Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Tôi muốn góp ý...

Trần Ngọc Vương

 

Đã vài ngày qua, sự kiện mà hàng trăm triệu người, đặc biệt là hàng chục triệu số phận mưu sinh bằng những nghề liên quan tới biển ở khu vực miền Trung, sốt ruột đợi chờ, dường như đã diễn ra, "một cách êm ả", thậm chí ngoài "tầm đón đợi" của cái gọi là "các cơ quan và bộ phận chức năng": sự kiện được định danh "công bố nguyên nhân cá chết". Căn cứ vào toàn bộ diễn biến của những gì mà truyền thông nhà nước lẫn mạng xã hội đã đưa, tôi cho rằng việc định danh sự kiện như thế là sai, khiến người đọc người nghe ngộ nhận, làm lệch trọng tâm vấn đề.

1. Nguyên nhân biển bị đầu độc, hải sản chết tận gốc và người dân miền Trung thất nghiệp hàng loạt và lâu dài, cho tới giờ phút này, bỏ qua mọi sự xuyên tạc, mọi sự nguỵ biện trí trá, mà trước hết là của chính những người đại diện của các cơ quan chức năng và truyền thông nhà nước, những suy diễn quá đà của những cá nhân ưa thích "thuyết âm mưu" cả từ hai lề, một kết luận đơn giản mà ai cũng biết từ thời điểm phát hiện hiện tượng cá chết hàng loạt dọc bờ biển miền Trung. Đại diện của Formosa cũng không từng phủ định sự quy kết ấy. Vậy các đại diện của các cơ quan chức năng hà cớ gì không ráo riết định hướng điều tra theo hướng đó, mà cứ phải thực hiện nhiều "thao tác": nghi binh (thuỷ triều đỏ, El Nino...), trấn áp (người biểu tình, người lên tiếng), răn đe (toàn dân toàn đảng)?

Thực chất trong khoảng gần ba tháng "điều tra, tìm hiểu" ấy có phải mọi bộ phận được liên đới đã dồn toàn lực chỉ để xác định chính xác nguyên nhân biển ngộ độc hải sản bị tận diệt quy mô lớn? Nếu câu trả lời khẳng định, thì chắc chắn sắp tới đây chúng ta sẽ được đọc một bản cáo trạng "dài dằng dặc" từ phía các bộ Tài nguyên – Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng cục Biển, Bộ Tư pháp, Hội Nghề cá, v.v. Và Formosa hãy chuẩn bị tinh thần mà đối diện với tất cả các "nguyên đơn" ấy!

Nhưng dường như "không phải thế, vạn lần không phải thế"! Formosa đã " bình tâm và bình thản" sản xuất ra một cái công văn không thể nào vô cảm hơn, ở đó họ mặc định về tội ác (tôi không nói: "tội lỗi"), nhưng giải thích giản dị đến "nao lòng": tại vì nguồn điện (hàm ý: trách nhiệm không thuộc bản thân?) mất kéo dài nên mới ra cơ sự ấy. Nói thế mà nghe được? Nói thế mà lọt lỗ tai? Ai nghe thấy được thì nghe, riêng tôi thì không!

2. Chờ đợi mãi "cuối cùng em cũng đến" (xin lỗi mượn tạm Hoàng Nhuận Cầm nhé!), nhưng rồi tôi đã thở dài thất vọng: nếu ở quy mô cuộc họp báo của chính phủ mà quá ít thông tin hữu ích như thế, thì cần xem lại cung cách sử dụng truyền thông, nhất là truyền thông đại chúng, ở ta.

3. Dường như mọi sự chú mục của các nhà báo và công chúng tập trung vào việc và cách thức giải quyết hậu quả của tội ác đầu độc biển và huỷ diệt môi trường, tội gây thất nghiệp hàng loạt và trên diện rộng. Nhưng dường như ở "phân khúc" này, ta chứng kiến tình trạng mà từ thời xửa thời xưa người đời đã nhận xét: từ quả núi sự kiện đẻ ra con chuột nhắt đỏ hỏn có tên: "500 triệu dollar tiền đền bù". Tôi chưa thể nói xác quyết rằng số tiền đó ít hay nhiều, có được trả cấp bách hay không (vì dân ta đang đói chết theo nghĩa đen kia kìa!), đã có phần trả cho Bộ Quốc phòng hay chưa (vì họ phải tạm thời thay chiến lược "quốc phòng toàn dân trên biển" bằng những chiến thuật phù hợp!), v.v. mà chỉ trực cảm cho rằng lối "thanh toán biến cố lịch sử" theo cách này làm lộ rõ tư duy tiểu nông "tiền tư bàn chủ nghĩa" của mấy nhà lãnh đạo, hoàn toàn không đúng chút nào với "quy trình" – chả là lâu nay lãnh đạo ở các bộ ban ngành từ trung ương đến địa phương ở ta nghiện và núp sau chữ này –, thứ tội ác chỉ có thể được giải quyết bằng một phiên toà quy mô lớn.

4. Vì những lẽ trên, tôi đề nghị các bên đương sự (Nhà nước và chính phủ Việt Nam, đại diện lãnh đạo Hà Tĩnh, đại diện các tỉnh miền Trung, đại diện Formosa, đại diện các tổ chức và cộng đồng cư dân có liên quan nên cùng ra trước một phiên toà tương thích để giải quyết vấn đề này theo luật pháp của các quốc gia và luật quốc tế hữu quan.

Nếu làm được như thế, tôi xin bày tỏ trước sự ngưỡng mộ và tôn trọng của mình đối với tất cả các bên đương sự.

Nguồn: FB Trần Ngọc Vương