Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Văn học miền Nam 54-75 (207): Võ Hồng (10)

THIÊN ĐƯỜNG Ở TRÊN CAO

Phần 11

Tôi theo chân vị linh mục bước lên lầu hai. Nơi đầu cầu thang, nhìn lên

mặt tường trước mặt là một bức tranh lớn trình bày một cái sọ người. Một hàng chữ chú thích ở dưới: Có thể tối nay bạn chết. Dưới câu chữ Việt là câu chữ Pháp: Cette muit peut -être. Câu này có ý ngh ĩa kín đáo hơn. Đêm nay, có thể: dưới câu chữ Pháp là câu chữ Trung Hoa. Ý nghĩa cũng lộ liễu như câu tiếng Việt với chữ Tử nghĩa là Chết sờ sờ. Cuộc đời bi thảm vậy đó. Các tu sĩ luôn luôn dọn mình để nghĩ về cái Chết.

- Tu viện của chúng tôi còn nhỏ - lời vị linh mục.

- Số linh mục còn ít, còn chưa được gọi là Abbaye1. Danh xưng vẫn còn là

Monastère2.

Tôi không để tâm phân biệt một tu viện lớn với một tu viện nhỏ. Tôi thấy cả hai đều giống nhau vì chung cả hai đều rút gọn cuộc đời vào một chiếc đầu lâu.

Nắng chiều nhuộm vàng những tàu dừa cao. Gió thổi lồng lộng làm ngả nghiêng những cành khuynh di ệp. Tôi xin phép cáo từ vị linh mục. Ông tiễn chân tôi ra tận cổng. Ông quay lại chỉ cho tôi xem những chữ La tinh đắp nổi trên thành trụ cổng.

- Đây là chữ Amor et Pax có nghĩa là lòng Bác ái và sự An lạc Hòa bình. Bên này là chữ Ora et Labore có nghĩa là Cầu nguyện và Cần lao. Đó là những châm ngôn mà tu sĩ Dòng chúng tôi phải luôn luôn ghi nhớ.

Vừa lúc đó một chiếc xe Hoa Kỳ bóng loáng chạy tới và nhẹ nhàng đậu ở trước cổng viện. Nghĩ rằng vị linh mục sắp có khách đến viếng, tôi cáo biệt ông một lần nữa rồi lưng thững bước xuống tam cấp. Cửa xe bên phía tay lái mở, một người đàn ông mặc sơ mi ca rô ngắn tay bước ra. Khuôn mặt béo trắng, mắt mang kính trắng gọng vàng. Cái máy ảnh quàng trên vai.

Cửa xe phía bên kia mở, một thiếu nữ áo dài màu thiên thanh bước ra theo. Tôi không muốn tin nơi con mắt của tôi. Bởi vì người thiếu nữ đó là Trinh. Nàng nhìn thấy tôi nhưng làm như không nhận ra tôi. Nàng đi lại phía người đàn ông và cả hai bước chầm chậm theo con đường râm mát bao quanh khu ngoại vi của tu viện. Vị linh mục thấy khách lạ không tỏ ý muốn vào thăm tu viện nên đã lặng lẽ trở gót. Chỉ còn tôi đứng đó, bâng khuâng nhìn theo bước đi của nàng.

Hai người đi về phía một cây xoài có thân nằm sà gần mặt đất. Nàng đứng tựa lưng vào gốc xoài. Người đàn ông bước lui, giơ máy ảnh lên bấm. Nàng lại

đổi ghế ngồi và máy ảnh được bấm lia lịa. Sau đó họ quàng vai nhau đứng thủ thỉ chuyện trò.

Tối đó tôi không đọc sách được. Những hàng chữ gãy vụn trước mắt tôi. Tôi bỏ sách, khép cửa đi ra hiên.

Đêm tối rưng rưng. Giờ này Trinh ở trong tay thằng tư bản kính trắng gọng vàng. Chúng nó ở trong một căn phòng ở lầu ba, lầu tư. Căn phòng có gắn máy điều hòa không khí. Tôi tưởng như vừa nghe tiếng máy chạy rì rì và mũi thoáng có mùi thơm mát của một căn phòng có gắn máy điều hòa không khí. Bóng điện khéo lắp kín vào tường phản chiếu ánh sáng nồng nàn khiến màu da hồng hào mời mọc. Phòng tắm kề bên lát gạch sứ men xanh, bồn tắm đồ sộ lát gạch sứ men xanh, nơi ban phát sự sạch sẽ, sự mát mẻ, sự thơm tho. Cái nệm mút êm, tấm ra trắng muốt thơm mùi lửa bàn ủi, những cái gối mềm mại... Tôi kéo mạnh cánh cửa, giậm những bước thật mạnh đi vào nhà.

Nhưng chừng nửa giờ sau, óc tôi lại quanh quẩn nghĩ về nàng. Không chắc giờ này nàng đã nằm ở căn phòng đó. Thằng tư bản đeo gương gọng vàng sợ vợ như mọi thằng tư bản, có thể đã đậu xe thả nàng xuống ở một ngã tư nào trước khi vào thành phố và sau khi móc cho nàng một xấp giấy bạc. Nàng nhớ tới tôi, nàng hối hận vì đã không đến như lời hẹn, sự hối hận càng ray rứt khi bất ngờ tôi gặp nàng đi chơi với một người đàn ông khác, trưa này. Nàng phải vội vã đến để an ủi tôi, để hôn tới tấp vào môi tôi không cho tôi kịp nói những lời trách móc. Và thế là tôi lại bắc ghế ra ngồi ở hiên.

Đêm tối mịt mùng hơn lúc nãy. Những ngôi sao xa rải rác, ánh sáng mờ nhòe. Những trụ rào đứng song song, thản nhiên, lạnh lùng. Có tiếng giày gõ lộp cộp trên đường. Tiếng giày đàn ông. Tôi nhắm mắt lại để khỏi nhìn một dáng đàn ông mà tôi không thích, vào lúc này. Nhiều tiếng nói cười lanh lảnh. Ba, bốn cô bé cầm tay nhau vừa đi vừa đùa nghịch nhau. Họ cùng ăn mặc lòe loẹt một cách quê mùa, chắc đó là những cô sến buổi tối đi rong tìm tình ái.

Im lặng. Có tiếng Honda rồ rồ ở đầu ngõ. Không có ích chi hết cho nỗi mong chờ của tôi, vì nàng không đến bằng phương tiện đó. Tiếng “Ai” đột nhiên cất lên thật to làm tôi giật mình. Tiếp theo là... “ăn trứng vịt lộn không?”. Hai ba gánh trứng vịt đi chầm chậm, ánh đèn dầu tù mù vàng khè. Những cuộc đời gồng gánh đó lương thiện và nhẫn nại và tù mù như những ánh đèn bơ vơ trong đêm.

Một chiếc Jeep chạy tới, tiếng máy nổ giòn, tiếng bánh cao su siết trên mặt đường nhựa. Giờ này đâu có công vụ, đâu có hành quân mà chỉ có du hí trên

đường về.

Những con muỗi thật d ễ ghét. Chúng bâu cắn vào chân tôi hồi nào không biết, chỉ thấy bây giờ chân cứ ngứa lên và tay cứ phải gãi soàn soạt. Tiếng chó

sủa ở một nhà nơi xa. Tiếng sủa truyền sang nh ững con chó khác ở gần hơn. Tiếng sủa ồm ồm của con béc giê ở cái vi la bên cạnh. Trong tâm trạng cô đơn chờ đợi, tôi thấy ghét tiếng chó sủa. Nó tượng trưng cho một sự bình ổn ích kỷ, một sự mãn nguyện ồn ào. Nó không dính dáng chi với sự đến thăm của Trinh hết. Chắc chắn là Trinh không có một con chó. Nàng không có tài sản nào hết, để cho con chó giữ. Không có một ngôi nhà, một căn phòng, một cái tủ để cho con chó bảo vệ. Yếu đuối, bơ vơ hơn con chó. Mọi con chó đều có quyền gầm gừ khi nàng bước lại gần giang sơn của nó.

Tôi nghe có chút đắng chát ở cuống lưỡi. Có lẽ tại vì hút thuốc lá nhiều. Khi mong chờ, khi buồn bã, khi sốt ruột, ngón tay móc điếu thuốc để lên môi, ngón tay bật lửa đều trở thành những phản xạ. Ở phố xa có tiếng cửa sắt kéo rít. Sắp đến giờ giới nghiêm rồi. Giấc ngủ đậu trên mí mắt rồi. Tiệm buôn đóng cửa, các tài sản được lật đật lo bảo vệ. Gạt ra ngoài lề đường những người không liên hệ thân tộc, những người bơ vơ. Trinh không có cửa sắt, không gạt xa ai ra ngoài được hết. Nàng chỉ có tấm thân, gia tài độc nhất của nàng và nàng đang đi lang thang trên những con đường có bóng cây âm u. Nàng không sợ mất.

Tôi uể oải đóng cửa vào giường. Không biết làm gì, tôi cầm cái đồng h ồ để bàn, lên dây. Cho có chuyện làm. Nhưng dây đồng hồ vừa mớ i lên dây gần đ ây, còn cứng ngắc. Trưa hôm sau tôi vẫn không vào giường nghỉ trưa được. Tôi lại nuôi hy vọng rằng nàng có thể đến thăm tôi giờ này nên tôi lại bắc ghế ra ngồi trước hiên chong mắt nhìn ra cổng.

Buổi trưa nắng chang chang. Nhiều nhà đ óng cửa im ỉ m. Nhưng có một điều khác với dự đoán của tôi; đó là không phải mọi đứa trẻ đều im lặng. Hai đứa học sinh ở nhà trước mặt oai oái hát bài Thi ơi, Thi ơi. Hát được vài câu, chúng nó thi nhau vừa rống vừa hú. Một cái xe đòn đám ma nhà binh sơn đen rùng rợn chạy lù lù tới đậu trước nhà bà bán rượu. Nhiều lần tôi thấy cái xe mang màu tang tóc này lui tới đậu nơi đó. Có hai cách giải thích: Một là người tài xế đến tình tự với một cô nào ở gần đó, hai là người tài xế là một tay bợm rượu đến mua hàng thường xuyên.

Chợt có tiếng xích lô đạp lạch cạch. Tôi vội vàng ngồi nhổm dậy, nhưng nhìn ra chỉ thấy cái xích lô trống đang chạy tới. Người phu xe đạp một chân, chân kia để ghếch lên thùng xe. Tôi nhìn xuống đồng hồ: Còn bảy tám phút nữa là tới hai giờ chiều.

Một người đàn bà bưng một thau nước đầy nặng nhọc đi ra đến giữa đường. Bà đổ tạt mạnh, nước chảy lênh láng. À, cái nếp sinh hoạt này đã từ lâu mình không biết đến nữa. Mình đã quen với vòi rô-bi-nê, với ống dẫn nước, với những cái cống chôn ngầm dưới đất. Cứ đưa ngón tay vặn, rồi nước chảy đi đâu không cần biết.

Có những bước chân đi xoèn xoẹt. Nhất định không phải Trinh đâu. Nàng đi quý phái nhẹ nhàng chớ không có lôi kéo dép thô tục như vậy. Sốt ruột, tôi vào nhà lấy một cuốn sách, b ất cứ cuốn gì, ra ngồ i đọc. Cuốn sách càng khô khan càng tốt vì tôi không cần chú ý đến mạch lạc. Tôi chỉ cần hiểu từng đoạn nhỏ gồm vài ba câu. À, đây: “ Điều gì làm doanh nhân thành công bộc”. Tôi đọc năm hàng. Ý nghĩa rõ ràng, lý luận gãy gọn, nhưng mục đích của tôi đ âu phải là đọc sách? Tôi đang đợi. Tôi nhìn ra khung cửa cổng. Ai mặc cái áo màu hoa hòe loáng thoáng đứng sau những song sắt. Tôi giật mình, tim đập thình thịch. Tôi vội đứng dậy, bước ra một bước, hai bước. Cái áo hoa di chuyển. Té ra nó không phải ở sát song sắt cổng mà ở mãi bên kia đường. Bị lầm lần này, tôi nổi giận bỏ vào giường nằm.

Tối đó và trưa hôm sau, tối hôm sau và trưa hôm sau nữa... tôi vẫn vừa làm việc, vừa nghĩ ngợi vừa có ý mong chờ. Cho đến một bữa nào, tôi giận dữ đập cửa:

- Dẹp! Bỏ! Đồ giang hồ bẩn thỉu?

Chú thích: 1 Tu viện lớn.

2 Tu viện nhỏ.

Phần 12

Đang ngủ tôi bỗng giật mình choàng tỉnh. Nằm lắng nghe xem nguyên do

nào. Một tiếng còi xe? Một tiếng súng nổ? Một vật gì rơi mạnh xuống sàn nhà? Không phải, ngoài cổng có tiếng gọi:

- Anh Tường ơi! Anh Tường!

Tiếng đàn bà. Gọi ai vậy? Ai là anh Tường?

- Anh Tường ơi? Mở cửa cho em. Tôi uể oải đứng dậy. Nếu là tiếng đàn ông thì tôi đã mặc kệ, muốn gọi bao nhiêu thì gọi, gọi chán họ sẽ bỏ đi. Nhiều lần bị gọi lầm như vậy tôi đã có kinh nghiệm. Người đi tìm nhà thường chỉ tìm đúng số nhà mà hay lộn con đường. Tôi bật đèn mở cửa đi ra cổng.

- Trời ơi, em gọi anh gần đứt hơi luôn. Bộ anh ngủ rồi sao?

Tôi cũng muốn kêu lên “Trời ơi, Trinh! Em đó sao”. Trong khi tra chìa vào lỗ khóa, tôi mới chợt nhớ rằng với nàng, tôi vẫn mang tên Tường. Và tim tôi đập liên hồi, rộn ràng. Nhưng khi nàng bước vào phòng khách, tôi làm mặt lạnh lùng.

- Bữa nay đi bạc hả?

- Đâu có, em đến tìm anh mà.

- Đến làm gì, giờ này?

- Nhớ anh, đến tìm anh. Tôi bĩu môi:

- Có thiệt không?

- Thiệt chứ, nói dối làm gì.

Tôi vẫn đứng yên bất động, đôi cánh tay vòng trước ngực. Nàng lại gần, lôi cánh tay tôi xuống:

- Thôi, ném cái bộ mặt hầm hầm đó đi. Người ta đến mà không biết mừng. Tôi gỡ tay nàng ra:

- Mừng thế nào được mà mừng?

- Anh giận em hả?

- Tôi đâu có quyền giận.

- Anh ghét em hả?

- Tôi cũng không có quyền ghét. Nàng la to lên:

- Tôi... tôi... tôi... Cứ tôi hoài. Bộ không thèm xưng dùm một tiếng anh với em được sao? Bộ không... - Nàng bỗng im lặng, đăm đăm nhìn tôi - Em biết em không xứng đáng với anh mà. Em là dân hư hỏng. Em là một thứ… một thứ gái giang hồ...

Tôi vội đưa tay bịt miệng nàng lai. Nàng bấu những ngón tay nhọn hoắc vào tay tôi, cố gỡ ra.

- Em... Em.

- Hãy im.

- Không... không... em không im...

Tôi bế bổng nàng lại ngồi ở ghế xa lông. Tôi cúi xuống hôn lên mái tóc. Một mùi thơm thoang thoảng nhẹ nhàng thoáng từ mái tóc. Tôi hôn lên vầng trán. Vừa nói thầm:

- Hỡi vầng trán, bộ phận bị đọa đày! Ta biết mày bị dằn vặt thường xuyên, mày phải suy nghĩ liên miên và toàn những ý nghĩ màu đen màu xám. Không thể nói rằng mày yêu đời, cho dù mày cười vui ngả ngớn, ăn phá như điên sau những cuộc vui tưng bừng nhiều khi lởn vởn ý ngh ĩ quyên sinh bởi mày thấy cuộc đời hoàn toàn trống rỗng. Thường trực nơi mày là tâm trạng chán chê, mày chán đời, mày tủi hổ, mày bỏ liều mặc kệ, sống vội yêu cuồng. Vậy mà nhìn ở vẻ bên ngoài mày vẫn giống y mọi vầng trán thơ ngây của lứa tuổi học sinh. - Tôi hôn xuống đ ôi hàng lông mày dài. - Mày cũng đẹp như hàng lông mày của Thúy Kiều, cũng vừa thanh vừa nhạt như rặng núi mùa xuân...

Tôi vừa hôn vừa suy nghĩ miên man và sự im lặng kéo dài của tôi khiến nàng chú ý. Nàng ngước mắt lên nhìn tôi:

- Anh còn giận em nhiều không? Tôi không thể nói dối lòng được:

- Nhiều.

- Sao anh không lớn tiếng đuổi em ra về?

- Bởi vì anh thương em.

Nàng gật gật đầu:

- Ừ, người ta có thể vừa giận vừa thương, càng giận càng thương. Vậy thì em mong anh giận em thật nhiều.

- Em muốn vậy?

Nàng cầm bàn tay tôi đặt lên môi:

- Vì như thế có nghĩa là anh thương em nhiều.

Tôi đi lại góc tường bật sáng cây đèn nhỏ và tắt cây đèn lớn. Nàng đứng dậy đi thẳng vào phòng tôi nằm vật lên giường.

- Cho em nằm nghỉ một lát. Mỏi quá.

- Từ chiều đến giờ đã đi đâu, đã ngồi đâu, đã nằm đâu?

- Ngồi chứ chưa nằm. Ngồi ở Pavillon d'or.

- Đêm nào cũng ngồi ở đó?

- Thường thường chớ không phải luôn luôn. Nơi đó có khung cảnh đẹp, bồi bàn lịch sự và có nhạc hay.

- Chém đắt kinh khủng.

- Nhưng mua được sự thoải mái. Cuộc đời ngắn, hưởng được đến đâu cứ tận hưởng đến đó. Anh nằm xuống đây. Đứng làm gì? Anh không phải là con hạc.

Tôi nghe lời nàng, nằm bên cạnh. Chợt nàng hỏi tôi:

- Anh có tin rằng em nhớ anh không?

- Không.

- Tại vì anh có một cách hôn nhẹ nhàng khác với người ta. Anh hôn như con chó đánh hơi.

Tôi véo mạnh vào đùi nàng và nàng cười ngặt nghẽo:

- Trời ơi, anh thưởng em như vậy hả? Em nói thiệt mà. Anh ngửi em, anh đánh hơi em như con chó thiệt mà. Những người khác họ hôn tàn bạo.

- Nhưng mà em nói hỗn.

- Nhưng mà em nghĩ thiệt và em nói thiệt. Em xin lỗi anh nghe?

Nói xong nàng ôm hôn tôi thật chặt và hôn lên môi tôi. Nàng có những nhận xét ngộ nghĩnh. Quả tình là khi hôn lên đôi môi đó, đôi má đó, tôi gượng nhẹ

nâng niu như một đứa em nh ỏ. Nàng mảnh mai như một cái bình pha lê rạn dễ nứt, như một đóa hoa dễ héo dễ tàn. Nghĩ rằng đóa hoa ấy sẽ úa héo trong một năm nữa, trong vài năm nữa, đóa hoa để rơi từng cánh, từng cánh cho đến ngày đài hoa tàn lụi xác xơ... Bởi bạch phiến sẽ ngấm dần vào từng ngày, chất độc làm tan rã dần tấm thân yếu đuố i mảnh mai. Tôi phải hôn vội vàng lên đôi môi thơm ngát hơi thở của nàng, ôm chặt lấy đôi vai gầy sợ như nó có thể vụt nhiên tan biến. Mắt nàng nhìn lên trần nhà và chợt nàng quay bảo tôi:

- Bữa trước xa em gặp anh ở cổng một tu viện. Tôi lắc đầu:

- Đừng nhắc đến chuyện đó.

Nàng kéo mặt tôi quay về phía nàng:

- Sao vậy? Có gì quan trọng đâu? Em đi chơi với một người khác là chuyện thường. Anh có thấy em không?

- Có.

- Chắc là anh giận em?

- Giận.

- Lần sau đừng giận như vậy nữa. Bởi vì, em nhắc lại, em đi chơi với một người khác là chuyện thường.

Như có ngón tay ai bấm mạnh vào trái tim tôi. Đi chơi với người khác là chuyện thường? Thường đối với nàng chớ có thể nào đối với tôi được.

- Em thấy anh nhưng em phải giả vờ như không thấy. Chúng ta phải có cái mật ước đó. Quen nhau tha thiết, đầu gối tay kề, nhưng ra khỏi cái khung cảnh này chúng ta đối mặt giữa xã hội, lạnh lùng như hai kẻ chưa hề gặp mặt nhau. Phải đó là luật chơi, chơi đúng nghĩa của chữ “chơi”, không tình không nghĩa không quá khứ không vị lai, chỉ cần biết thú vui của hiện tại.

- Người đi chơi với em hôm đó là...

Tôi la lên:

- Thôi! Đã bảo thôi. Anh không muốn nghe, anh không muốn biết. Đừng có khoắng đục quá khứ. Anh chỉ bi ết có em, em hiện tại, em hiện ở cạnh anh. Rồi một giờ nữa, một ngày nữa, một tháng nữa sẽ ra thế nào, anh không muốn nghĩ đến, anh không muốn biết. Bởi vì...

Tôi ngần ngừ. Nàng hỏi:

- Vì sao?

- Có người mách với anh rằng em nghiện bạch phiến. Nàng im lặng không nói. Tôi hỏi gặng:

- Có phải như vậy không?

- Thử coi như đó là thật.

- Sao lại thử? Hoặc có hoặc là không, minh bạch rõ ràng. Nàng lại im lặng. Rồi gật đầu:

- Ừ. Có.

- Đó là con đường dẫn đến cái chết, cái chết chắc chắn, cái chết bi thảm, cái chết vội vàng.

- Thì đường nào chẳng dẫn đến cái chết? Dễ thường con đường thánh thiện sẽ dẫn anh đến cái sống, cái sống vĩnh cửu, cái sống đời đời sao? Anh có thể ngây thơ mà tin như vậy sao?

Qua cách lý luận của nàng tôi biết rằng tôi nên dừng lại ở đây. Nàng có thái độ của người biết quá nhiều, và nàng coi thường tôi bằng cách hiên ngang đứng ở ngay đầu mút của con đườ ng lý luận, thách thức đợi chờ. Tôi khó mà thuyết phục được, và tệ hơn, tôi có thể làm hỏng hết mọi dự tính thuyết phục nếu tôi vội vàng không khéo chọn lúc.

Thấy tôi im lặng, nàng đưa những ngón tay mảnh vuốt nhẹ lên ngực tôi:

- Những điều anh định nói có liên hệ đến Tương lai. Anh nhớ không, lúc nãy chính anh bảo em đừng khoắng đục quá khứ và giờ đây đến phiên em, em xin anh đừng vẩn đục tương lai. Chúng ta đang có một hiện tại, hãy sống đầy đủ cái hiện tại đó.

Xin Đọc nhưng phân còn lại tại đia chỉ: www.vuilen.com