Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Cuộc hành trình vạn dặm

Luật sư Lê Luân

 

Sinh ra từ làng, nhưng quê hương là tổ quốc.

Đó là câu tôi trả lời cử tri nơi tôi lấy ý kiến hôm nay, với người đã đưa ra nhận định: Anh đi học hơn 10 năm, ít về quê, ít đóng góp cho quê hương, làng xóm. Nên anh không đủ tiêu chuẩn để ứng cử đại biểu Quốc hội.

Tôi lại trả lời tiếp: Tôi đi học để trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, và đây là lúc tôi trở về đóng góp cho quê hương, đất nước. Ông Hồ Chí Minh cũng rời quê hương mười mấy, mấy chục năm từ năm 1911 để tìm đường cứu nước. Đi là để học hỏi sự văn minh, tiến bộ, và để đem về xây dựng cho tổ quốc, không chỉ là làng quê này.

Một cử tri khác lại đưa ra ý kiến: Anh có sức khỏe, có trí tuệ, nhưng anh còn trẻ, nên để kỳ sau thì sẽ phù hợp hơn.

Tôi đáp lại: Điều 27 Hiến pháp hiện hành giao trọng trách cho người từ 21 tuổi trở lên gánh vác công việc đất nước, đó là có quyền ứng cử làm đại biểu Quốc hội chứ không phải những 31 tuổi như tôi.

 

Cử tri khác lại đưa ra ý kiến: Tôi đã đọc các bài viết của anh, nói chung rất hay, nhưng có một cái nhìn tiêu cực về chính trị, xã hội. Nên cần xem lại điều này.

Tôi thẳng thắn: Chúng ta phải nhìn vào thực tế. Điều này trung ương đã thừa nhận, cơ quan chống tham nhũng có tham nhũng và cũng không chống được tham nhũng. Hay ông Chủ tịch Quốc hội phải thảng thốt kêu lên, thủ tục hành chính của mình cay độc, ác nghiệt lắm. Và bà Phó chủ tịch nước còn đau đớn thừa nhận, chúng ăn không còn từ thứ gì của dân. Nên không có gì phải né tránh nữa cả.

Một người nữa nói: Thôn ta là thôn bé nhất, nghèo nhất, thiếu thông tin, nên đề nghị các cấp chính quyền tích cực phổ biến, đưa thông tin đến cho người dân. Và cũng nhờ ơn Đảng, nhà nước, thì thôn ta mới "phát triển" như bây giờ, có điện, có ánh sáng, có đường bê tông đẹp. Ông không đóng góp gì, từ 10.000 đồng cũng hầu như không. Nên anh không gần dân chúng, vì vậy làm sao đại diện được cho chúng tôi.

Tôi khẳng khái: Việc đóng góp không phải chỉ là số tiền mấy chục nghìn hay phải về làng quê để công đức đình chùa, công việc thôn, xóm, mà tôi đi học, làm việc khắp đất nước và giúp cho những người dân nghèo, vì họ là đồng loại của tôi, nên mọi người ở đây cũng sẽ được tôi đại diện, trợ giúp bất cứ việc gì và bất kỳ khi nào. Chuyện đóng góp nó giống như chuyện con cá, mà tôi đang làm là tạo ra cần câu, tôi lập nên các chính sách để phát triển đất nước, thì đương nhiên trong đó có quê mình được hưởng. Và nếu được bầu, thì tôi là người đại diện cho mọi người một cách trực tiếp để nói lên tiếng nói của và đưa các thông tin đến bà con. Và đúng, nước ta nghèo, nên ngay cả cái micro tôi đang nói cũng là của nước ngoài, không phải ở làng này, nước này sản xuất. Vì vậy, tôi đi ra ngoài để học hỏi những giá trị văn minh để thay đổi cuộc sống của đất nước mình, trong đó có mọi người ở đây.

Chú chủ tịch xã, nói cuối cùng, đưa ra một số bài viết của tôi trên facebook, nói rằng tôi có tư tưởng tam quyền phân lập, muốn thay đổi Hiến pháp, đưa ra phác thảo 8 điều mà cách thiết lập, tổ chức quyền lực giống ở nước Mỹ.

Tôi nghiêm giọng: Chúng ta qua hơn 60 năm có tới 5 bản Hiến pháp, vậy không có lý gì để không thể thay đổi khi nó còn bất cập. Tôi làm về luật, là luật sư, tôi hiểu nó đang thiếu sót những gì, sai lầm ở đâu và như thế nào. Và phải tiếp thu những cái mới, khoa học và đúng đắn thì mới phát triển được đất nước. Chúng ta thực sự quá nghèo.

Mọi người hãy nghĩ, một người dám nói thẳng thắn sự thật, thì chắc chắn sẽ đại diện cho những tiếng nói của mọi người một cách tốt nhất. Tôi cảm ơn bà con đã lắng nghe và mọi ý kiến đã nêu tôi đều tiếp thu một cách tích cực và cầu thị nhất. Xin cảm ơn bà con.

Tôi đã nhìn thẳng tất cả mọi người và nhắn rằng, hãy tiếp cận thông tin, lên mạng để mở mang thêm về xã hội, về nhận thức, để đánh giá đúng tình trạng đất nước, mà từ đó có thể lựa chọn được người tài để đưa đất nước đi lên. Không nước ta nghèo quá rồi.

Tôi chào mọi người với nụ cười và ánh mắt cương trực, bước khỏi hội trường, nhìn quanh làng quê yên bình, chiếc ao làng xanh đục ô nhiễm, những ngôi nhà gạch ngói quét sơn nhưng vẫn lộ rõ vẻ lạc hậu, nghèo khó của nó, tôi thầm nghĩ: Bao giờ người ta tìm được ánh sáng thực sự mà tỉnh giấc ngủ mê sau lũy tre làng?

Và tôi kết lại: Sinh ra từ làng, nhưng quê hương là tổ quốc!

Kết quả: 10/71 phiếu = 14.1%.

Luân Lê's photo.

Nguồn: FB Lê Luân