim, trên trang web của chúng tôi. Họ, những người anh em họ Mạc kia đã làm tôi thất vọng ghê gớm. Mặt sau của các doanh nhân là như thế, họ cần có cái tên được xướng lên trong đêm tôn vinh các doanh nhân Việt Nam hơn là việc chăm sóc cái Trung tâm văn hóa doanh nhân của ông Lê Lựu. Chỉ khi nào cần đến họ mới khoác lên cái áo Văn hóa doanh nhân của ông.
Thật lòng tôi không muốn xúc phạm các doanh nhân chân chính, hoặc phần chân chính trong các doanh nhân khác. Nhưng hiện nay nhìn vào những sự việc tiêu cực nổi cộm trong số doanh nhân nước ta quả là người tốt thì ít, người như ông Lê Lựu lo ngại thì nhiều. Mưu mánh trong làm ăn, lừa đảo cá nhân thì có thể đại xá nhưng còn những người đang tâm vì món lợi nhuận có thể mua chuộc chính quyền bán rẻ cuộc sống của rất nhiều người dân để người ta sẵn sàng chà đạp lên cuộc sống hàng nghìn, thậm chí hàng triệu con người. Như các nhà máy thủy điện miền Trung xả lũ đúng quy trình năm vừa rồi giết hơn 50 người dân, vụ Công ty Cổ phần Đầu tư – Xây dựng Toàn Thịnh Phát lấp sông Đồng Nai. Vụ Công ty FLC xây khu nghỉ mát trên bãi biển Sầm Sơn chiếm bãi đậu thuyền đánh cá của ngư dân. Vụ phá rừng quốc gia xây Resort ở Vườn quốc gia Ba Vì. Vụ doanh nhân nọ chi 5000 tỷ làm từ đường cho họ ông Nguyễn Sinh Hùng. Lại còn những dự án mang màu sắc kinh doanh tâm linh nữa. Những dự án rửa tiền cho nước ngoài hoặc cho những ông cỡ bự nào đó. Vụ Formosa, vụ chôn giúp chất thải cho tập đoàn này, lại tiếp vụ Thép Cà Ná của tập đoàn Tôn Hoa Sen, vụ xây khách sạn trong công viên Thống Nhất, vụ biến Trung tâm triển lãm Giảng Võ thành khu nhà ở 50 tầng, vụ phá quán cafe lịch sử Givral của Sài Gòn cũ, vụ thương xá Rex… Rồi đi tỉnh nào cũng thấy ở những khu đất vàng đẹp nhất ngày xưa mọc lên khách sạn của Mường Thanh, của Vingroup. Nghĩa là hình ảnh đa phần các đại gia lớn Việt Nam toàn việc ăn ngoạm đất đai của nhân dân của tổ tiên, chưa thấy ai bỏ tiền đầu tư cho tàu ngầm mini, máy bay không người lái bảo về Biển Đông, máy bay phun mưa cứu hạn miền Trung, cứu đồng bằng sông Cửu Long, cứu loài bò tót đang tuyệt chủng…
Tất nhiên như ông cha hàng nghìn năm nay tôi tin vào ân oán. Cũng đã có nhỡn tiền. kẻ chết vì tai nạn, kể chết vì ung thư, kẻ ngồi tù, kẻ phá sản, nhưng còn nhiều kẻ cao số chưa biết đến bao giờ kết thúc sự nghiệp buôn gian, bán lận. Lòng oán hận thì ngút trời. Tôi đã thấy những cuộc chiến đấu đầy lửa khói của hàng ngàn, hàng ngàn bà con Dương Nội mấy năm nay, lại Thạch Thất, Kẻ Sặt, Đồ Sơn, Nam Định nữa, miền Trung, miền Nam. Rồi vụ Ecopark, Đoàn Văn Vươn một dạo… Các vụ chiếm đoạt hàng mấy nghìn tỷ của các ngân hàng… Các vụ nhập các loại hóa chất độc cho chăn nuôi, nhập thuốc tân dược gần đát hoặc quá đát… Rồi lại có tin rằng có những dòng tiền rửa tiền, tiền của nước ngoài lợi dụng doanh nhân người Việt chiếm cứ hoặc phá hủy những huyệt đạo quan trọng của đất nước phục vụ âm mưu là suy yếu dân tộc Việt của họ.
Không rõ có vị lãnh đạo nào đương thời có thấy xấu hổ ô nhục khi các nhân viên bảo vệ kéo lê hai mẹ con người đàn bà trần truồng bị cướp đất ở Cần Thơ không. Hình ảnh này cũng đi khắp thế giới chứ không chỉ người trong nước biết.
Rồi một ngày không biết có kẻ nào còn sống sót được trong cơn cuồng phong, bão tố của nhân dân không?

Tôi chỉ ước bao giờ dân tộc Việt lại có được những bậc như Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi, Trịnh Văn Bô, Đỗ Đình Thiện, Nguyễn Thị Năm… cùng với những người lãnh đạo dân bầu trong sạch tử tế xây dựng, một nền kinh tế trong sạch, một đất nước phồn vinh.

Đầu năm 2017