Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

Ngải Vị Vị với phương Tây: bằng mọi giá phải xử lí Trung Hoa về nhân quyền

Benjamin Haas ở Hong Kong, The Guardian, thứ Năm, 3 tháng Mười Một 2016

Hiếu Tân dịch

clip_image002

Ngải Vị Vị nói chuyện tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York. Ảnh: Drew Angerer/Getty Images

 

Các chính phủ phương Tây cần đòi hỏi Trung Hoa về nhân quyền và ủng hộ những nguyên tắc của các nhà hoạt động nhân quyền Trung Hoa, nhà bất đồng chính kiến Ngải Vị Vị nói – ông ca thán về tình trạng đàn áp mà họ đang phải chịu, và kêu gọi các “đối tác làm ăn” với Bắc Kinh trong phần còn lại của thế giới không nên sợ làm cho tình hình tồi tệ thêm.

Là một trong số những nghệ sĩ nổi tiếng nhất thế giới còn sống, Ngải đã từ lâu va chạm với chính quyền Trung Hoa, lên đến cực điểm trong 81 ngày bị giam giữ của năm 2011 trong cuộc đàn áp qui mô lón đối với bất đồng chính kiến. Sau đó ông bị cấm ra nước ngoài hơn bốn năm, và hộ chiếu của ông bị tịch thu.

“Điều đó có làm tổn thương tôi hay không không quan trọng, vấn đề là bạn phải làm cái việc mà bạn nghĩ là đúng,” Ngải nói trong một sự kiện tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York. “Bạn phải tin rằng họ phải nghe. Các bạn biết đấy, họ phải lưu tâm đến những đối tác làm ăn của họ… hoặc họ phải tôn trọng.”

Ông khuyến khích các chính phủ phương Tây duy trì sức ép lên Trung Hoa, cho dù rất có thể nó dẫn đến việc đối xử mạnh tay hơn với các nhà hoạt động. Trong mấy năm gần đây ngày càng có nhiều chính khách nước ngoài muốn bỏ việc thảo luận các vấn đề nhân quyền để xây dựng những mối quan hệ kinh tế gần gũi hơn với Bắc Kinh.

Từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền năm 2012, Trung Hoa đã phát động một cuộc đàn áp qui mô lớn đối với xã hội dân sự, với hàng trăm luật gia và các nhà hoạt động bị bắt hoặc bị tù khi nhà cầm quyền trở nên bất dung hơn với bất kì phát ngôn nào phản đối đường lối của Đảng Cộng sản.

“Nếu bạn động chạm đến bất kì vấn đề chính trị nào thì hoàn toàn không có chuyện thượng tôn pháp luật”, Ngải nói. “Tôi có thể nói tình hình ngày càng tồi tệ. Hầu như không có một kẽ hở nào cả.”

Ông than rằng ngay đến các luật sư bảo vệ “những quyền cơ bản của khách hàng của họ” cũng trở thành những mục tiêu của nhà cầm quyền.

“Chỉ cần bạn bảo vệ mấy người bị kết tội sai, là bạn có thể vào tù”, Ngải nói. “Và nhiều người trong số họ đã bị kết tội sai mà không hề được xét xử, bây giờ vẫn còn đang trong tù.”

Hạ Lâm [Xia Lin] một luật sư trước đây đã biện hộ cho Ngải và các nhà hoạt động khác, bị kết án 12 năm tù giam vào tháng Chín bằng những lời buộc tội lừa bịp. Nhiều người thấy bản án như một sự trả thù việc biện hộ cho những khách hàng chính trị quan trọng.

Hơn hai trăm luật sư và nhà hoạt động đã bị bắt giữ trong đợt càn quét toàn quốc mùa hè vừa rồi, một số công ty luật đã bị nhằm đến rõ ràng chỉ vì danh sách khách hàng của họ.

Công việc gần đây của Ngải chuyển từ phê phán chính phủ sang tập trung vào những người tị nạn Syri và loạt chân dung Lego của những nhà hoạt động hi sinh cho nhân quyền nổi tiếng ở khắp nơi trên thế giới.

Cuộc tirển lãm gần đây của Ngải tổ chức ở nhà tù Reading nơi Oscar Wilde từng bị giam, Ngải góp một tác phẩm mô tả chi tiết cảnh ông bị giam, trong đó ông muốn gãi đầu hay uống hớp nước cũng phải xin phép, và bọn lính gác đứng trên đầu khi ông tắm hoặc ngủ.

Ông đã so sánh những điều kiện sống mà ông đã trải qua với những điều kiện mà những người tị nạn châu Âu đang phải đối mặt. Ông nói mặc dù ông đã trải qua sự đối xử cực kì tàn bạo ở Trung Hoa, ông vẫn “không bao giờ có thể tưởng tượng nổi những điều kiện sống như vậy.”

ĐỌC THÊM:

Ngải Vị Vị: ‘Về nhiều mặt Trung Hoa bây giờ đúng như thời Trung cổ.'
Charlotte Higgins
, nhà bình luận nghệ thuật chính, The Guardian, thứ Hai, 11 tháng Tư 2011

Hiếu Tân dịch

clip_image002[4]

Ngải Vị Vị với tác phẩm Sắp đặt của ông tại Tate Modern. Từ lúc đó ông bị nhà cầm quyền Trung Hoa bắt giữ. Ảnh BBC/Getty.

 

Hai ngày trước khi Ngải Vị Vị biến mất, nhà nghệ sĩ đã nói về việc bị công an theo dõi và quấy nhiễu tại xưởng vẽ của ông ở Bắc Kinh, và cảnh báo rằng: “Những người có đầu óc và tiếng nói khác biệt bị ném vào tù”.

Mô tả sự săm soi kĩ lưỡng của chính quyền đối với ông, ông nói: “Có hai camera theo dõi ở cổng nhà tôi, điện thoại của tôi bị nghe trộm, mọi tin nhắn tôi gửi lên microblog của tôi đều bị kiểm duyệt.”

“Hôm qua và hôm kia hơn một chục cảnh sát đến chỗ tôi, nhưng tôi cho là chỉ để quấy rối. Hôm nay họ lại đến,” ông nói với đài ARD của Đức trong cuộc phỏng vấn cuối cùng trước khi ông bị quan chức chặn ở sân bay Bắc Kinh.

“Về nhiều mặt Trung Hoa bây giờ đúng như thời Trung cổ. Trung Hoa kiểm soát trí óc con người và luồng thông tin đúng như thời kì trước Khai Sáng”, ông nói.

Ông nói thêm như tiên tri: “Các nhà văn, các nghệ sĩ, các nhà bình luận trên mạng bị bắt và quẳng vào nhà tù khi họ suy nghĩ về dân chủ, mở cửa, cải cách và lí trí. Đó là thực tế ở Trung Hoa.”

Ngải trở thành nạn nhân đáng chú ý nhất của cuộc đàn áp tàn bạo của Trung Hoa đối với bất đồng chính kiến trong một thssp niên khi ông bị bắt vào đầu tháng này. Các cường quốc phương tây và các nghệ sĩ đã kêu gọi trả tự do cho ông, hiện giờ chưa biết ông ở đâu.

Trong cuộc phỏng vấn Ngải than phiền về việc bóp nghẹt tự do biểu đạt ý kiến, ông nói: “Mỗi mẩu tin ở Trung Hoa đều bị bộ tuyên truyền kiểm soát”. Nhưng ông khẳng định ông muốn ở lại trong nước. “Trừ khi tôi hoàn toàn không còn lựa chọn nào khác, như tính mạng tôi bị đe dọa, tôi sẽ không rời khỏi đây bởi vì tôi thuộc về nơi đây và không có lí do gì để tôi rời bỏ nó.”

“Điều duy nhất tôi có thể làm ở trong nước là vào Internet, tuy nhiên tên tôi là một từ nhạy cảm trên mạng Internet ở Trung Hoa, và tên tôi không được phép hiện trên các trang mạng Trung Hoa. Vì thế điều kiện làm việc vô cùng tồi tệ.”

Trong một cuộc phỏng vấn khácvới hãng Time Out London vào 12 tháng Tư, thực hiện ít lâu trước khi ông bị bắt, Ngải nói về việc ông sợ tù đày.

“Tôi sợ bị bỏ tù, nhưng cha tôi là một nhà thơ [Ngải Thanh 1910-1996]. Tôi không mấy ngưỡng mộ ông như một nhà thơ, nhưng tôi đặc biệt ngưỡng mộ ông, khi mới ngoài hai mươi tuổi đã bị ngồi tù sáu năm, và sau đó bị đi đày 20 năm trong điều kiện cực kì khốn khổ, phải quét dọn nhà xí công cộng, thế mà ông vẫn sống sót trở về.”

“Bởi vậy khi tôi nghĩ đến cha tôi, tôi nghĩ: đây thật sự là một tâm hồn mạnh mẽ, một nhà thơ, người đã chấp nhận một loại nhà tù, một thân phận con người. Đó là một tuyên ngôn, anh hiểu không? Đó là lí do tôi cố gắng tìm hiểu điều gì có thể xảy ra trong nhà tù. Những không có ai thật sự biết điều gì xảy ra.”

Ông mô tả vai trò của ông như một nhà bất đồng chính kiến kiệt xuất, sử dụng mạng Internet, đặc biệt trang Twitter để liên lạc với giới trẻ Trung Hoa. “Họ nói: Ông này là người kiên định và có nhiều khả năng, nhưng ông ấy đứng về phía tôi và phê phán hiện trạng và muốn thay đổi.” Như vậy hoàn cảnh của tôi mang lại cho nhân dân niềm hi vọng xuyên qua bóng tối tưởng không thể nào xuyên thấu. Nhân dân đã chán ngấy hoàn cảnh hiện nay rồi, một số người đã qua nhiều thế hệ, và đã trở nên hoàn toàn vô vọng.

Sự theo dõi thường xuyên của nhà cầm quyền, ông nói: “luôn luôn bộc lộ cái yếu kém của chính quyền. Thật thảm hại, thậm chí bạn không buồn nói đến nó: sự thiếu tự tin của họ, sự thiếu kĩ năng truyền thông của họ, việc họ từ chối thảo luận bất kì vấn đề có tính trí tuệ nào. [Đảng Cộng sản] là cứ phải có kẻ thù. Họ phải tạo ra bạn là kẻ thù của họ để họ tiếp tục tồn tại. Thật nực cười…”.

Những Hạt giống Hướng dương của Ngải Vị Vị, Sắp đặt Nhà Tuôcbin hiện nay của ông ở Tate Modern, đang trưng bày đến ngày 2 tháng Năm. Tòa nhà đó đã trở thành tiêu điểm biểu thị sự ủng hộ đối với nhà nghệ sĩ, với hàng chữ “Thả ngay Ngải Vị Vị” hiện lên nổi bật từ hộp đèn trên đỉnh tòa nhà vốn dành để quảng cáo những cuộc triển lãm. Hôm chủ nhật các nghệ sĩ Trung Hoa và những cổ động viên người Anh đã bày trên cỏ bên ngoài phòng tranh những bức tranh hạt giống hướng dương mang tên 50 nhà bất đồng chính kiến và nghệ sĩ bị bắt giữ.

Những cuộc triển lãm lớn tác phẩm của Ngải Vị Vị sẽ mở cửa ở Nhà Someset và Lisson Gallery ở London vào tháng Năm.