Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

THẢO LUẬN “VẤN ĐỀ DẠY CHỮ HÁN TRONG NHÀ TRƯỜNG“ (11)

Việc dạy chữ Hán có những liên hệ rộng lớn hơn chứ không phải riêng trong lĩnh vực ngôn ngữ

Vương Trí Nhàn

 

Trong các phát biểu tại Hội thảo Vai trò của Hán Nôm trong văn hóa đương đại diễn ra hôm 27/8, nhiều người chủ yếu nhấn mạnh về mặt chuyên môn, đại ý là "Cần dạy chữ Hán để giữ sự trong sáng của tiếng Việt"
Nhà giáo Đoàn Lê Giang có mấy ý mới:
1/ Trong số các quốc gia thuộc khu vực đồng văn (các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc - PV) chỉ có Việt Nam là từ bỏ chữ Hán hoàn toàn nên thế hệ sau ít hiểu biết về quá khứ dân tộc.
2/ Từ bỏ chữ Hán cũng là lý do khiến thanh niên Việt Nam [trở nên những con người – VTN thêm] đơn giản nhất, học hành hời hợt nhất, các nhà khoa học xã hội của Việt Nam cũng kém nhất so với học giả các nước và nước ta nghèo nhất, lạc hậu nhất so với Nhật, Hàn hay Trung Quốc.
3/ Ông Giang cũng cho biết, nghiên cứu của một trung tâm nơi ông được mời dạy chữ Hán Nôm cho học sinh tiểu học cho thấy, những học sinh được học chữ Hán Nôm hình thành và phát triển nhân cách tốt hơn những học sinh khác không được học (xem nguyên văn trên bản tin VietNamNet 29-8-16)
Tôi chỉ dẫn ra Đoàn Lê Giang vì không phải người trong giới, không dự hội thảo mà chỉ đọc VNN, nên không biết ngoài ông Giang còn có những ai trùng với ý trên chỉ theo kinh nghiệm mà dự đoán các ý tương tự như của ông Giang thuộc loại thiểu số.
Nhưng, học theo cách sống và cách nói của Phan Khôi, hôm nay "tôi đang muốn đứng về cái đám thiểu số này". Tôi buồn vì họ đang là thiểu số. Dù các ý kiến như của ông Giang có chiếm đa số nữa cũng còn không biết bao giờ mới thực hiện được. Nữa đây lại là thiểu số. Ở Việt Nam, tôi biết rồi, người thiểu số bị quên đi là may, có khi họ lại còn không được làm việc nữa. Nhưng tôi vẫn thấy, theo ông Giang là đúng. Sau đây là một bằng chứng lịch sử, tôi đã dẫn nó ra trên trang Fb VUONGTRINHAN 17-10-2014, nay xin chép lại.

Trong cuốn sách "Việt Nam và Pháp, bạn hay thù" tác giả Philippe Devillers, nxb Tổng hợp TPHCM, 2006 các trang 288-290 có một đoạn kể lại những tính toán của người Pháp sau khi chiếm được các tỉnh miền Tây, cuối thế kỷ XIX , muốn xác định nền giáo dục ở các xứ bảo hộ để phục vụ cho nền cai trị của họ ra sao.
Lúc bấy giờ đô đốc Bonard còn phân vân không biết nên dạy cho người bản xứ là chữ Hán hay chữ Quốc ngữ. Nhưng các cha cố thì kiên quyết là dạy ngay chữ Quốc ngữ vì nó rất cần cho việc giảng đạo của họ mà lại học được nhanh.
Ở chỗ này, tôi thấy Bonard là một người rất sâu sắc. Ông ta bảo rằng đúng là học chữ Quốc ngữ thì nhanh biết chữ thật nhưng chỉ tạo ra những con vẹt; có điều do nhu cầu của việc bình định, ông ta vẫn đồng ý với việc dạy chữ Quốc ngữ.
Sau này, tôi có đọc được trong một cuốn sách của Nguyễn Văn Trung về chữ quốc ngữ, cuốn này vì in ra từ cuối 1974 đầu 1975 nên ít người biết, và tôi cũng không có nó trong tay nên không chụp lại được. Nhưng cam đoan rằng ở đó Nguyễn Văn Trung có dẫn lại ý của một người Pháp nói là từ sau khi việc dạy chữ Quốc ngữ được phổ biến thì mặt bằng đạo đức xã hội của các tỉnh miền Tây thời đó thấp hẳn xuống.
Cái lạ ở đây là sự xuất hiện của nhóm từ "mặt bằng đạo đức".
Như vậy, ngôn ngữ không phải là một công cụ vô can? Ngôn ngữ có liên quan tới sự định hình đời sống tinh thần và trình độ làm người của các dân tôc?
Hôm nay giở lại cuốn sách của Philippe Devillers, thấy ở tr 289 có chép lại những lời giảng giải của một người Pháp là Luro về sự khác nhau giữa việc học chữ Hán và việc học chữ quốc ngữ:
"Biết đọc và biết viết , trong tiếng Trung Hoa, có nghĩa là đã để vài năm ở tuổi thanh niên của mình dừng lại trên những cuốn sách đạo lý, lịch sử, đã nghiên cứu và thấu hiểu các cuốn sách đó. Như vậy là đã nhận được cả sự học vấn và sự giáo dục […]. Còn với hệ thống của chúng ta [với tiếng quốc ngữ mà chúng ta dạy] đứa trẻ ra khỏi trường mà chẳng có chút kiến thức về đạo lý tức là chẳng được giáo dục gì cả."
Tôi rất thích cái ý tưởng này bởi lẽ, ngược với ý kiến nhiều người quá tự hào về chữ quốc ngữ và việc dạy chữ quốc ngữ từ 1945 tới nay, tôi thấy việc bỏ qua không dạy tiếng Hán Việt – dạy một cách khoa học, cẩn trọng nghiêm túc – đã là cản trở cho sự phát triển của xã hội Việt Nam, nhất là khi ta bước sang thời hậu chiến.

 

Nguồn: FB Vương Trí Nhàn