Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Người tài sẽ mãi lạc loài

Luật sư Lê Luân

 

Các bạn thử nhìn vào và so sánh việc bầu cử, tổ chức bầu cử và lựa chọn ứng viên làm nghị sỹ, tổng thống, lãnh đạo đất nước của các quốc gia trên toàn thế giới để xem rằng chúng ta đang diễn ra điều gì trên mảnh đất này (?).

1. Miễn nhiệm và bầu mới 4 nhân sự cấp cao nhất mang tính nguyên thủ của nhà nước: từ Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (Lập pháp), Thủ tướng cùng một loạt các Bộ trưởng (Hành pháp) và Chánh án TANDTC (Tư pháp) khi chỉ còn vài tháng nữa là kết thúc nhiệm kỳ. Để rồi tháng 7.2016 tới đây sẽ tiếp tục phải bầu lại chính các chức danh này một lần nữa theo Hiến pháp và Luật bầu cử đại biểu quốc hội, Luật tổ chức quốc hội, Luật tổ chức chính phủ, Luật tổ chức tòa án nhân dân;

2. Việc một loạt các ứng viên tự do ứng cử đại biểu quốc hội khóa 14 bị loại ở vòng hiệp thương 2, lấy ý kiến cử tri nơi công tác, đặc biệt là nơi cư trú với những lý do: để chó ỉa sang nhà hàng xóm; không đóng góp cho thôn, làng; không hay tham gia các hoạt động của tổ dân phố;... thì thấy quả thực là những lý do hết sức lố bịch và vớ vẩn. Hơn nữa, có nhiều cử tri không được mời, đến dự bị ngăn cản và cho ngồi ngoài, có nơi thì ứng viên được nhiều người ủng hộ, nhưng sau khi kiểm phiếu thì lại "rất ít", nên đã diễn ra việc khiếu nại từ chính các cử tri này. Có lẽ không một nơi nào trên thế giới này đặt ra những vấn đề như thế cho việc bầu cử bằng những thứ nhảm nhí ấy. Bởi thế mà người nông dân làm khoa học cũng đúng, vì không trường lớp nào lựa chọn họ với những tầm thức cai trị và nhận thức xã hội như vậy được cả;

3. Dùng một vài chục cử tri nơi cư trú để đánh giá tiêu chuẩn một ứng viên, mà không để họ tự thể hiện năng lực của mình trước công chúng, thì quả đúng là đang dùng một bài văn để kiểm tra một người giỏi toán, hay có thể hiểu là dùng sự giới hạn của con người và địa lý để giải quyết một vấn đề vĩ mô mang tính quốc gia. Đó là điều không thể chấp nhận được. Vì xác suất thống kê đã nói, mẫu thử nhỏ không đủ để đại diện mang tính phổ biến. Điều này cần phải bác bỏ và thay đổi quy trình bầu cử ngay lập tức nếu muốn dân chủ, công khai và lựa chọn được người tài. Nếu không, đây chính là cơ chế để giết chết hiền tài là nguyên khí quốc gia một cách trắng trợn và đau đớn nhất. Ở Mỹ, các ứng cử viên phải đi tất cả các bang để vận động và tìm kiếm sự ủng hộ của cử tri trên toàn Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, dựa vào khả năng hùng biện, tranh luận, sự vận động tài chính, chính sách, tài diễn thuyết, đưa ra giải pháp quốc gia, quốc tế,... Còn ta thì ngược lại hoàn toàn.

Bởi thế, người tài sẽ mãi lạc loài trên chính quê hương của mình mà thôi.

Nguồn: FB Lê Luân