Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Tôi bị gạt ra ngoài lề của Đại hội Hội Ngôn ngữ học Việt Nam

(Rút từ facebook của Đào Tiến Thi)

 

Hôm nay, 28-3-2016, vào FB, tôi mới biết sự kiện Đại hội Hội Ngôn ngữ học Việt Nam khoá VI (2016 – 2020) đã diễn ra hôm 26-3-2016. Tôi hểt sức ngỡ ngàng. Tôi trong Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam khoá V (2010-2015) thế mà không hay biết gì!

Tôi gọi điện hỏi cô Đào Thị Phương, nhân viên thường trực ở Văn phòng Hội, là bộ phận làm giấy mời, thì cô ấy bảo chỉ căn cứ vào danh sách của lãnh đạo đưa cho. Tôi nói tôi là người quan tâm, gắn bó với Văn phòng Hội đã lâu, khi không thấy tên tôi, cô có biết không. Cô nói rằng cô biết, nhưng cô chỉ làm theo sự chỉ đạo. Giọng cô không được tự nhiên ngay từ đầu cuộc nói chuyện, đến đây cô càng lúng túng, nhân lúc có chuông điện thoại bàn, cô xin ngắt cuộc trao đổi.

Xin nói thêm rằng, hôm 21-3-2016, trước Đại hội 5 ngày, tôi có qua Văn phòng Hội để lấy tạp chí và đóng tiền hội phí thì gặp cả ba vị trực ở Văn phòng Hội, trong đó có PGS.TS. Phạm Văn Hảo, một uỷ viên Ban Chấp hành Hội. Ấy thế mà không ai nhắc đến Đại hội. Giả sử hôm trước có quên tôi thì hôm nay chẳng lẽ không nhớ?

Tôi gọi điện cho PGS.TS. Phạm Văn Tình, Tổng thư ký Hội khoá V và cũng vừa tái cử khoá VI. Ông Phạm Văn Tình nói đã nhận được tin của văn phòng báo lại về thắc mắc của tôi. Ông cho biết đây là sơ suất và thay mặt lãnh đạo hội xin lỗi tôi (nhưng giọng ông không được tự nhiên như nó phải có trong trường hợp này). Tôi với anh Tình là chỗ quen nhau đã lâu, cũng khá là gần gũi, tôi nghĩ không thể có chuỵện quên ở đây. Cho nên tôi nói: “Em với anh em ở Văn phòng Hội là chỗ quen biết nhau đã lâu, em vẫn thường qua lại Văn phòng thăm hỏi, lấy tạp chí, đóng tiền mua tạp chí, tiền hội phí,… Em với anh lại càng là chỗ quen thuộc, không thể có chuyện “sơ suất” được. Anh nói thật đi, có chuyện gì ở đây?”. PGS.TS. Phạm Văn Tình vẫn khẳng định là sơ suất, thái độ cũng không được thân thiện như quan hệ giữa tôi với anh trước kia. Tôi lại gọi cho GS.TS. Lê Quang Thiêm, Chủ tịch Hội khoá V và lại vừa tái cử khoá VI. GS.TS. Lê Quang Thiêm cũng khẳng định là sơ suất và xin rút kinh nghiệm (chả biết rút kinh nghiệm về cái gì) và không hề có một lời xin lỗi như PGS.TS. Phạm Văn Tình. Tôi nói: “Em khẳng định với thầy không phải là sơ suất”. GS. Thiêm bảo “Thì tuỳ anh thôi”. Giọng nói có phần khó chịu, cho nên cuộc nói chuyện chấm dứt.

Cũng kỳ lạ là cả hai vị trên đều thừa nhận “sơ xuất” nhưng không ai hứa sẽ tìm hiểu xem sơ suất ở khâu nào.

Tôi thì thừa hiểu vì sao. Vì tôi đã tham gia ký nhiều kiến nghị, thư ngỏ, tuyên bố gửi các cơ quan Đảng và Nhà nước. Có thể đã có một lệnh miệng của cấp nào đó bắt các vị đứng đầu Ban Chấp hành Hội làm việc này. Cũng có thể chỉ do lãnh đạo hội sợ hãi hay chính họ cũng thực sự không ưa một người có tiếng nói phản biện, nên đã hành xử như vậy.

Kiểu nào thì cũng là một việc sai trái, thậm chí là không lịch sự. Tôi nghĩ dù có bị lệnh của ai đó, thì cũng đến mức là không giới thiệu tôi tham gia Ban Chấp hành khoá mới, chứ còn việc tôi đến dự Đại hội thì có can hệ gì mà phải tuyệt đối “cách ly” tôi đến thế. Mà giả sử có lệnh cấm đó thì cứ nói thẳng ra, toàn chỗ anh em quen thuộc nhau, tôi hoàn toàn thông cảm, có gì mà cứ phải loanh quanh.

Tôi tham gia Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, rồi vào Ban Chấp hành Hội và đã đóng góp tích cực về mọi phương diện, cả về khoa học lẫn tài chính. Tôi quý trọng và thân thiện với các thầy, các anh em trong Hội. Ấy thế mà bây giờ chỉ vì những việc làm bảo vệ Tổ quốc, chống ách đô hộ và âm mưu thôn tính của Trung Cộng, chỉ vì đấu tranh cho dân chủ và công bằng xã hội, mà anh em trong Hội đối xử với tôi như thế, thật lấy làm buồn. Buồn cho tôi chỉ một phần. Buồn vì đội ngũ trí thức của đất nước như thế mới thật là đáng buồn.

Nguồn: FB Thi Đào