Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Bản lĩnh trí thức

(Rút từ facebook của Kiều Mai Sơn)

 

1/ Tấm ảnh này chụp vào dịp 20/11/1992, tức là cách đây 24 năm, suýt soát 1/4 thế kỷ. Những người học trò đến thăm thầy và mừng thọ người thầy của họ đại thọ 80 tuổi.

Trong bức ảnh 4 người này đã có 3 người ra đi. Người duy nhất còn sống là nhà giáo Nguyễn Đức Nga, năm nay cũng 87 tuổi. Người ngoài cùng bên trái, đã mất, là nhà giáo Trịnh Hiệt, nguyên Trưởng phòng HCTH trường ĐHSP Hà Nội. Người phụ nữ duy nhất, đứng ngoài cùng bên phải, đã mất năm 2013 là Đạo diễn - NSND Bạch Diệp.

Còn người thầy mặc áo thọ là Giáo sư - Nhà văn Trương Tửu - Nguyễn Bách Khoa (1913-1999).

2/ Kết thúc vụ Nhân văn - Giai phẩm, năm 1958, Hội Nhà văn Việt Nam khai trừ Trương Tửu ra khỏi Hội. Trường ĐHSP và ĐH Tổng hợp cũng đóng cánh cửa lại với ông. Ông thì tuyên bố BẺ BÚT kèm theo lời tuyên bố: Cuộc đời có nhiều cánh cửa đi vào, đóng cửa này thì ta mở cửa khác.

Quả thật vậy, ông đã tự mở cánh cửa đi vào nghiên cứu Đông y để trở thành Lương y Hoàng Canh phố Hàng Gà châm cứu nổi tiếng. Ông còn mở tiếp cánh cửa nghiên cứu Tử vi mà Hoạ sĩ Dung Ly Truc có thể kể từ chính lá số của mình.


Thiếu tướng Phạm Chuyên, nguyên Giám đốc Công an TP Hà Nội có hôm nói với tôi:
- Khi nào mày đến tao, tao sẽ cho mày xem lá số Tử vi cụ Trương Tửu viết cho tao.

Năm 1992, gặp lại các đồng nghiệp như Gs Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Lân, Phan Ngọc và các học trò ĐHSP Văn khoa khoá 1 (1954-1957), Gs Trương Tửu lại sang sảng chia sẻ:
- Bây giờ đổi mới rồi, như khuôn mặt bụi, gặp trời mưa, thì ngẩng mặt lên mà đón nhận những giọt nước mát lành ấy.

(Trước đó, năm 1987, Ban liên lạc đã lên danh sách mời các thầy, trong đó có Gs Trương Tửu, Gs Nguyễn Mạnh Tường, Gs Trần Đức Thảo...thì ông học trò họ Phan Cự đã cắp cặp lên báo cáo cơ quan an ninh. Thế là các thầy đến dự nhưng không được phát biểu gì. Bạn đồng môn có ông cay quá, làm ngay bài viết trên báo Văn nghệ. Chuyện này Nhà văn Thái Kế Toại biết rõ vì hồi đó ông là người có trách nhiệm).

3/ Bắt lái vào chuyện Bản lĩnh trí thức. Số là khi xử lý những Gs ở Đại học, các cụ Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo đều có bản Tự kiểm thảo thành khẩn nhận khuyết điểm. Cụ Tường 1 bài đăng 2 kỳ trên báo Nhân Dân. Cụ Đào Duy Anh, cụ Trần Đức Thảo thì hẳn 3 kỳ mỗi cụ.

Đã thành khẩn như vậy mà vẫn còn bị ĐÁNH BỒI tiếp cả loạt bài sau đó. Nào là: Nguyễn Công Hoành - giáo viên trường Học sinh miền Nam thì bảo Ông Trần Đức Thảo chưa kiểm thảo thành khẩn; Gs Nguyễn Hoán - Chủ nhiệm khoa Hoá trường ĐH Tổng hợp thì phang cho 2 kỳ: Trần Đức Thảo vẫn che giấu chân tướng bằng những luận điệu lừa bịp quanh co... Ông Vương Hoàng Tuyên (sau này trở thành nhà Dân tộc học tên tuổi) thì khẳng định: Ông Đào Duy Anh chưa thành khẩn kiểm thảo...
Ông Nguyễn Văn Long (hiện chúng tôi chưa xác minh được tiểu sử, có lẽ là Đảng viên Đảng Xã hội) thì nêu giải pháp: Làm thế nào giúp đỡ đồng chí Nguyễn Mạnh Tường cải tạo có kết quả?

Tổ trưởng Tổ Tâm lý học (lúc đó chưa có khoa) chung cho cả 2 trường Sư - Tổng là Nguyễn Lân (ông tự hào vì có 2 quyết định của Hiệu trưởng Phạm Huy Thông và Hiệu trưởng Nguỵ Như Kontum cử làm Tổ trưởng cho cả 2 trường) vốn đã tham gia sàn đấu với bài TRƯỜNG ĐHSP ĐÃ NHỔ ĐƯỢC 2 CÁI GAI là Trần Đức Thảo và Trương Tửu. Nay ông tiếp tục thượng đài với cú đánh bồi: Góp ý kiến về vấn đề người trí thức tự cải tạo.
(Hà Nội mới đây đã gắn biển tên đường Nguyễn Lân ở quận Thanh Xuân. Ông PV Thanh Hà cứ ấm ức mãi).

Còn cụ Trương Tửu thì không thấy có bài tự kiểm thảo nào. Nhà văn Nguyễn Bản kể với tôi rằng:
- Hôm đến mừng thọ thầy 80 tuổi, tôi có khen là thầy có bản lĩnh vì thầy không kiểm thảo. Thầy Tửu thẳng thừng trả lời:
- Tôi cũng viết kiểm thảo như ông Đào, ông Tường, ông Thảo chứ nhưng người ta không chấp nhận. Chứ tôi cũng không anh hùng như các anh chị nghĩ đâu.
Nguyễn Bản bình: Chỉ riêng việc đó cũng cho thấy thầy là người có bản lĩnh rồi./.

P/s: Ai mà làm phim về các cụ trí thức thời Nhân văn Giai phẩm, hẳn phải có hình ảnh SÀN ĐẤU mới vui.